Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh vàng da. Nắm bắt được mấu chốt bị vàng da nên ăn gì và kiêng gì sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
1. Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị bệnh vàng da
Gan đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chúng thành năng lượng cho cơ thể. Đây cũng là cơ quan vận chuyển và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm khiến Bilirubin không được đào thải hết, dần tích tụ lại. Điều này có thể dẫn đến vàng da.
Những gì bạn ăn uống mỗi ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh giúp gan hoạt động hiệu quả, đào thải được các chất độc hại dư thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình này hỗ trợ điều trị vàng da, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai.
Những người bị bệnh vàng da thường được khuyên ăn các loại thực phẩm và đồ uống giúp cải thiện tiêu hóa, trao đổi chất, giải độc và tránh cho gan bị tổn thương thêm.
2. Người bị vàng da nên ăn gì? Các loại thực phẩm có thể bổ sung
Một số loại thực phẩm được chứng minh tốt cho sức khỏe của gan. Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng vàng da, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn biết được khi bị vàng da nên ăn gì?
2.1 Bổ sung rau quả tươi
Rau quả tươi chứa chất chống oxy hóa và chất xơ góp phần hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm rất dễ tiêu hóa. Một số loại rau quả đặc biệt có lợi cho gan, bao gồm:
- Trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi…)
- Việt quất, nho, đu đủ, dưa…
- Cà chua, cà rốt, củ cải…
- Các loại rau họ cải (bông cải, súp lơ, cải thìa…)
2.2 Có thể ăn các loại hạt, quả hạch
Các loại hạt khô và quả hạch rất giàu axit béo omega-3 tốt cho trí não và gan. Ngoài ra đây cũng là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng tuyệt vời như Magie và Selen.
Một số loại hạt bạn có thể ăn như: hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười… nhất là óc chó – loại hạt giàu Arginine hỗ trợ làm sạch gan tự nhiên.
2.3 Nên ăn các món ăn từ cây họ đậu
Hầu hết các loại đậu đều giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và axit phenolic.
Các nguồn protein từ thực vật họ đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng… là những thực phẩm tốt cho gan, giúp tăng cường phục hồi sau bệnh vàng da.
2.4 Ăn các thực phẩm Protein nạc thay thịt đỏ
Protein nạc, bao gồm đậu phụ, cá sẽ ít gây căng thẳng cho gan hơn so với thịt đỏ. Trong đó nên ưu tiên chọn các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích chứa omega-3 và kẽm, giúp chuyển hóa tốt chất béo, tinh bột và chất cồn.
2.5 Tăng hương vị món ăn bằng các thảo mộc và gia vị
Không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn, một số loại thảo mộc còn cung cấp các dưỡng chất tốt cho gan. Tỏi có chứa Allicin – chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ giải độc gan. Quế cải thiện quá trình tổng hợp Glycogen trong gan. Thì là có thể hoạt động như một chất chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Lá bạc hà có đặc tính làm mát và giúp hỗ trợ tiêu hóa.
3. Bị vàng da nên lựa chọn đồ uống như thế nào?
Một trong những cách quan trọng để phục hồi sau vàng da là giữ đủ nước. Nước giúp tiêu hóa và thải độc tố ra khỏi gan thận. Cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số loại đồ uống như:
3.1 Uống cà phê ở mức độ vừa phải
Liều lượng chất chống oxy hóa cao cũng được tìm thấy trong cà phê. Ở mức độ vừa phải, cà phê được xem là có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, ung thư và xơ hóa bằng cách làm chậm quá trình này.
3.2 Trà thảo mộc
Trà thảo mộc giúp ổn định tiêu hóa, tăng cường thải độc cho cơ thể. Một số loại trà thảo mộc tốt cho người vàng da như: trà hoa cúc, trà lá sen, giảo cổ lam, trà kế sữa…
3.3 Nước ép rau củ quả
Các loại nước ép từ trái cây họ cam quýt, nước ép củ cải, cà chua, cà rốt… giàu vitamin và tốt cho người bị vàng da. Tuy nhiên khi uống các loại nước ép này bạn không nên cho đường vì có thể phản tác dụng, gây hại cho gan.
4. Các thực phẩm người bệnh vàng da cần kiêng?
Song song với các thực phẩm có lợi kể trên, người bệnh vàng da cần chú ý một số thực phẩm có thể gây hại cho gan như:
4.1 Kiêng hoặc bỏ hẳn Rượu
Rượu thuộc danh mục những chất độc hại cho cơ thể, đặc biệt là gan. Uống quá nhiều rượu sẽ gây viêm gan mãn tính, làm suy giảm chức năng gan và dẫn đến xơ gan.
Không chỉ người bệnh vàng da mà những người gặp các vấn đề về gan nên tránh hoặc kiêng hoàn toàn rượu. Ngoài rượu, người bệnh cũng nên kiêng bia và các đồ uống có cồn khác.
4.2 Một số thực phẩm sống chưa được nấu chín
Thực phẩm chưa được nấu chín có thể chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng gây ảnh hưởng tiêu cực tới gan. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng khiến tiêu hóa khó khăn, làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh. Người bệnh nên hạn chế ăn rau sống, các món thịt tái, hoặc hải sản chưa được nấu chín.
4.3 Giảm thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Nên ăn vừa phải hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chiên rán và nhiều chất béo vì chúng có thể gây tích tụ mỡ trong gan, thúc đẩy phát triển thành bệnh gan nhiễm mỡ. Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao gồm: mỡ động vật, thực phẩm chiên rán, thịt đỏ, nội tạng động vật… một số loại sữa và chế phẩm từ sữa.
4.4 Thực phẩm đóng gói, đóng hộp và hun khói
Nhiều loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp hoặc hun khói có chứa hàm lượng chất bảo quản cao.
Những chất bảo quản này thường là dạng muối nitrat và sulfat. Khi cơ thể nạp quá nhiều muối sẽ gây mất nước, làm cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trở nên khó khăn hơn, đồng thời gây căng thẳng cho gan.
*Thực phẩm có từ 1,5 g muối trên 100 g được coi là chứa nhiều muối.
Kết luận chung
Vàng da là do sự tích tụ của Bilirubin trong máu, xảy ra khi chức năng gan suy giảm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ điều trị, một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe của gan, hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh vàng da và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Người bị bệnh vàng da nên ăn nhiều rau củ quả, uống các loại trà thảo mộc, thực phẩm giàu omega-3… Đồng thời hạn chế rượu bia, các món chiên rán nhiều chất béo, đồ ăn quá mặn… để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
Để được tư vấn thêm về sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng khi bị vàng da nên ăn gì tốt nhất, hãy gọi đến 0343.44.66.99 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết.
XEM THÊM:
- 7 cách điều trị vàng da sinh lý tại nhà cho trẻ, bố mẹ cần biết!
- Nguyên nhân vàng da ở ngón tay – Cách điều trị và phòng ngừa
- Vàng da tắc mật – Triệu chứng và 6 cách điều trị phổ biến
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.