Gợi ý 10+ cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả và an toàn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Gợi ý 10+ cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả và an toàn

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    02/12/22

    Nội tiết tố nữ Estrogen đóng vai trò rất quan trọng đối với nữ giới. Chúng quyết định đến sắc vóc, sức khỏe và sinh lý nữ. Khi nội tiết tố bị suy giảm hoặc rối loạn không chỉ khiến sức khỏe của chị em suy giảm mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề. Vậy làm thế nào nhận biết dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ, cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả, chị em hãy theo dõi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải đáp dưới đây.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

    dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

    Mất cân bằng nội tiết tố nữ thường được nhận biết qua các dấu hiệu sau:

    Nội tiết tố nữ Estrogen đạt đỉnh năm 30 tuổi và sau đó bắt đầu giảm dần, nhất là với chị em phụ nữ sau 35 tuổi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Estrogen đóng vai trò như “nhựa sống”, giúp da săn chắc, đàn hồi, tóc chắc khỏe, hình thể chị em được thon gọn, giọng nói nhẹ nhàng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và quá trình sinh sản, giúp sinh lý nữ ổn định…

    Tuy nhiên, khi nội tiết tố nữ bị mất cân bằng sẽ đi kèm nhiều dấu hiệu như:

    • Da khô ráp, kém săn chắc, sạm da, nám da, tàn nhang
    • Kinh nguyệt rối loạn chị em có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh
    • Giảm ham muốn, suy giảm sinh lý nữ
    • “Khô hạn”
    • Dễ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
    • Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
    • Mất ngủ
    • Đau đầu
    • Cáu gắt, khó chịu

    Nếu mất cân bằng nội tiết tố trong thời gian dài còn gây nguy cơ loãng xương, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa như mỡ máu cao, cao huyết áp, tim mạch…

    Các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ khiến chị em khó chịu không chỉ từ sức khỏe mà còn về ngoại hình và sinh lý. Do đó cần có cách để cân bằng nội tiết tố, làm giảm những triệu chứng khó chịu do suy giảm nội tiết tố gây nên, tăng cường sức khỏe cho chị em.

    Xem thêmSuy giảm nội tiết tố nữ: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

    2. Top 10+ cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên

    cân bằng nội tiết tố nữ

    Có nhiều cách để cân bằng nội tiết tố Estrogen.

    Nội tiết tố nữ Estrogen có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi giai đoạn nhưng càng có tuổi, nội tiết tố càng giảm, đặc biệt là từ sau tuôi 40 giảm mạnh và sâu hơn nếu như chị em không có những biện pháp cải thiện. Vì vậy chị em nên biết cách cân bằng và điều hòa nội tiết tố theo nhiều cách:

    2.1. Sử dụng thuốc nội tiết tố nữ liệu pháp hormone thay thế

    Trường hợp phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết tố nặng có thể cân nhắc liệu pháp hormone thay thế. Nếu các triệu chứng do thiếu hụt, cụ thể là suy giảm nội tiết tố nặng gây ra các vấn đề nghiêm trọng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, mất ngủ, teo, khô âm đạo, giảm ham muốn… các bác sĩ có thể kê thuốc nội tiết tố.

    Liệu pháp hormone thay thế là bổ sung estrogen để làm giảm các triệu chứng vận mạch của cơ thể, giảm các triệu chứng như suy giảm nội tiết tố gây nên. Ngoài ra còn ngăn chặn quá trình mất xương, giảm loãng xương và gãy xương hiệu quả ở phụ nữ mãn kinh.

    Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế cần thận trong với một số đối tượng như:

    • Người có tiền sử ung thư vú
    • Người có rối loạn đông máu, huyết khối tĩnh mạch
    • Người có bệnh gan đang hoạt động
    • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
    • Ung thư nội mạc tử cung
    • Thiếu máu cục bộ thoáng qua
    • Phụ nữ đang mang thai

    2.2. Thực phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố

    thực phẩm tăng cường nội tiết tố

    Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng cường và cân bằng nội tiết tố.

    Nhiều chị em thường đặt câu hỏi ăn gì để cân bằng nội tiết tố hay uống gì để cân bằng nội tiết tố. Qua nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nồng độ estrogen trong cơ thể. Cụ thể một số thực phẩm tăng cường nội tiết tố như:

    Thực phẩm Vai trò
    Rau cải Chứa indole-3-carbinol thúc đẩy chức năng gan để làm nhiệm vụ đào thải chất thải và các hormone đã qua sử dụng.
    Hạt lanh Chứa lignan, một loại phytoestrogen cân bằng estrogen trong cơ thể
    Đậu nành Chứa Isoflavone (thuộc nhóm phytoestrogen) bắt chước tác động của estrogen tự nhiên
    Hoa quả sấy như chà là, mận khô, mơ khô Chứa lượng lớn Phytoestrogen từ đó bổ sung Estrogen thực vật cho cơ thể
    Hạt vừng Giàu Phytoestrogen, có thể cải thiện nồng độ estrogen nhất là phụ nữ sau mãn kinh
    Quả đào Chứa lignans, giảm nguy cơ ung thư vú xuống 15% ở phụ nữ sau mãn kinh

    Ngoài ra có nhiều thực phẩm bổ sung Estrogen, chị em có thể tham khảo:

    Top 20 thực phẩm bổ sung Estrogen an toàn cho sức khỏe

    2.3. Giảm căng thẳng để cân bằng hormone Estrogen

    Nghiên cứu chỉ ra, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen trong máu. Khi bị căng thẳng, cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol khiến cho các hormone khác trong cơ thể thay đổi, bao gồm cả hormone tuyến giáp và giới tính.

    Theo đó, để cân bằng nồng độ nội tiết tố nữ Estrogen, chị em cần kiểm soát căng thẳng, áp lực bằng cách:

    • Ngồi thiền ít nhất 25 phút mỗi ngày tác động rất lớn đến khả năng chịu đựng căng thẳng
    • Đi bộ ngoài trời, tăng cường sức khỏe và giúp chị em thư thái
    • Liệu pháp âm nhạc như nghe các bản nhạc du dương
    • Massage để tăng chức năng mạch máu và giảm căng thẳng
    • Thêm tinh dầu trong phòng ngủ. Tinh dầu có tác dụng xoa dịu tinh thần, chị em được dễ chịu hơn
    • Suy nghĩ tích cực và cân bằng công việc, cuộc sống
    • Uống trà để thư giãn và tỉnh táo như một tách trà xanh hoặc trà masala

     2.4. Ngủ đủ giấc để cân bằng nội tiết tố nữ

    Theo nghiên cứu, giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cân bằng nội tiết tố thiếu hụt. Thiếu ngủ cũng khiến mất cân bằng nhiều loại hormone như insulin, cortisol, leptin, ghrelin và HGH và Estrogen, Progesterone. Trong đó, Estrogen cũng đóng vai trò quan trọng với giấc ngủ như:

    • Chuyển hóa serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ thức
    • Giữ nhiệt độ của cơ thể thấp vào ban đêm, có lợi cho giấc ngủ ngon
    • Chống trầm cảm

    Với nồng độ Estrogen thấp, nhiệt độ cơ thể cao hơn, chất lượng giấc ngủ thấp và tâm trạng kém hơn.

    Nếu không được ngủ đủ hoặc ngủ không ngon giấc, nồng độ cortisol buổi sáng hôm sau sẽ tăng cao, phá vỡ sự hoạt động của estrogen và progesterone. Vì vậy, chị em nên ngủ ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày, cố gắng ngủ trưa từ 15-30 phút.

    2.5. Giảm lượng đường phù hợp cho cơ thể

    Hầu hết mọi người chỉ nghĩ đường có thể gây tăng cân tuy nhiên chúng còn có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt kháng insulin. Từ đó gây nên các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, cholesterol cao, bệnh tim thậm chí đột quỵ.

    Đối với các hormone sinh sản, nếu sử dụng quá nhiều đường làm rối loạn hormone insulin cũng làm rối loạn nội tiết tố. Chị em phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm các triệu chứng như trứng cá, tăng cân, nhiều lông trên mặt và cơ thể, kinh nguyệt không đều, giảm khả năng sinh sản…

    Do đó bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều đường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

    2.6. Bổ sung omega-3 trong chế độ dinh dưỡng

    Omega-3 cần thiết cho sự cân bằng nội tiết tố vì chúng được sử dụng để sản xuất và điều hòa chức năng của hormone. Nghiên cứu chỉ ra, việc bổ sung omega-3 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến thay đổi nội tiết tố, nhất là đối với phụ nữ.

    Theo đó, omega-3 giúp:

    • Cải thiện các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt bốc hỏa và trầm cảm sau mãn kinh
    • Rối loạn chức năng tuyến giáp
    • Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận bằng cách điều chỉnh chức năng của trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận

    Chị em có thể cân bằng nội tiết tố nữ bằng omega-3 thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

    >>> Gợi ý thực phẩm giàu omega-3 cho chị em phụ nữ!

    2.7. Tập thể dục thường xuyên

    tập thể dục cân bằng nội tiết tố nữ

    Tập thể dục hợp lý là cách để cân bằng nội tiết hiệu quả.

    Tập thể dục giúp cải thiện nhịp tim và tăng cường mức độ hoạt động của Estrogen. Đó là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh nên tập thể dục.

