Viêm loét dạ dày cấp tính – Đi tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày cấp tính – Đi tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị!

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Viêm loét dạ dày cấp tính là bệnh lý về dạ dày gây đau đớn, mệt mỏi,… ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những điều cần biết về viêm loét dạ dày cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả!

    Đánh giá article

    1. Viêm dạ dày cấp tính là gì?

    Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột trong niêm mạc dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính).

    Viêm loét dạ dày cấp tính có đặc tính là khởi phát. Bệnh diễn biến nhanh chóng do tác động của các tác nhân gây độc hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

    2. Viêm loét dạ dày cấp tính có triệu chứng như thế nào?

    Khi bị viêm loét dạ dày cấp tính, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc trưng sau:

    • Đau bụng: đau vùng thượng vị (phía trên bụng) dữ dội, có khi đau âm ỉ, nóng rát, cồn cào.
    • Buồn nôn, nôn: người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn. Thức ăn nôn ra kèm với dịch chua, đôi khi nôn cả ra máu.
    • Chán ăn: cảm giác chán ăn, khó tiêu, cảm thấy no nhanh dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ.
    • Đầy hơi: người bệnh có thể cảm thấy bụng căng, khó chịu.
    • Chảy máu: nếu tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng có thể gây chảy máu dạ dày, dẫn tới đi phân đen hoặc nôn ra máu.

    Ngoài ra, đặc điểm lâm sàng của viêm dạ dày cấp là xuất hiện nhanh và mất đi nhanh. Do đó, nếu có bất kì triệu chứng nào của viêm loét dạ dày cấp tính, bạn cần tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được điều trị kịp thời, tránh tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

    Viêm loét dạ dày cấp tính – Đi tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!

    3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính

    Thực tế, viêm loét dạ dày cấp tính xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh viêm loét xảy ra do sự mất cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố: yếu tố phá hủy niêm mạc (HCL và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày).

    Trong đó, một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính phổ biến phải kể tới:

    3.1 Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)

    Vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Lượng acid dư thừa gây ra những tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, gây ra viêm loét.

    3.2 Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid

    Khi sử dụng nhiều các thuốc kháng viêm không chứa Steroid sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính. Loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Chúng không chỉ gây hại dạ dày, loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

    3.3 Stress, căng thẳng

    Những người thường xuyên căng thẳng thần kinh dễ gặp các vấn đề về dạ dày. Căng thẳng sẽ làm gia tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày. Điều này khiến acid HCL tăng cao, giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cấp tính.

    3.4 Chế độ ăn không hợp lý

    Những thói quen xấu như vừa ăn vừa xem tivi, ăn quá no hoặc quá đói, ăn không đúng bữa,… đều gây hại cho dạ dày. Điều này còn khiến dạ dày tiết ra acid nhiều hơn gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần dẫn tới viêm loét cấp tính và các bệnh về đường tiêu hóa.

    3.5 Rượu, bia và các chất kích thích

    Những đồ uống có cồn như rượu, bia,… vừa gây ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ dạ dày, vừa kích thích cơ thể tiết ra nhiều acid dịch vị, làm tăng khả năng gây viêm loét dạ dày cấp tính.

    Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm loét dạ dày cấp tính như: nhiễm trùng do vi rút, người đang điều trị ung thư,…

    Xem thêm:

    4. Viêm loét dạ dày cấp tình có nguy hiểm không?

    Trên thực tế, viêm loét dạ dày cấp tính thường không gây nguy hiểm. Bệnh có thể khỏi sau 4 đến 6 tuần nếu được điều trị đúng cách. Do đó, những bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính nếu được can thiệp điều trị sớm và đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn.

    Tuy nhiên, nếu để kéo dài, bệnh viêm loét dạ dày cấp tính có thể dẫn đến mạn tính và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

    5. Viêm loét dạ dày cấp được chẩn đoán như thế nào?

    Để chẩn đoán viêm loét dạ dày cấp, các bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, các triệu chứng bạn gặp phải và những loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.

