Viêm loét dạ dày cấp độ 3: Cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày cấp độ 3: Cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    “Tôi bị viêm loét dạ dày, đi khám bác sĩ chẩn đoán cấp độ 3. Xin hỏi cụ thể bệnh của tôi có nặng không? Ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để thuận lợi cho quá trình điều trị?” (Trần Xuân Hiếu – 54 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

    5/5 - (1 bình chọn)

    Trong bài viết dưới đây, Th.S, BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên PGĐ Bệnh viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm loét dạ dày cấp độ 3, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích.

    1. Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ?

    Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Theo các chuyên gia tiêu hóa, dựa vào mức độ tổn thương, viêm loét dạ dày chia làm 4 cấp độ. Cụ thể như sau:

    viêm loét dạ dày cấp độ 3

    • Cấp độ 1 – Giai đoạn viêm nhẹ: Ở giai đoạn đầu tiên, niêm mạc dạ dày bắt đầu viêm đỏ, phù nề, chưa hình thành vết loét rõ ràng.
    • Cấp độ 2 – Giai đọan loét nông: Bắt đầu xuất hiện các vết loét ở bề mặt niêm mạc dạ dày.
    • Cấp độ 3 – Giai đoạn loét sâu: Các ổ loét lan rộng và ăn sâu vào các lớp mô dạ dày.
    • Cấp độ 4 – Giai đoạn biến chứng: Dạ dày tổn thương nghiêm trọng, có thể dẫn đến thủng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…

    2. Viêm loét dạ dày cấp độ 3 là gì?

    Như đã nói ở trên, viêm loét dạ dày cấp độ 3 là giai đoạn mà tổn thương niêm mạc dạ dày đã ở mức độ khá nặng. Vết loét không còn ở trên bề mặt mà ăn sâu vào lớp mô dạ dày.

    Đặc biệt, ở cấp độ 3, các vết loét không chỉ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mà còn có thể lan xuống lớp cơ của thành dạ dày; làm mất chức năng bảo vệ tự nhiên của cơ quan này.

    Tuy khả năng biến chứng là khá thấp, nhưng viêm loét dạ dày giai đoạn 3 khiến người bệnh suy giảm rõ rệt về sức khỏe. Những cơn đau âm ỉ, kéo dài với mức độ ngày càng tăng, nguy cơ mất máu tiềm ẩn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm đáng kể…

    Xem thêm Viêm loét dạ dày: “Vạch mặt” nguyên nhân khiến 20% dân số Việt Nam mắc bệnh

    3. Triệu chứng viêm loét dạ dày giai đoạn 3

    Khi viêm loét dạ dày tiến triển lên cấp độ 3, những triệu chứng sẽ rõ rệt hơn. Người bệnh rất dễ để nhận biết thông qua những dấu hiệu đặc trưng sau:

    • Đau thượng vị kéo dài, dữ dội: Đau thường xuất hiện sau ăn hoặc khi đói, lan ra sau lưng. Cảm giác đau không còn là cơn thoáng qua mà kéo dài nhiều giờ.
    • Buồn nôn, nôn ói: Có thể nôn ra thức ăn cũ, đôi khi có lẫn máu tươi hoặc dịch nâu (dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa trên).
    • Phân đen, hôi: Biểu hiện của chảy máu tiêu hóa – do máu bị tiêu hóa một phần trong dạ dày.
    • Sụt cân nhanh chóng: Do giảm hấp thu, ăn kém, nôn ói thường xuyên.
    • Mệt mỏi, chóng mặt: Do mất máu mạn tính từ ổ loét.
    • Sốt nhẹ, chán ăn, mất ngủ: Có thể đi kèm trong giai đoạn loét nặng; báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm.

    Trong những triệu chứng trên, nguy hiểm nhất là nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội, không thuyên giảm. Đây là dấu hiệu của biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Cần cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm tính mạng.

    4. Nguyên nhân thường gặp khiến viêm loét dạ dày tiến triển sang cấp độ 3

    Ở các giai đoạn nhẹ, viêm loét dạ dày có thể được điều trị khỏi nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên ngược lại, bệnh có thể tiến triển nặng hơn do những nguyên nhân sau đây:

    • Sử dụng thuốc chưa đủ liều, không đúng cách làm bệnh dai dẳng, không khỏi triệt để.
    • Lạm dụng thốc giảm đau, thuốc kháng viêm như ibuprofen, aspirin, diclofenac… khiến tình trạng viêm loét càng nặng hơn.
    • Do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây tổn thương dạ dày liên tục.
    • Do những thói quen không lành mạnh như ăn nhiều đồ chua, cay nóng, dầu mỡ; uống nhiều bia rượu, thức khuya…
    • Do căng thẳng, stress kéo dài…

