Đau thận sau khi uống rượu: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH SINH LÝ

    Đau thận sau khi uống rượu: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    26/09/24

    Đau thận sau khi uống rượu là hiện tượng khá phổ biến, nhất là đối với những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn với liều lượng lớn. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và lời khuyên từ chuyên gia để giúp bạn cải thiện tình trạng này.

    5/5 - (32 bình chọn)

    1. Nguyên nhân đau thận sau khi uống rượu

    Hiện tượng đau thận sau khi uống rượu bia có thể xuất hiện ngay sau khi uống hoặc một thời gian sau đó. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất được chỉ ra:

    đau thận sau khi uống rượu

    1.1 Suy giảm chức năng thận do mất nước

    Rượu bia là chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước. Khi cơ thể mất nước, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu và loại bỏ chất thải, gây căng thẳng cho thận. Vì thế bạn có thể sẽ có cảm giác đau ở thận sau khi uống rượu.

    Bên cạnh đó, mất nước còn dẫn đến suy giảm chức năng thận, mất cân bằng điện giải, khiến người mệt mỏi, nôn nao, khát nước…

    1.2 Do uống rượu bia làm tăng áp lực lên thận

    Chất cồn trong rượu bia có thể làm tăng huyết áp, gây áp lực lên các mạch máu trong thận, dẫn đến tổn thương thận, gây đau. Bên cạnh đó, lưu lượng máu đến thận cũng giảm, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này.

    1.3 Do nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận thường khởi nguồn từ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang; sau đó lan truyền đến một hoặc cả 2 bên thận. Mức độ nhiễm trùng và các triệu chứng có xu hướng gia tăng, tỷ lệ thuận với lượng rượu bia mà bạn tiêu thụ.

    Khi thận bị nhiễm trùng, lại phải “gồng” thêm cồn khi uống rượu, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn gây đau thận sau khi uống rượu.

    1.4 Thận yếu, đau thận do sỏi thận

    Sự hình thành và gia tăng kích thước của sỏi thận, sỏi tiết niệu có liên quan đến sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Đặc biệt, sau khi uống rượu, cơ thể mất nước khiến các cục sỏi di chuyển nhanh hơn trong thận và ống tiết niệu, gây đau đớn.

    1.5 Hẹp hoặc tắc nghẽn khúc nối bể thận niệu quản

    Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau thận sau khi uống rượu nếu khúc nối bể hận niệu quản bị hẹp. Lúc này, hoạt động của thận và bàng quang bị cản trở. Người bệnh cảm nhận được các cơn đau quặn ở một bên lưng dưới hoặc tại bụng, đôi khi lan xuống dưới háng.

    Càng uống nhiều rượu bia, tình trạng thận yếu, cơn đau tại thận càng gia tăng. Lúc này, người bệnh cần được điều trị bằng các phương pháp y khoa theo chỉ định của bác sĩ.

    1.6 Đau thận sau khi uống rượu do thận ứ nước

    Dung nạp quá nhiều chất lỏng, đặc biệt là khi uống bia có thể khiến thận bị sưng . Từ đó gây cản trở, thậm chí tắc nghẽn sự lưu thông của chất lỏng từ thận đến bàng quang, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết.

    Trong trường hợp này, người bệnh thường bị đau ở hạ sườn và gặp tình trạng tiểu bí. Đặc biệt, những người bị sỏi thận sẽ dễ bị thận ứ nước hơn.

    1.7 Do chức năng gan suy giảm

    Chất cồn có trong rượu bia được coi là “khắc tinh” của lá gan. Khi uống rượu bia, lá gan của bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất do đây là cơ quan trực tiếp lọc thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu uống nhiều bia rượu, gan sẽ bị quá tải dẫn đến chức năng suy giảm.

    Sự suy giảm chức năng gan có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thận, khiến lượng máu chảy đến thận bị hạn chế. Người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu ở khu vực thận.

    1.8 Do viêm dạ dày

    Dạ dày là bộ phận rất “nhạy cảm” với rượu bia, nhất là những người có tiền sử bị đau, viêm. Thành phần của rượu, bia có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng tấy, thậm chí loét, chảy máu…

    Dạ dày đau có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bị đau ở cả vị trí của thận. Mặc dù không trực tiếp, nhưng cũng không nên loại trừ nguyên nhân này.

    2. Triệu chứng thận yếu, thận đau sau khi sử dụng rượu

    Triệu chứng điển hình nhất là những cơn đau nhức ở khu vực phía sau bụng, dưới lồng ngực, ở 1 hoặc cả 2 bên cột sống. Cơn đau có thể diễn ra đột ngột với biểu hiện rõ ràng, quặn thắt; hoặc đau châm chích, âm ỉ kéo dài. Mức độ đau phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương thận.

