Viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Dấu hiệu cần cấp cứu kịp thời
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Dấu hiệu cần cấp cứu kịp thời

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    Viêm loét dạ dày thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan, cho rằng chỉ cần điều trị tại nhà là có thể khỏi. Trên thực tế, viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu và điều trị nội trú kịp thời?

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày là môt trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Tại Việt Nam, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 26% dân số.

    Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP); sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) kéo dài; căng thẳng, stress quá độ hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia…

    viêm loét dạ dày

    Triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày là:

    • Đau vùng thượng vị: Cảm giác đau rát, âm ỉ hoặc quặn thắt ở vùng trên rốn; có thể tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn quá no.
    • Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên: Triệu chứng thường xuất hiện khi đói, sau khi ăn quá no hoặc vào ban đêm.
    • Ợ hơi, ợ chua: Dạ dày tiết nhiều axit hơn bình thường, gây ợ nóng, ợ chua, cảm giác chua miệng.
    • Buồn nôn: Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn; đôi khi nôn ra dịch vị có màu vàng hoặc xanh.
    • Đầy bụng, chán ăn: Mặc dù ăn không nhiều nhưng cảm giác nhanh no; bụng căng chướng, khó chịu.

    Khi bị viêm loét dạ dày, bên cạnh việc điều trị tại nhà, người bệnh cần nhận biết sớm các triệu chứng bệnh tiến triển nặng để can thiệp y khoa kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

    Xem thêm Tổng hợp thông tin chi tiết về viêm loét dạ dày

    2. Viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Khi nào cần cấp cứu ngay?

    Viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Câu trả lời tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Đa phần bệnh nhân sau khi được thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kết hợp các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, việc điều trị nội trú là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

    viêm loét dạ dày có cần nhập viện

    Khi gặp các triệu chứng sau đây, người bệnh cần nhập viện ngay để đảm bảo an toàn:

    2.1. Đau bụng dữ dội

    Thông thường, viêm loét dạ dày gây đau âm ỉ; tuy kéo dài những vẫn ở ngưỡng có thể chịu đựng. Nhưng nếu đột ngột xuất hiện những cơn đau dữ dội và nhanh chóng lan khắp bụng, bụng căng cứng, đau đến mức không thể cử động hay hít thở sâu thì bạn cần nhập viện ngay.

    Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của thủng dạ dày. Đây là một biến chứng nguy hiểm khi ổ loét ăn sâu vào thành dạ dày, làm rò rỉ dịch axit vào khoang bụng. Nếu không phẫu thuật cấp cứu ngay, người bệnh có nguy cơ viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu; thậm chí tử vong.

    2.2. Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen

    Người bị viêm loét dạ dày triệu chứng thông thường là buồn nôn. Vậy nhưng nếu không phải nôn bình thường mà là nôn ra máu đỏ tươi hoặc nâu sẫm giống bã cà phê; kèm theo đó là đi ngoài phân đen, hôi tanh. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa.

    Người bệnh còn có thể gặp tình trạng chóng mặt, mệt lả, da xanh xao; tim đập nhanh do cơ thể mất máu nghiêm trọng.

    Nếu không nhập viện cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến sốc mất máu, tụt huyết áp, suy tim, thậm chí gây tử vong.

    2.3. Thường xuyên chướng bụng, sút cân không rõ nguyên nhân

    Người bệnh cảm thấy đầy bụng, buồn nôn thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Có trường hợp nôn ra thức ăn chưa tiêu hoặc đang tiêu hóa dở. Ngoài ra, chán ăn, nhanh no dù chỉ ăn ít và sút cân không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng đáng lo ngại.

    Đây có thể là dấu hiệu của hẹp môn vị. Khi vùng nối giữa dạ dày và ruột non bị tắc nghẽn, thức ăn không thể di chuyển xuống ruột. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị suy kiệt, mất nước trầm trọng; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    2.4. Đau bụng kéo dài, dùng thuốc không đỡ

    Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị (trên rốn), âm ỉ hoặc bỏng rát, nhất là khi đói hoặc ban đêm. Mặc dù đã dùng thuốc giảm đau dạ dày hoặc các loại thuốc điều trị khác nhưng không thuyên giảm.

    Đây có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày nặng hoặc ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Nếu không đi khám và nhập viện điều trị sớm, tình trạng loét có thể ăn sâu hơn vào thành dạ dày, gây biến chứng xuất huyết hoặc thủng dạ dày.

