Viêm loét dạ dày gây khó thở - Đâu là nguyên nhân và cách xử lý?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày gây khó thở – Đâu là nguyên nhân và cách xử lý?

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    Viêm loét dạ dày gây khó thở là triệu chứng thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy, vì sao viêm loét dạ dày gây khó thở? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Viêm loét dạ dày thực chất là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và loét do nhiều yếu tố như ăn uống, vi khuẩn, stress, sinh hoạt… gây nên. Bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng đau thượng vị, nhất là khi đói hoặc sau khi ăn. Ngoài ra, viêm loét dạ dày còn có biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng…

    Bên cạnh đó, một số trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính còn gặp phải tình trạng khó thở, nghẹn khi nuốt, nuốt vướng. Tình trạng này tái phát liên tục khiến họ hoang mang, lo lắng. Nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao viêm loét dạ dày gây khó thở.

    1. Vì sao viêm loét dạ dày gây khó thở?

    Viêm dạ dày gây khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

    1.1. Do trào ngược dạ dày thực quản

    Viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực chất là 2 bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có mối tương quan đặc biệt. Một bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, nồng độ acid trong dịch vị tăng cao, kèm theo đó là tiêu hóa kém, cơ thắt thực quản dưới hoạt động không tốt. Điều này tạo điều kiện cho dịch vị trào ngược.

    Trào ngược axit chính là nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở người bị viêm loét dạ dày. Khi dạ dày tiết quá nhiều axit, axit trào ngược lên thực quản và tiếp tục vào đường dẫn khí nhỏ.Từ đó, gây co thắt cơ trơn đường dẫn khí dẫn đến khó thở.

    Ngoài ra, axit trong dịch vị kích thích dây thần kinh tại đầu cuối thực quản. Điều này cũng gây co thắt cơ trơn dẫn đến khó thở.

    Trào ngược axit gây khó thở

    1.2. Do biến chứng xuất huyết tiêu hóa

    Ở những trường hợp viêm loét dạ dày nặng có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này gây thiếu máu, giảm oxy trong cơ thể, dẫn tới khó thở.

    Khi dạ dày bị chảy máu, người bệnh mất đi một lượng máu đáng kể. Từ đó, làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, thở khó.

    Những trường hợp này cần phải được cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm tính mạng.

    1.3. Hẹp môn vị do viêm loét dạ dày kéo dài

    Hẹp môn vị là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét dạ dày. Điều này gây cản trở đường di chuyển của thức ăn và dịch vị. Khi dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách tạo áp lực lên dạ dày, chèn ép cơ. Từ đó, người bệnh có biểu hiện khó thở, đầy bụng, buồn nôn.

    Ngoài ra, những người bị hẹp môn vị còn gặp phải tình trạng chán ăn, đau bụng quặn thắt. Nếu không điều trị có thể dẫn tới tắc hoàn toàn, khó ăn uống bình thường.

    1.4. Viêm loét dạ dày gây khó thở do ảnh hưởng của thuốc điều trị

    Một số loại thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit, giảm đau… có thể gây ra tác dụng phụ như khó thở, mệt mỏi.

    Cụ thể, khi sử dụng thuốc bơm proton kéo dài có thể làm giảm hấp thu magie và canxi, gây co thắt cơ, tim đập nhanh, khó thở. Thuốc kháng axit làm thay đổi độ pH trong dạ dày gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi.

    Để tránh tác dụng phụ khó thở, mệt mỏi, người bệnh cần tuân thủ liều lượng, chỉ định. Đồng thời, thông báo bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.

    Xem thêmViêm loét dạ dày – Đi tìm hướng điều trị dứt điểm, tránh tái phát

    2. Viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

    Viêm dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn gây ra triệu chứng khó chịu, trong đó có khó thở. Nhiều người cảm thấy lo lắng, không biết viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không.

