Hướng dẫn sử dụng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày – Một số lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Hướng dẫn sử dụng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày – Một số lưu ý

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    30/12/24

    Lá khôi là dược liệu được biết đến phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay về đặc điểm, cách dùng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày và những lưu ý cần thiết khi sử dụng ngay sau đây.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Tìm hiểu đặc điểm của lá khôi

    Lá khôi còn có tên gọi khác là có tên gọi khác là khôi tía, khôi nhung, độc lực, đơn tướng quân… Tên khoa học là Ardisia sylvestris, thuộc họ Anh thảo, thường mọc ở những chỗ ẩm ướt, râm mát; phân bố chủ yếu ở miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

    lá khôi tía

    Cây khôi có 2 loại phổ biến là, phân biệt nhau ở đặc điểm của lá. Khôi trắng 2 mặt lá đều xanh, không có lông. Khôi tía mặt lá trên xanh, mặt lá dưới tím và có lông. Hoa khô mọc thành chùm dài, quả khi chín mọng đỏ.

    Theo kinh nghiệm dân gian, lá khôi tía (lá tím) có tác dụng chữa bệnh dạ dày tốt hơn so với loại trắng và thường được sử dụng hơn.

    2. Công dụng của lá khôi với bệnh trào ngược dạ dày

    Trong sách Đông y có ghi chép, lá khôi tính hàn, vị chua, có nhiều công dụng như chữa mề đay, mẩn ngứa, thấp khớp… Đặc biệt, thảo dược này có công dụng tốt đối với dạ dày, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày như ợ chua, nóng rát thượng vị…

    Nghiên cứu lâm sàng khi sử dụng lá  khôi cũng cho thấy kết quả rất khả quan. Theo đó, sau 1 tháng sử dụng, đến 80% bệnh nhân ghi nhận kiểm soát tốt tình trạng ợ hơi, buồn nôn, tức ngực, chướng bụng do bệnh dạ dày.

    công dụng của lá khôi với bệnh dạ dày

    Công dụng cụ thể của lá khôi đối với bệnh trào ngược dạ dày là:

    • Giảm tiết axit: Các saponin trong lá khôi giúp ức chế tiết axit dịch vị, làm giảm lượng axit trào ngược lên thực quản.
    • Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Saponin và flavonoid tạo thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm lành các vết loét, giảm kích ứng.
    • Chống viêm: Thành phần tanin trong lá khôi có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ, giảm đau, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và làm lành vết loét.
    • Tiêu diệt vi khuẩn HP: Các hoạt chất có trong lá khôi giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trào ngược dạ dày.
    • Cải thiện tiêu hóa: Lá khôi hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, từ đó giảm áp lực lên dạ dày.
    • Giảm căng thẳng, stress: Sử dụng lá khôi có thể giúp giảm thiểu lo lắng, giảm suy nhược thần kinh, tăng cường trí nhớ, giấc ngủ kém… Những vấn đề này được cải thiện góp phần giảm các bệnh về dạ dày.

    Tìm hiểu thêm: Herbagut thảo dược giúp giảm đau dạ dày hiệu quả đến 72%

    3. Cách sử dụng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

    Lá khôi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản, mang lại hiệu quả tốt. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày

    3.1 Uống trà lá khôi tía

    Đây là cách dùng lá khôi tía được nhiều người sử dụng vì đơn giản, dễ làm. Mùi vị của nước lá khôi cũng dễ uống. Bạn có thể thực hiện để giảm chứng ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày.

    Chuẩn bị:

    • Lá khôi tía khô: 20-30g
    • Nước lọc: 1,5 lít

    Cách làm:

    • Lá khôi tía rửa dưới vòi nước, vẩy ráo
    • Sắc cùng 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút.
    • Chắt lấy nước uống như uống trà hàng ngày.

    3.2 Kết hợp lá khôi, khổ sâm, bồ công anh

    Bài thuốc này mang lại tác dụng tốt hơn so với dùng lá khôi độc vị. Ngoài tác dụng làm dịu niêm mạc đại tràng, giảm tiết axit, trong bài thuốc còn có khổ sâm giúp ức chế vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày; Bồ công anh giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm. Đây là những nguyên nhân quan trọng gây nên các vấn đề về dạ dày, trong đó có trào ngược.

