Kinh nguyệt không đều là nỗi lo lắng của không ít chị em phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này, mời các bạn xem ngay tổng hợp 12 cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà hiệu quả nhất, giúp nữ giới duy trì các kỳ kinh đều đặn và khỏe mạnh.
1. Tổng quan về bệnh rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng bong ra của lớp niêm mạc tử cung, gây chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Hiện tượng này lặp đi lặp lại theo chu kỳ hàng tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới được đánh giá là đều đặn nếu chúng lặp đi lặp lại sau mỗi 24 – 38 ngày. Nếu ngày đèn đỏ diễn ra sớm hoặc chậm hơn và có sự thay đổi không theo quy luật nào thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như: lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc kinh nguyệt bất thường, đau bụng dữ dội khi có kinh, rong kinh…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt không rõ nguyên nhân hoặc do các bệnh lý nghiêm trọng, chị em cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị.
Đối với các trường hợp do căng thẳng, áp lực, thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống thiếu khoa học hoặc do các bệnh phụ khoa thông thường gây nên thì áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà sẽ mang lại kết quả tốt.
Ưu điểm của phương pháp chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà là tiết kiệm chi phí, không mất thời gian đi lại và được đánh giá cao bởi sự lành tính, an toàn. Chị em có thể tham khảo và áp dụng.
2. TOP 12 cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà, cho kỳ “rụng dâu” đều đặn
Đa phần phụ nữ khi mắc các bệnh phụ khoa đều ngại ngùng, không muốn đến cơ sở y tế để thăm khám. Vì vậy, các chị em thường tìm hiểu các cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà để áp dụng. Dưới đây là gợi ý các phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất:
2.1 Uống nước gừng tươi mỗi ngày
Bên cạnh công dụng giảm đau, gừng tươi còn có tác dụng hỗ trợ giảm rối loạn kinh nguyệt. Các thành phần hoạt chất trong gừng giúp kích thích kinh nguyệt, điều tiết máu lưu thông trong kỳ kinh bị chậm. Từ đó giúp kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.
Ngoài ra, sử dụng gừng tươi còn giúp giảm lượng máu kinh đối với các trường hợp cường kinh; cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt.
Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần đập dập một mẩu gừng bằng đốt tay; sau đó hãm với nước nóng rồi uống như uống trà hàng ngày.
2.2 Chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà với quế
Quế là dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Chúng có tác dụng làm ấm người, điều tiết chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả cho nữ giới. Ngoài ra, quế còn giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đây được cho là yếu tố có mối liên hệ với sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt.
Nữ giới có thể sử dụng quế dạng bột, pha với sữa uống hàng ngày. Nếu cảm thấy khó uống, hãy ăn quế trực tiếp hoặc sử dụng để hãm trà; thêm vào các món ăn như một loại gia vị…
2.3 Dùng dấm táo giúp điều hòa kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều làm sao để cải thiện thì dùng dấm táo là một gợi ý mà chị em nên tham khảo. Tuy dấm táo có mùi vị không dễ uống, nhưng chúng được chứng minh giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở các phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, dùng dấm táo đúng cách còn hỗ trợ giảm cân, giảm nồng độ insulin trong máu. Tuy nhiên, nữ giới không nên lạm dụng bởi có thể gây hại cho dạ dày.
2.4 Trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà bằng quả dứa
Theo các bác sĩ sản khoa, dứa có chứa enzyme bromelain. Tác dụng của enzyme này là thúc đẩy bong tróc các tế bào thành tử cung dễ dàng hơn khi phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, các thành phần trong dứa còn có đặc tính kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Vì thế các chị em hay bị đau bụng dưới, đau đầu trong ngày đèn đỏ có thể sử dụng loại quả này. Đặc biệt, dứa cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào, góp phần tăng lượng hồng cầu, bạch cầu trong máu. Từ đó giúp cơ thể phục hồi nhanh sau kỳ nguyệt san.
2.5 Ngải cứu chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau cách điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh bằng ngải cứu. Ngải cứu tính ấm, vị đắng, cay, giúp điều hòa thân nhiệt, cầm máu, chống viêm, chữa rối loạn kinh nguyệt.
Chị em có thể chế biến ngải cứu cùng các món ăn bổ dưỡng như gà hầm, trứng vịt lộn hầm, trứng chiên ngải cứu… Đơn giản hơn, chỉ cần phơi khô, rửa sạch rồi đun lấy nước uống hàng ngày.
2.6 Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có vị chua, mùi hơi tanh, tính mát. Với đặc tính sát trùng, chống viêm loét, giúp kích thích tuần hoàn máu…, loại rau này được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều tại nhà cho nữ giới.