    Thực tế, khó thở do viêm loét dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu khó thở chỉ do trào ngược axit thì không quá nguy hiểm. Còn với những trường hợp khó thở đi kèm với triệu chứng nôn ra máu, phân đen, sụt cân, suy nhược… Đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị – biến chứng viêm loét dạ dày. Đây được xem là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu, điều trị kịp thời.

    viêm loét dạ dày gây khó thở

    3. Cách xử lý khi bị viêm loét dạ dày gây khó thở

    Để khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày gây khó thở, người bệnh có thể tham khảo các mẹo xử lý dưới đây. Với những trường hợp nặng, xuất hiện biến chứng cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn.

    3.1. Điều chỉnh tư thế giảm khó thở

    Tình trạng khó thở do viêm loét dạ dày thường nghiêm trọng về đêm, nhất là khi người bệnh nằm ngang. Lúc này, axit trong dạ dày có xu hướng ngược lên thực quản gây khó thở. Vì vậy, người bệnh nên chú ý tư thế nằm đúng để cải thiện khó thở.

    Nằm ngửa kèm gối cao đầu khi ngủ:

    • Người bệnh nằm ngửa kèm gối cao đầu giúp dạ dày thấp hơn thực quản. Điều này hạn chế khả năng axit dạ dày trào ngược.
    • Có thể kê 2 chân giường phía trên cao chừng 25 – 30cm. Đây là phương pháp được y học xác nhận có hiệu quả góp phần giảm trào ngược.
    • Nằm ngửa cũng giúp cho cột sống được duỗi thẳng giảm đau và cảm giác khó chịu.

    Tư thế nằm nghiêng sang trái:

    • Nằm nghiêng bên trái giúp vị trí thực quản thấp hơn, ngăn ngừa trào ngược.
    • Nằm nghiêng bên trái cũng là tư thế được khuyên nên áp dụng để giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.

    Lưu ý: Người bệnh không nên nằm áp, nằm nghiêng bên phải, ăn tối muộn sẽ khiến tình trạng khó thở thêm trầm trọng.

    Điều chỉnh tư thế nằm cải thiện tình trạng mất ngủ

    3.2. Uống nước trà thảo dược

    Có một cách giúp trung hòa axit, cải thiện tình trạng trào ngược axit chính là uống trà thảo dược.

    Một số loại trà thảo dược được đánh giá có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện trào ngược như sau:

    Trà gừng: Trà gừng có tác dụng làm dịu cơn co thắt dạ dày, giảm kích ứng đường tiêu hóa. Đồng thời, trà gừng còn giảm trào ngược axit và tình trạng buồn nôn, đầy bụng.

    Trà cam thảo: Các nghiên cứu cho thấy rễ cam thảo có tác dụng làm giảm ợ nóng, viêm đau dạ dày và trào ngược axit. Hợp chất glycyrrhizin trong rễ cam thảo cũng giúp tăng chất nhầy, bảo vệ thực quản và dạ dày khỏi tác động của axit.

    Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể sử dụng để hạn chế tình trạng trào ngược axit. Đây cũng là loại trà có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày.

    3.3. Thay đổi chế độ ăn uống

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát triệu chứng viêm loét dạ dày khó thở. Một số thực phẩm có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích niêm mạc thực quản và ảnh hưởng đến đường hô hấp. Ngược lại, một chế độ ăn khoa học giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm đau rát và hạn chế trào ngược gây khó thở.

    3.3.1. Thực phẩm nên bổ sung

    Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và người bệnh viêm loét dạ dày.

    Rau xanh, trái cây ít axit: Bắp cải, bông xanh cải, cà rốt, chuối, táo giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Thực phẩm dễ tiêu hóa: Cháo, soup, khoai lang, cơm mềm giúp giảm áp lực tiêu hóa.

    Sữa chua không đường: Cung cấp kháng khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm viêm.

    Ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, gạo lứt): Hấp thụ giảm axit dư thừa, giảm nguy cơ nạp ngược.

    Thực phẩm giàu protein: Cá hồi, thịt gà, trứng gà… cung cấp chất béo tốt giúp giảm viêm, ngăn ngừa hình thành các vết loét khác.

    Thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày

    3.3.2. Thực phẩm nên tránh

    Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần chú ý những thực phầm nên tránh:

    Đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt): Gây kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit và làm tổn thương vết loét dạ dày.

    Thực phẩm dầu mỡ, chiên rán: Gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng áp lực lên dày dạ dày, gây trào ngược axit.

    Rượu bia, cà phê, nước có gas: Làm giãn cơ vòng thực quản, tạo điều kiện để axit dạ dày kích thích, gây kích ứng và khó thở.

    Đồ ăn chua (cam, chanh, dưa muối, cà muối): Tăng lượng axit trong dạ dày, làm tăng vết loét niêm mạc dạ dày.

    Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản: Có thể gây kích ứng dạ dày và làm nặng thêm chứng viêm loét.

    >>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì? – Những thực phẩm nhất định phải có

    3.3.3. Nguyên tắc ăn uống

    Người bệnh chú ý chế độ ăn uống để kiểm soát triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra:

    • Ăn chậm nhai kĩ, tránh ăn quá nhanh khiến dạ dày tiết ra nhiều axit, dễ gây trào ngược.
    • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ, tránh tạo áp lực lên dạ dày. Đồng thời, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng, hạn chế axit dư thừa.
    • Không ăn quá no trước khi ngủ tạo áp lực lên dạ, điều này dễ gây kích ứng, khó thở, nhất là khi nằm xuống.
    • Uống nước đúng cách hỗ trợ trung hòa axit dịch vị, cải thiện triệu chứng khó thở do viêm loét dạ dày.

    3.4. Sử dụng thuốc tây

    Viêm dạ dày gây khó thở có thể trở nên nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh chóng và làm lành vết loét. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

    Các nhóm thuốc thường được sử dụng:

    • Thuốc ức chế proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole giúp giảm tiết axit dạ dày. Từ đó, giúp giảm triệu chứng ợ chua, khó nuốt, ho dai dẳng, khó thở do trào ngược, loét dạ dày.
    • Thuốc kháng histamin H2: Ranitidine, Famotidine giúp ức chế tiết axit dạ dày, giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
    • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Bismuth giúp làm lành vết thương, giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.
    • Thuốc kháng axit dịch vị dạ dày: Marial, Ymangel giúp trung hòa axit tạm thời, cân bằng độ pH dạ dày, giảm trào ngược, khó thở, viêm loét dạ dày.

    4. Viêm loét dạ dày gây khó thở khi nào cần đi khám bác sĩ?

    Viêm dạ dày gây khó thở chỉ là triệu chứng tạm thời nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần theo dõi kĩ biểu hiện của mình. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau cần thăm khám sức khỏe:

    • Khó thở kéo dài và ngày càng trầm trọng, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không cải thiện.
    • Khó thở kèm đau bụng dữ dội, đau lan ra sau, cơn đau có thể âm ỉ, dữ dội.
    • Có biểu hiện đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu.
    • Sụt cân nhanh nhưng không biết lý do từ đâu.
    • Chán ăn kéo dài kèm suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

    Tóm lại, viêm loét dạ dày gây khó thở xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy, trước khi điều trị, người bệnh cần thăm khám để xác định nguyên nhân đó do đâu. Để hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày, người bệnh có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gừng ngâm mật ong trị trào ngược dạ dày có hiệu quả không? 20/01/25
      Gừng và mật ong là những nguyên liệu quen thuộc trong điều trị các bệnh về dạ dày. Khi kết…
      Nanocurcumin chữa đau dạ dày, làm lành vết loét niêm mạc dạ dày 20/01/25
      Nanocurcumin chữa đau dạ dày, cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày có thật sự hiệu quả hay…
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào? 11/11/24
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng cần được xử lý y tế khẩn cấp, nếu kéo…
      Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng 25/11/24
      Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng y tế cảnh báo bệnh đang có chiều hướng chuyển…
      Xem thêm