    5. Viêm loét dạ dày cấp độ 3 có nguy hiểm không?

    Viêm loét dạ dày cấp độ 3 vãn chưa phải là cấp độ cao nhất, nhưng có nguy hiểm không? Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn này, bên cạnh những cơn đau dai dẳng,  cảm giác khó chịu, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng sau:

    viêm loét dạ dày cấp độ 3 có nguy hiểm không

    • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là tình trạng cấp tính vô cùng nguy hiểm. Máu chảy ồ ạt từ vị trí ổ loét gây mất máu nghiêm trọng.
    • Thủng dạ dày: Vết loét ăn sâu vào thành dạ dày gây thủng. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đau bụng đột ngột, dữ dội, không thuyên giảm. Người bệnh có nguy cơ viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng.
    • Hẹp môn vị: Vết loét lâu ngày thành xơ sẹo sẽ cản trở đường xuống ruột non của thức ăn (gọi là môn vị). Triệu chứng điển hình là nôn ra thức ăn cũ, chướng bụng, đầy hơi thường xuyên. Tình trạng này dẫn đến dinh dưỡng hấp thu kém, cơ thể suy kiệt, sút cân…
    • Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày mạn tính, đặc biệt khi có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) kéo dài, là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự biến đổi bất thường trong cấu trúc tế bào dạ dày. Quá trình này có thể trải qua các giai đoạn từ viêm teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản đến ung thư dạ dày.

    Vậy, viêm loét dạ dày cấp độ 3 có nguy hiểm không thì câu trả lời là hoàn toàn có khả năng gây nguy hiểm. Bạn cần hết sức cẩn trọng nếu bệnh của mình đang diễn biến đến giai đoạn này.

    6. Điều trị viêm loét dạ dày cấp độ 3

    Việc điều trị viêm loét dạ dày cấp độ 3 cần kết hợp thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là thông tin chi tiết:

    điều trị viêm loét dạ dày cấp độ 3

    6.1 Điều trị bằng thuốc

    • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giúp giảm tiết acid dịch vị – nguyên nhân chính gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, ổ loét có điều kiện lành nhanh hơn. Ví dụ: omeprazole, esomeprazole.
    • Kháng sinh diệt HP: Nếu người bệnh nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sẽ được chỉ định phác đồ diệt khuẩn gồm 2–3 loại kháng sinh phối hợp (amoxicillin, clarithromycin, metronidazole…) trong 10–14 ngày. Việc tiêu diệt HP giúp ngăn chặn nguyên nhân gốc rễ gây loét tái đi tái lại.
    • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate và bismuth giúp tạo lớp màng bao phủ lên ổ loét, ngăn acid và pepsin tiếp xúc trực tiếp với vùng tổn thương, hỗ trợ quá trình tái tạo niêm mạc.

    Điều trị bằng thuốc cần thiết phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc tăng liều, giảm liều khi chưa có ý kiến của chuyên gia y tế.

    Click xem thêm{Cập nhật 2025} Top 10 thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay

    6.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

    Chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày, tiêu hóa. Người bệnh nên:

    • Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn (4–6 bữa/ngày): Giúp giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế tiết acid quá mức.
    • Không để bụng đói quá lâu: Nhịn ăn hoặc bỏ bữa sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương do acid dịch vị tiết ra liên tục.
    • Tránh các thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày: Bao gồm thức ăn cay, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cà muối chua, thực phẩm chế biến sẵn.
    • Hạn chế đồ uống có hại: Nước ngọt có ga, cà phê, trà đặc, rượu bia… vì dễ gây tăng tiết acid và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét.
    • Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Như cháo, súp, rau củ nấu chín kỹ, cơm nhão… giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và hỗ trợ hồi phục vết loét.

    Click xem thêmViêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì? Chuyên gia mách bạn

    6.3 Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt

    Những thói quen sau đây không chỉ tốt cho dạ dày mà còn có lợi cho sức khỏe nói chung của bạn:

    • Tránh nằm ngay sau ăn hoặc vận động mạnh; nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng hoặc đi bộ chậm rãi.
    • Duy trì giờ giấc sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ để ổn định đồng hồ sinh học.
    • Tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng kéo dài.
    • Thực hiện các hoạt động thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu để kiểm soát lo âu, stress.
    • Nâng cao đầu giường khi ngủ nếu bị trào ngược dạ dày đi kèm để giảm nguy cơ kích thích ổ loét.
    • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và chất kích thích.
    • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, giảm căng thẳng.
    • Không nằm ngay sau khi ăn; nên đi bộ nhẹ nhàng 15–30 phút.

    Như vậy, viêm loét dạ dày cấp độ 3 là giai đoạn khá nặng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý để đề phòng những biến chứng nguy hiểm. Khi gặp tình trạng bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Thắc mắc} viêm loét dạ dày có ăn đu đủ được không? 21/04/25
      Viêm loét dạ dày có ăn đu đủ được không là câu hỏi phổ biến ở những người bị bệnh…
      Viêm loét dạ dày nên uống nước gì? Top 12 thức uống giảm đau hàng đầu 28/04/25
      Bị viêm loét dạ dày nên uống nước gì? Nếu bạn đang có thắc mắc này, muốn tìm loại nước…
      Herbagut – Chiết xuất từ 14 thảo dược giảm trào ngược dạ dày tới 72% 22/11/24
      Herbagut – cái tên còn xa lạ với người Việt nhưng ở Châu Âu, hỗn hợp chiết xuất này đã…
      Hướng dẫn sử dụng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày – Một số lưu ý 30/12/24
      Lá khôi là dược liệu được biết đến phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày nói chung…
      Xem thêm