Cách đơn giản nhất là dùng lá diếp cá và ngải cứu rửa sạch (mỗi loại 50g), giã lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng đều đặn trong 2 tháng để cải thiện chu kỹ kinh nguyệt.
2.7 Đu đủ giúp kinh nguyệt đều đặn hơn
Một trong những cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà là sử dụng quả đu đủ. Trong nhựa của loại trái cây này chứa thành phần có khả năng khiến tử cung co thắt ở mức độ vừa phải. Từ đó giúp tăng lượng máu đẩy về tử cung, khiến bộ phận này hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh công dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt thông qua việc điều tiết hormone, enzyme papain trong quả đu đủ còn giúp chống trầm cảm, giảm những cáu gắt của phụ nữ trong mỗi chu kỳ.
Lưu ý, nên sử dụng quả ương, chưa chín hẳn vì lượng nhựa nhiều hơn. Có thể sử dụng chế biến thành các món canh, hầm.
2.8 Sử dụng nghệ, tinh bột nghệ
Nghệ chứa hoạt chất curcumin, có tác dụng hỗ trợ ổn định nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy lưu thông máu trong tử cung. Các chị em gặp phải hiện tượng đau bụng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, đau lưng, váng đầu… cũng có thể dùng dược liệu này để cải thiện.
Ngoài ra, nghệ còn chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm vết thâm lành sẹo, mang đến làn da tươi sáng, tràn trề sức sống.
1.9 Mướp đắng giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như B1,B2, B3, C, sắt, phốt pho…
Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ làm mát gan, giải độc cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp điều kinh, giảm tình trạng bế kinh, rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.
2.10 Trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà với cây ích mẫu
Cây ích mẫu còn được gọi là cây chói đèn, cây sung úy. Tác dụng được biết đến phổ biến nhất của loại cây này là điều kinh, chữa rong kinh, đau bụng kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt… Phụ nữ mắc một số bệnh phụ khoa khác cũng cũng có thể sử dụng cây ích mẫu.
Chữ rối loạn kinh nguyệt tại nhà với cây ích mẫu, chị em sử dụng thân cành cắt khúc ngắn, phơi khô rồi ngâm rượu hoặc pha trà để sử dụng.
2.11 Mẹo chữa rối loạn kinh nguyệt với rễ cây dâm bụt
Cây dâm bụt hẳn không còn xa lạ ở các làng quê Việt Nam. Chúng mọc nhiều ở ven đường, bờ rào hoặc được trồng làm cây cảnh.
Theo y học cổ truyền, cây dâm bụt tính bình; được dùng chữa các bệnh như nóng trong người, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt thất thường, máu kinh ra út, khí hư nhiều…
Chị em chỉ dụng phần rễ của ây dâm bụt, rửa sạch, phơi khô rồi xao vàng. Sau đó đun rễ dâm bụt với vài bát nước, uống trong ngày để cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
2.12 Điều hòa kinh nguyệt tại nhà với môn Yoga
Thể dục thể thao nói chung và Yoga nói riêng giúp chị em rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất, giúp cơ thể dẻo dai, sung sức hơn. Đặc biệt, thường xuyên tập yoga giúp nâng cao khả năng sản xuất, điều hòa hormone của hệ nội tiết. Vì vậy, sức khỏe sinh lý và chu kỳ kinh nguyệt của chị em cũng đều đặn hơn.
Tập Yoga không chỉ là cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà mà còn giúp giảm đau bụng kinh, giảm các triệu chứng phiền toái trong chu kỳ đèn đỏ.
3. Lưu ý khi áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Theo Th.s, BS Nguyễn Thị Hằng, chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà mang đến những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, chị em chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp rối loạn nhẹ, chu kỳ kinh nguyệt không bị đảo lộn quá nhiều, không kèm các biểu hiện đang lo ngại như đau bụng dữ dội, ra máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…
Cùng với đó, khi áp dụng các cách chữa bệnh tại nhà trên, chị em cần lưu ý:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ
- Kiểm soát tốt cân nặng và các tình trạng sức khỏe khác
- Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài
- Tăng cường thể dục, thể thao nhưng tránh luyện tập quá sức
- Không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm chứa cafeeine, đồ ăn nhiều muối, đường, thực phẩm có tính hàn…
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn…
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa phytoestrogen để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố estrogen
Trên đây là tổng hợp các cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà cho các chị em. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, hãy ấn vào nút để chat ngay với dược sĩ của chúng tôi.
>>> XEM THÊM:
- Biện pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt từ thảo dược tự nhiên
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Nguyên nhân do đâu?
- Kinh nguyệt thất thường có thai được không? Chị em cần biết
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.