Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Câu trả lời khiến nhiều người giật mình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Câu trả lời khiến nhiều người giật mình

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Câu hỏi đang được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, những ai mắc bệnh viêm loét dạ dày đều gặp phải tình trạng tái đi tái lại ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ thời gian điều trị và hướng điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày.

    Đánh giá article

    1. Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi?

    Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Thật khó để có câu trả lời chính xác. Bởi, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ loét, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe… Tuy nhiên, người bệnh có thể nắm sơ bộ thời gian hồi phục bệnh như sau:

    • Trường hợp viêm loét dạ dày cấp tính: Bệnh do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) hoặc do dùng thuốc chống viêm không steroid. Nếu điều trị đúng cách có thể khỏi sau 4-6 tuần.
    • Trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính: Việc hồi phục có thể kéo dài hơn, từ vài tháng đến 1 năm. Trong trường hợp này, việc điều trị cần duy trì dài lâu để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

    Tóm lại, viêm loét dạ dày có thể khỏi trong khoảng từ 4 tuần đến 1 năm. Điều này tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp điều trị. Quan trọng là người bệnh phải tuân thủ điều trị kết hợp chế độ sống lành mạnh.

    Thời gian điều trị viêm loét dạ dày

    Click xem thêmViêm loét dạ dày – Đi tìm nguyên nhân vì sao 20% dân số Việt Nam mắc bệnh

    2. Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?

    Ngoài câu hỏi “chữa viêm loét dạ dày mất bao lâu”, rất nhiều người bệnh còn quan tâm “viêm loét dạ dày có tự khỏi được không”. Và câu trả lời là bệnh không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp điều trị.

    Bởi có 2 lý do sau:

    2.1. Do tổn thương niêm mạc dạ dày

    Viêm loét dạ dày làm tổn thương niêm mạc bảo vệ dạ dày tạo ra các vết loét. Nếu không được điều trị các vết loét này sẽ không tự lành mà ngày càng loét rộng, sâu hơn. Điều này có thể gây ra biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.

    viêm loét dạ dày điều trị trong bao lâu

    2.2. Do yếu tố nguyên nhân gây bệnh

    Viêm loét dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi nguyên nhân sẽ có hướng điều trị chuyên biệt. Cụ thể:

    • Trường hợp viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP: Nếu không điều trị bằng kháng sinh, vi khuẩn sẽ vẫn tồn tại phát triển trong dạ dày. Điều này gây viêm, loét kéo dài.
    • Trường hợp viêm loét do lạm dụng thuốc tây: Nếu không ngưng sử dụng thuốc, vết loét sẽ không thể lành, tiếp tục tổn thương.
    • Trường hợp viêm loét do ăn uống: Cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nếu không thay đổi bệnh sẽ nặng hơn.

    Có thể nói, viêm loét dạ dày không thể tự khỏi mà không có sự can thiệp điều trị. Nếu không điều trị kịp thời bệnh còn có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

    Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm loét dạ dày – Nhận biết bệnh chính xác đến 99%

    3. Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Phải làm gì khi bị viêm loét dạ dày?

    Khi bị viêm loét dạ dày, việc chăm sóc và điều trị đúng cách rất quan trọng. Điều này giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nguy cơ tái phát. Đồng thời cũng quyết định đến viêm dạ dày điều trị trong bao lâu.

    Điều trị viêm loét dạ dày gồm các phương pháp: Thuốc men, thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, phẫu thuật…

    3.1. Điều trị bằng thuốc tây

    Tùy tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được kê:

    3.1.1. Thuốc kháng acid (Antacids)

    Cơ chế hoạt động: Thuốc kháng acid giúp trung hòa axit dạ dày, làm giảm tạm thời độ pH trong dạ dày. Từ đó, thuốc làm giảm bớt cảm giác đau và khó chịu. Các loại thuốc thường được chỉ định như Maalox, Mylanta.

    Lưu ý: Thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời chứ không chữa trị nguyên nhân gốc rễ.

    Thuốc kháng acid thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

    Thuốc kháng acid thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

    3.1.2. Thuốc ức chế bơm proton (PPI – Proton Pump Inhibitors)

    Cơ chế hoạt động: PPI giúp ức chế hoạt động của bơm proton trong dạ dày, từ đó giảm sản xuất axit dạ dày. Điều này có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, cải thiện triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn… Đồng thời, giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

    Các loại thuốc thường được chỉ định như: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole.

    3.1.3. Thuốc đối kháng histamine H2 (H2-blockers)

    Cơ chế hoạt động: H2-blockers giúp ức chế tác động của histamine lên các thụ thể H2 trong dạ dày, từ đó giảm tiết axit. Các loại thuốc sử dụng phổ biến: Ranitidine, Famotidine.

    Lưu ý: Các thuốc này có tác dụng chậm hơn PPI nhưng vẫn giúp giảm tiết axit hiệu quả.

    3.1.4. Kháng sinh

    Nếu viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này.

    Ví dụ: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole.