    Ngoài ra để xác định có nhiễm vi khuẩn Hp hay không, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, phân hoặc kiểm tra hơi thở.

    Bên cạnh đó, để phát hiện viêm loét dạ dày cấp, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện nội soi dạ dày để kiểm tra bên trong. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm sinh thiết nội soi, lấy mô từ dạ dày gửi xét nghiệm để phát hiện viêm loét dạ dày.

    6. Điều trị viêm loét dạ dày cấp tính như thế nào hiệu quả?

    6.1 Dùng thuốc tây điều trị viêm dạ dày cấp

    Một số loại thuốc Tây trị viêm loét dạ dày cấp thường được dùng như:

    • Thuốc ức chế bơm proton: một số loại thuốc giúp ngăn ngừa các tế bào tạo acid trong dạ dày: Omeprazole (Prilosec); lansoprazole (Prevacid); esomeprazole (Nexium)…
    • Thuốc giảm lượng acid: Ranitidine (Zantac); famotidin (Pepcid)… có tác dụng ức chế thụ thể histamin H2 giúp làm giảm tiết lượng acid trong dạ dày.
    • Các loại thuốc kháng sinh: Amoxicillin, metronidazol có tác dụng giúp loại bỏ vi khuẩn, vi rút gây bệnh viêm loét dạ dày.
    • Thuốc kháng acid: Maalox, TUMS,… có khả năng làm trung hòa acid cũng như có tác dụng giảm đau.

    6.2 Áp dụng các mẹo trị viêm loét dạ dày cấp với bài thuốc dân gian

    Một số mẹo dân gian trị viêm loét dạ dày cấp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà được nhiều người lựa chọn hiện nay:

    • Dùng mật ong và nghệ trị viêm loét: Chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong, trộn đều để sử dụng. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống trước bữa ăn, ngày uống 2-3 lần.
    • Sử dụng dạ cẩm: Chuẩn bị 10-25g lá và ngọn dạ cẩm khô đun với nước để uống, dùng trước khi ăn hoặc khi cơn đau dạ dày xuất hiện.
    • Dùng lá mơ lông: Chuẩn bị 200g lá mơ lông, đem rửa sạch để ráo nước. Cho vào máy xay cùng 100ml nước, bỏ bã và dùng nước cốt để uống, ngày uống 1-2 lần.
    • Chữa viêm loét dạ dày với hạt đậu rồng: Chuẩn bị hạt đậu rồng đã già, cứng. Cho hạt đậu rồng vào rang đến khi có mùi thơm thì dừng lại. Mỗi sáng nhai khoảng 10 hạt rồi nuốt để cải thiện viêm loét.
    • Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm vào vị trí thượng vị cho đến khi túi nguội giúp giảm ợ hơi, đau bụng, hỗ trợ lưu thông máu tốt.

    6.3 Châm cứu và bấm huyệt trị viêm loét dạ dày cấp

    Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp trị viêm loét dạ dày cấp nổi bật trong Đông y. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày thông qua việc điều hòa khí huyết và tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó hỗ trợ giảm đau, tăng cường tiêu hóa và giúp phục hồi, làm lành niêm mạc dạ dày.

    • Châm cứu: Một số huyệt được châm như vị, tỳ, trung quản có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày và cải thiện trao đổi chất. Châm cứu giúp kích thích các huyệt đạo giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày.
    • Bấm huyệt: Đây là phương pháp kích thích các điểm huyệt mà không cần sử dụng kim châm. Bấm các huyệt ở vùng bụng, sau lưng giúp giảm đau và thư giãn cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ hồi phục chức năng dạ dày.