    Bên cạnh các vị trí trên, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau lan xuống mông, hạ sườn. Bạn có thể đau ngay khi uống rượu hoặc sau đó 1 thời gian. Tình trạng đau có thể gia tăng vào ban đêm.

    Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:

    • Buồn nôn, nôn ói
    • Đau khi đi tiểu, lẫn máu trong nước tiểu
    • Ăn không ngon
    • Khó ngủ
    • Mệt mỏi, đau đầu
    • Sốt, ớn lạnh
    • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần

    Theo các nghiên cứu y khoa, việc sử dụng nhiều rượu bia thường xuyên

    >> Tìm hiểu thêm:  Tiểu đêm nhiều ở nam giới có phải biểu hiện suy giảm sinh lý?

    3. Biện pháp điều trị đau thận sau khi uống rượu

    Đau thận sau khi uống rượu là dấu hiệu mà cơ thể cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề gì đó bất thường. Dưới đây là các phương pháp điều trị hiệu quả nhất, tương ứng với từng nguyên nhân cụ thể:

    điều trị đau thận sau khi uống rượu

    3.1 Sử dụng thuốc

    Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất khi người bệnh gặp tình trạng đau thận do rượu, suy giảm chức năng thận là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.

    • Thuốc giảm đau: Dùng trong trường hợp các cơn đau quặn thắt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh.
    • Thuốc kháng sinh: Dùng điều trị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày… nếu đây là nguyên nhân gây đau thận.

    3.2 Tăng cường chức năng thận bằng cách bổ sung chất điện giải

    Mất nước là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau thận sau khi uống rượu bia. Tình trạng này không chỉ gây mất cân bằng điện giải, khiến mệt mỏi mà còn thúc đẩy hình thành các cục sỏi thận.

    Vì vậy, sau khi sử dụng rượu bia mà cảm thấy háo nước, môi họng khô, bạn cần bổ sung chất cân bằng điện giải hoặc nước có chứa chất điện giải và dung dịch carbohydrat để tăng cường chức năng thận. Cần tránh đồ uống có đường bởi chúng làm cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

    3.3 Phẫu thuật

    Phẫu thuật được chỉ định khi sỏi thận kích thước lớn hoặc chèn ép gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Một số trường hợp nhiễm trùng thận nặng hoặc tái phát lâu ngày, tắc nghẽn khúc nổi bể thận niệu quản… có thể cũng phải phẫu thuật.

    4. Biện pháp phòng ngừa đau thận sau khi uống rượu và tăng cường chức năng thận

    Uống nhiều bia rượu không chỉ gây tổn hại đến thận mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Dưới đây là một số điều cần lưu ý giúp hạn chế tác hại của rượu bia; phòng ngừa đau thận sau khi sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn, đồng thời tăng cường chức năng thận:

    • Không uống rượu khi bụng đang đói. Bạn cần ăn no hoặc ít nhất là vừa uống vừa ăn.
    • Thay rượu mạnh bằng rượu có nồng độ nhẹ hơn hoặc bia.
    • Kiểm soát lượng rượu bia nạp vào cơ thể. Theo khuyến cáo của chuyên gia thì bạn nên uống càng ít càng tốt.
    • Sau khi uống rượu, nên uống nhiều nước để bù đắp lượng chất lỏng cơ thể bị mất. Có thể bổ sung nước ép hoa quả, nước chanh, nước dừa, socola nóng… để “giã rượu” nhanh hơn.
    • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giúp thận hoạt động tốt hơn.
    • Khám và đánh giá chức năng thận định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời những tổn thương gặp phải.

    Tóm lại, đau thận sau khi uống rượu là hiện tượng cảnh báo vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải. Trong mọi hoàn cảnh, bạn nên tiết chế lượng rượu bia nạp vào cơ thể để hạn chế gánh nặng cho gan, thận.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đánh giá viên sủi Zextor: Công dụng, liều dùng tăng sinh lực phái mạnh 22/03/21
      Viên sủi Zextor là một trong những sản phẩm nhằm hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, được bào chế…
      Suy thận nên ăn gì kiêng gì? Điểm danh 15 thực phẩm nổi bật 29/12/21
      Người bị suy thận nên ăn gì kiêng gì là mối quan tâm của nhiều người, bên cạnh các phương…
      Hàu giúp tăng cường sinh lý – Hướng dẫn 10 cách chế biến tốt nhất 22/11/21
      Hàu là hải sản giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng kẽm cao và có thể chế biến thành nhiều món…
      Liệt dương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 24/06/24
      Liệt dương gây ảnh hưởng lớn đến đời sống phòng the của nam giới, là nỗi ám ảnh của không…
      Xem thêm