    Đặc biệt, nếu là dấu hiệu của ung thư, việc phát hiện muộn có thể khiến cơ hội điều trị thành công giảm đáng kể.

    2.5. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài

    Ngoài triệu chứng đau bụng, trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày cảm thấy kiệt sức, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, mất ngủ kéo dài… cũng có khả năng cần nhập viện để điều trị nội trú.

    Điều này giúp hạn chế nguy cơ biến chứng hoặc phát sinh các bệnh có liên quan khác.

    3. Biện pháp chăm sóc tại nhà để hạn chế nguy cơ nhập viện do viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày nếu không kiểm soát tốt có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị… Tuy nhiên, người bệnh có thể chủ động chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ phải nhập viện bằng những biện pháp sau:

    hạn chế nguy cơ nhập viện khi viêm loét dạ dày

    3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

    Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày cần hết sức lưu ý đến những đồ ăn, thức uống sử dụng hàng ngày, cụ thể nên:

    • Tránh thực phẩm kích thích dạ dày như đồ cay nóng, chua, rượu bia, cà phê, nước có gas.
    • Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
    • Bổ sung thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây ít axit, gạo lứt, yến mạch, sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa.

    Click xem thêmTìm hiểu ngay! Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả dễ áp dụng

    3.2. Kiểm soát căng thẳng, tránh stress kéo dài

    Stress kéo dài làm tăng tiết axit dạ dày, khiến bệnh viêm loét trở nên nặng hơn. Vì thế, người bệnh nên áp dụng các biện pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc hoặc đi dạo để tinh thần thư giãn. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức khiến đầu óc căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.

    3.3. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

    Những thói quen lành mạnh sau đây sẽ giúp hạn chế triệu chứng viêm loét dạ dày, giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển nặng phải nhập viện:

    • Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm, tránh thức khuya để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.
    • Uống đủ nước, tránh để cơ thể mất nước làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Không nằm ngay sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa.

    3.4. Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày

    Từ lâu, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, giúp ổn định dạ dày, giảm viêm loét, ợ chua, đầy bụng, đau thượng vị… Người bệnh có thể tham khảo các thảo dược sau:

    thảo dược giảm viêm loét dạ dày

    >>> Lá khôi

    Lá khôi (còn gọi là khôi tía) chứa hoạt chất tanin và glucosid có tác dụng ức chế sự tiết axit dạ dày, giúp giảm đau, hỗ trợ làm lành niêm mạc bị tổn thương. Lá khôi còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.

    >>> Chè dây

    Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng của chè dây trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Thành phần flavonoid trong chè dây có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn HP, đồng thời giúp giảm viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

    >>> Thương truật

    Thương truật là vị thuốc quen thuộc trong Đông y với tác dụng kiện tỳ, trừ thấp, giảm đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm và hỗ trợ làm lành vết loét do axit dạ dày gây ra.

    Click xem thêmTham khảo ngay sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày

    3.5. Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

    Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và sử dụng các biện pháp hỗ trợ, người bệnh cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nếu được kê đơn, cần sử dụng đều đặn, đúng liều. Không tự ý bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.

    Thăm khám định kỳ hoặc theo lịch hẹn để kiểm soát bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.

    KẾT LUẬN

    Như vậy, viêm loét dạ dày có cần nhập viện không? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng bệnh và những triệu chứng bạn đang gặp phải. Khi gặp những dấu hiệu như đã nêu ở trên, cần nhanh chóng vào viện để được cấp cứu và can thiệp kịp thời. Việc chẫm trễ có thể gây qua những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Trong trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ, được chỉ định điều trị tại nhà, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ kiểm soát bệnh.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Cập nhật 2025} Top 10 thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay 24/03/25
      Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng tới sức…
      Hướng dẫn sử dụng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày – Một số lưu ý 30/12/24
      Lá khôi là dược liệu được biết đến phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày nói chung…
      Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong – Hiệu quả bất ngờ! 22/03/25
      Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong là giải pháp tự nhiên an toàn không chỉ giúp…
      Stress gây trào ngược dạ dày – 5 cách giúp bạn dễ chịu hơn 07/11/24
      Căng thẳng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, một trong số là stress gây trào ngược dạ dày.…
      Xem thêm