    Các bài tập thể dục nên kết hợp cả bài tập sức mạnh và tập luyện tim mạch. Các bài tập cường độ cao như squat, lunge, hít xàgập bụng, chống đẩy giúp thúc đẩy hormone estrogen tiết ra nhiều hơn.

    Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện một cách nhất quán để duy trì lượng hormone trong cơ thể ổn định.

    2.8. Bổ sung đủ protein để cân bằng nội tiết tố nữ

    Protein cần thiết cho sự cân bằng lượng đường trong máu, duy trì cấu trúc tế bào hỗ trợ sửa chữa các mô. Chúng cũng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các hormone do tuyến yên tiế ra như FSh, LH, TSH và prolactin. Các hormone này chi phối việc giải phóng bộ ba hormone estrogen, testosterone và progesterone.

    Do đó, chế độ ăn ít protein có liên quan đến việc giảm hormone tăng trưởng, estrogen thấp và chức năng tuyến giáp bị tổn thương.

    Nhu cầu protein dựa trên cân nặng, độ tuổi, di truyền và lối sống của chị em phụ nữ. Theo khuyến nghị, phụ nữ nên cung cấp 60-100g proterin mỗi ngày, tối thiểu 1-1,3g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

    2.9. Duy trì cân nặng vừa phải

    Tăng cân cũng liên quan trực tiếp đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Chúng làm tăng cường độ nhạy cảm của thụ thể hormone trong đó có Estrogen.

    Estrogen thúc đẩy lưu trữ chất béo, khi estrogen cân bằng, lượng chất béo phù hợp sẽ giúp thực hiện các chức năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên khi có quá ít hoặc nhiều estrogen dẫn đến tăng cân.

    Chế độ ăn uống và tập luyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Khi thừa hoặc thiếu cân chị em cần điều chỉnh lại về ngưỡng hợp lý.

    Một mẹo nhỏ để biết cân nặng như thế nào là vừa phải là bạn nên duy trì số cân nặng thấp hơn 3-4kg so với số cm chiều cao. Ví dụ cao 1m57 chỉ nên duy trì cân nặng ở mức dưới 53kg.

    2.10. Bổ sung chất xơ nếu Estrogen tăng cao

    Đối với chị em phụ nữ có nồng độ Estrogen tăng cao có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh ung xơ tử cung, khối u trong lòng tử cung cao hơn. Chất xơ có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư và cân bằng lại việc tăng nồng độ Estrogen trong máu. Theo khuyến nghị, chị em nên bổ sung 35g chất xơ mỗi ngày để cân bằng Estrogen tối ưu.

    Cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan đều có vai trò này.

    Các thực phẩm giàu chất xơ như:

    • Các loại đậu
    • Bông cải xanh
    • Các loại quả mọng
    • Bắp rang bơ
    • Ngũ cốc nguyên hạt
    • Táo
    • Trái cây khô
    • Khoai tây
    • Các loại hạt
    • 3. Lưu ý khi cân bằng nội tiết tố nữ cho chị em

      Lưu ý khi cân bằng nội tiết tố nữ

      Khi cơ thể bị mất cân bằng hoặc thiếu hụt nội tiết chị em cần biết cách bổ sung.

      Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nồng độ Estrogen trong cơ thể chị em phụ nữ luôn có sự thay đổi ở mỗi thời điểm, đặc biệt giảm mạnh khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

      Để dự phòng và cân bằng sự thiếu hụt nội tiết tố trong giai đoạn này cũng như kiểm soát tình trạng tăng Estrogen, chị em cần:

      • Kiểm tra và thực hiện xét nghiệm nội tiết tố để biết mình có bị suy giảm hay không
      • Tích cực tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe
      • Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng giữa công việc và cuộc sống
      • Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn
      • Bổ sung nội tiết tố khi thiếu hụt

      Ngoài ra, chị em nên chủ động chăm sóc sức khỏe toàn diện, không nên để đến khi có các triệu chứng suy giảm nội tiết tố mới bổ sung. Thời điểm bổ sung nội tiết tố tốt nhất là sau tuổi 35.

      Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ và cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp.

      XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nám da sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/04/22
      Nám da sau sinh là tình trạng nhiều chị em phải trải qua do sự thay đổi nồng độ nội…
      Review viên uống Kobayashi có tốt không? Giá bao nhiêu? 05/01/23
      “2 năm trở lại đây, tôi có biểu hiện bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều về đêm. Được một người…
      Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 25/10/23
      Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với mọi chị em phụ nữ, bất kể độ tuổi nào. Tình…
      Lão hóa da: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả 01/12/22
      Da là cơ quan nhìn thấy rõ các dấu hiệu lão hóa nhất. Không chỉ xuất hiện tình trạng các…
      Xem thêm