    Chuẩn bị:

    • Lá khôi: 10g
    • Khổ sâm: 8g
    • Bồ công anh: 12g

    Cách làm:

    • Tất cả nguyên liệu rửa sạch
    • Sắc với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp.
    • Chia ngày uống 3 lần, trước ăn 30 phút.

    3.3 Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ lá khôi, mẫu lệ, ô tặc cốt

    Kết hợp lá khôi, mẫu lệ, ô tặc cốt và thảo quyết minh chữa trào ngược dạ dày là bài thuốc dân gian hiệu quả, được nhiều người tin dùng. Cách làm này không chỉ giúp giảm triệu chứng đầy hơi, ợ nóng do giảm tiết axit mà còn hỗ trợ giảm viêm, làm lành vết loét dạ dày.

    Chuẩn bị:

    • Lá khôi: 25g
    • Mẫu lệ: 20g
    • Ô tặc cốt: 15g
    • Thảo quyết minh: 20g

    Cách làm:

    • Tất cả các vị trên đem sao vàng cho đến khi có mùi thơm rồi hạ thổ
    • Tán dược liệu thành bột mịn
    • Sử dụng mỗi lần một thìa cà phê. Pha bột với nước ấm, có thể thêm mật ong để tăng tác dụng.
    • Ngày dùng 3-4 lần.

    3.4 Bài thuốc chữa loét dạ dày từ lá khôi tía, uất kim, hương phụ

    Bên cạnh tác dụng giảm trào ngược dạ dày, là khôi tía khi kết hợp với các vị trên còn giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, giảm co thắt dạ dày và tăng cường tuần hoàn máu.

    Chuẩn bị:

    • Lá khôi tía: 20g
    • Uất kim: 8g
    • Hương phụ: 8g

    Cách làm:

    • Các vị thuốc trên rửa sạch, để ráo nước
    • Cho vào bình sắc với 1 lít nước, sau khi sôi hạ lửa nhỏ đun 15 phút.
    • Gạn lấy nước uống 4 lần trong ngày.

    3.5 Chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi tía kết hợp chút chít, nhân trần

    Những người bị trào ngược dạ dày, có vết loét ở dạ dày nên áp dụng cách sử dụng lá khôi này. Mỗi loại dược liệu như lá khôi, chút chít, nhân trần đều mang đến những lợi ích nhất định, khi kết hợp lại sẽ tăng cường hiệu quả của bài thuốc.

    Chuẩn bị:

    • Lá khôi: 10g
    • Chút chít: 10g
    • Nhân trần: 12g

    Cách làm:

    • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm
    • Thêm 1 lít nước, đun sôi liu riu 15 phút
    • Chia thành các phần, uống nhiều lần trong ngày.

    4. Lưu ý khi sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày

    Lá khôi tía là một vị thuốc quý có thể hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần sử dụng lá khôi một cách hợp lý và kiên trì. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    lưu ý khi sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày

    • Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y
    • Bảo quản dược liệu đúng cách, tránh ẩm mốc gây hại cho sức khỏe
    • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây y nào để tránh tác dụng phụ.
    • Ngưng sử dụng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy…
    • Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em không nên sử dụng lá khôi.
    • Kết hợp dùng lá khôi với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học…

    KẾT LUẬN

    Trên đây là thông tin về tác dụng và cách dùng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày. Trên thực tế, việc sử dụng dược liệu thô khá lách cách, mất công đun sắc, gia giảm trọng lượng. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm từ lá khôi được bào chế sẵn dạng viên hoàn, viên nang để tiện sử dụng.

    Đặc biệt, nên lựa chọn các sản phẩm kết hợp lá khôi với các thảo dược thiên nhiên khác như chè dây, thương truật, hậu phác, trần bì,… để tăng tác dụng bảo vệ dạ dày, chống trào ngược.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc này 08/11/24
      Ho do trào ngược dạ dày không phải là dấu hiệu điển hình thế nhưng có tới 25% trường hợp…
      Chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian với các bài thuốc tại nhà 30/12/24
      Trào ngược dạ dày gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng kéo…
      Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh 25/12/24
      Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng…
      Trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư? Câu trả lời nhiều người giật mình 26/11/24
      Hỏi: Tôi năm nay 40 tuổi, mắc bệnh trào ngược dạ dày gần 8 năm nay. Dù đã uống thuốc…
      Xem thêm