    Điều trị: Thường kết hợp với PPI trong một phác đồ điều trị gọi là “liệu pháp ba” (Triple therapy), kéo dài khoảng 7-14 ngày.

    */Lưu ý: Các loại thuốc này phải được chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng thuốc. Bởi, việc sử dụng thuốc tây không đúng có thể khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Xem thêm: 10 kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày hiệu quả không cần dùng thuốc!

    3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

    Khi bị viêm loét dạ dày, ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Việc ăn uống đúng cách giúp giảm triệu chứng đau, đầy bụng, khó tiêu, giảm tiết acid dạ dày… Theo chuyên gia tiêu hóa, người bệnh cần chú ý:

    Ăn thức ăn dễ tiêu: Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và bảo vệ niêm mạc. Có thể kể đến như là: cháo, cơm mềm, súp, thức ăn mềm, ít gia vị.

    Chia bữa ăn nhỏ: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính giúp giảm áp lực lên dạ dày và duy trì ổn định mức độ axit.

    Tránh thực phẩm kích thích: Các loại thực phẩm cay, chua, nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh và các đồ uống có cồn (rượu, cà phê)… Bởi, chúng có thể làm tăng mức axit trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc.

    Tăng cường thực phẩm bảo vệ dạ dày: Những thực phẩm như chuối, táo, khoai tây, sữa chua… có thể giúp làm dịu dạ dày và bảo vệ niêm mạc.

    Người viêm loét dạ dày nên tránh ăn thực phẩm cay nóng

    Người viêm loét dạ dày nên tránh ăn thực phẩm cay nóng

    3.3. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt quyết định điều trị viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi

    Giảm stress: Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm tình trạng viêm loét thêm trầm trọng. Các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, đi bộ hoặc các hoạt động thư giãn có thể giúp cải thiện triệu chứng.

    Không hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tăng sản xuất axit dạ dày và giảm khả năng lành vết loét.

    Tránh uống rượu: Rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn.

    Giảm cân nếu cần thiết: Thừa cân có thể gây áp lực lên dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản (GERD), gây tổn thương thêm cho niêm mạc dạ dày.

    3.4. Phương pháp phẫu thuật

    Phẫu thường thường được chỉ định cho những trường hợp loét dạ dày chảy máu không kiểm soát được, tắc nghẽn dạ dày, loét dạ dày tái phát không đáp ứng điều trị nội khoa…

    Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng, tùy thuộc vào từng bệnh nhân:

    • Phẫu thuật cắt bỏ phần loét: Nếu loét dạ dày nghiêm trọng và không thể điều trị bằng thuốc. Lúc này, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày bị loét. Phẫu thuật này giúp loại bỏ vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
    • Phẫu thuật tạo hình dạ dày: Phẫu thuật này giúp mở rộng cửa môn vị (vị trí nối giữa dạ dày và tá tràng), giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua dạ dày. Phẫu thuật này có thể được chỉ định khi bệnh nhân bị tắc nghẽn do loét dạ dày hoặc sẹo dạ dày.
    • Phẫu thuật tạo nối ruột: Đây là phẫu thuật tạo một đường nối trực tiếp từ dạ dày vào ruột non (tá tràng hoặc hỗng tràng). Phương pháp này thường được thực hiện khi bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng hoặc có nguy cơ viêm loét kéo dài, không thể chữa trị bằng thuốc.

    Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày được chỉ định trong những trường hợp nghiêm trọng. Hoặc khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật giúp điều trị các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, thủng, hoặc tắc nghẽn dạ dày. Tuy nhiên, phẫu thuật cần phải được thực hiện dưới sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bệnh nhân cần phải theo dõi sát sao trong quá trình hồi phục

    4. Làm sao để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát?

    Để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

    • Điều trị triệt để vi khuẩn Helicobacter pylori (nếu có) và hạn chế sử dụng thuốc NSAIDs.
    • Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn nhẹ nhàng, tránh thực phẩm cay, chua, dầu mỡ, và không ăn quá no.
    • Giảm stress: Thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền để giảm căng thẳng.
    • Không hút thuốc và uống rượu: Từ bỏ thói quen này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát sức khỏe dạ dày qua tái khám định kỳ.

    Bệnh viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra và phương pháp điều trị. Để rõ hơn hơn về điều này, độc giả có thể gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Herbagut – Chiết xuất từ 14 thảo dược giảm trào ngược dạ dày tới 72% 22/11/24
      Herbagut – cái tên còn xa lạ với người Việt nhưng ở Châu Âu, hỗn hợp chiết xuất này đã…
      5 cách dùng rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày – Khám phá ngay 02/01/25
      Rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà.…
      Stress gây trào ngược dạ dày – 5 cách giúp bạn dễ chịu hơn 07/11/24
      Căng thẳng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, một trong số là stress gây trào ngược dạ dày.…
      Xem ngay 17 tư thế yoga chữa trào ngược dạ dày 21/12/24
      Yoga chữa trào ngược dạ dày có lẽ là điều khiến nhiều người khá bất ngờ. Những lợi ích mà…
      Xem thêm