    7. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp hiệu quả

    Để phòng ngừa viêm loét dạ dày và chăm sóc sức khỏe tối ưu, cần lưu ý:

    7.1 Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh

    Phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả, bạn cần thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh:

    • Ăn chín, uống sôi và rửa sạch tay trước khi ăn để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh gây hại cho dạ dày, ruột.
    • Ăn đúng giờ và không bỏ bữa: tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no khiến axit dạ dày tiết ra nhiều, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
    • Ăn chậm, nhai kĩ: giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và hỗ trợ quá tình tiêu hóa
    • Tránh ăn trước khi đi ngủ: không nên ăn quá no hoặc ăn quá muộn trước khi ngủ
    • Nên ăn nhiều các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: nên ăn các thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin A: chất xơ giúp hỗ trợ giảm lượng axit đáng kể trong dạ dày. Trong khi đó, các thực phẩm giàu vitamin A giúp làm giảm tình trạng viêm loét cấp tính hiệu quả.

    7.2 Hạn chế các thực phẩm và đồ uống gây kích ứng

    • Nên tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: những thực phẩm này có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày
    • Hạn chế các đồ uống có cồn và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất và làm tăng lượng axit, làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày cấp tính.

    7.3 Tránh lạm dụng thuốc gây viêm loét dạ dày

    • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid. Một số các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen,… có thể gây viêm loét dạ dày cấp tính hoặc mạn tính.
    • Do đó khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nếu đang gặp các vấn đề về dạ dày.

    7.4 Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng

    Nên thiết lập chế độ làm việc, nghỉ ngơi và vận động hợp lý để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Không nên thức khuya. Vì thức khuya thường xuyên sẽ làm dịch vị tiết ra nhiều phá hủy dần niêm mạc gây viêm loét dạ dày.

    Tốt nhất nên ngủ trước 11 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

    8. Khi nào viêm loét dạ dày cấp cần đi khám bác sĩ?

    Khi có các biểu hiện này, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị:

    • Đau bụng từng cơn vào lúc đói hoặc ban đêm
    • Có cảm giác nóng rát vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức)
    • Ợ hơi, ợ chua,
    • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

    9. Những câu hỏi thường gặp về viêm loét dạ dày cấp tính

    9.1 Viêm loét dạ dày cấp tính có trị dứt điểm được không?

    Viêm loét dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện sức khỏe.

    Với các trường hợp chủ quan, bỏ dở điều trị hoặc tiếp tục gặp phải các yếu tố nguy cơ như (stress, lạm dụng thuốc, ăn uống thiếu khoa học,…), bệnh có thể tái phát và khó trị dứt điểm.

    9.2 Thời gian điều trị viêm loét dạ dày cấp tính là bao lâu?

    Thực tế, thời gian điều trị viêm loét dạ dày cấp tính thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc biệt sự tuân thủ theo phác đồ điều trị của người bệnh.

    Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày cấp tính nhẹ, bệnh có thể thuyên giảm sau 2-4 tuần điều trị. Với các trường hợp nặng và có biến chứng, quá trình này có thể kéo dài lâu hơn.

    Sau khi điều trị, người bệnh cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa tái phát.

    9.2 Viêm loét dạ dày cấp có thể gây ung thư dạ dày không?

    Viêm loét dạ dày cấp tính thường không trực tiếp dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị triệt để, viêm loét có thể chuyển thành viêm loét mạn tính, dẫn tới sự tổn thương lâu dài cho niêm mạc dạ dày. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào bất thường và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Bởi vậy, việc phát hiện và điều trị viêm loét dạ dày cấp tính kịp thời là rất quan trọng.

    Do đó, khi phát hiện bệnh, hãy chủ động điều trị sớm để kiểm soát bệnh tốt, hạn chế biến chứng xảy ra. Liên hệ ngay Hotline 1800 282885 (miễn cước) để được hỗ trợ giải đáp.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thực hư dùng lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày nhanh và hiệu quả? 10/01/25
      Dùng lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian được nhiều người biết đến và tin…
      Trào ngược dạ dày có lây không? Trường hợp nào cần lưu ý? 02/12/24
      “Vợ tôi bị trào ngược dạ dày, thường xuyên ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị. Xin hỏi…
      {Tổng hợp} 12 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà làm dịu cơn đau nhanh 26/03/25
      Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thì cách…
      Viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Dấu hiệu cần cấp cứu kịp thời 02/04/25
      Viêm loét dạ dày thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn…
      Xem thêm