Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Top 6 loại thuốc phổ biến hiện nay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Top 6 loại thuốc phổ biến hiện nay

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    03/12/24

    Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Đây là câu hỏi luôn được người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, sử dụng thuốc mang lại hiệu quả cải thiện nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó nuốt, đau bụng…  Vậy, để nắm được những loại thuốc đang được chỉ định phổ biến hiện nay, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

    Đánh giá article

    1. Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc

    Trào ngược dạ dày (hay còn gọi trào ngược dạ dày thực quản) là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, họng. Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, ho, khó nuốt… Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, sức khỏe người bệnh.

    Theo thống kê, có 10 triệu người bị trào ngược dạ dày thực quản. Hầu hết trường hợp đều kiểm soát bệnh bằng thuốc và thay đổi lối sống.

    Mục tiêu trong điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc là:

    • Kiểm soát triệu chứng: Việc dùng thuốc giúp giảm tiết axit trào ngược dạ dày. Từ đó cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ho, đau thượng vị…
    • Chữa lành thực quản bị viêm hoặc tổn thương: Ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng trào ngược dịch vị, thuốc còn giúp chữa lành những tổn thương nếu có ở thực quản. Đồng thời, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Ngăn ngừa các biến chứng: Từ việc cải thiện triệu chứng bệnh và chữa lành niêm mạc tổn thương giúp người bệnh phòng ngừa được những biến chứng viêm loét thực quản, hẹp thực quản… thậm chí là ung thư thực quản.

    Có thể nói, sử dụng thuốc mang lại tác dụng và hiệu quả trong điều trị trào ngược dạ dày. Vậy, bị trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

    Mục tiêu trong điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc tây

    Click xem thêmTrào ngược dạ dày – Làm sao để điều trị dứt điểm

    2. Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 6 nhóm thuốc này

    Có 6 loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.  Cụ thể:

    2.1. Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc kháng axit

    Tác dụng: Thuốc kháng axit là thuốc không kê đơn có tác dụng kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày nhẹ. Thuốc hoạt động theo cơ chế trung hòa axit dạ dày, từ đó giảm ợ nóng, ợ chua, khó tiêu.

    Thuốc kháng axit thường được chỉ định cho những trường hợp nhẹ, có tác dụng giảm triệu chứng nhẹ trong thời gian từ 1 – 2 giờ.

    Một số loại thuốc kháng axit thường được chỉ định như: Antacil, Trimafort, Tums, Gaviscon, Alma…

    Tác dụng phụ: Thuốc kháng axit có thể gây cản trở sự hấp thu và tác dụng với thuốc khác. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, thay đổi màu sắc của phân, sỏi thận, co thắt dạ dày…

    Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc quá 2 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng thuốc kháng axit có chứa natri bicacbonat cho phụ nữ có thai. Do có nguy cơ giữ nước và tăng huyết áp.

    Trào ngược dạ dày uống thuốc gì

    2.2. Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Thuốc kháng thụ thể histamin H2

    Trong điều trị trào ngược dạ dày không thể thiếu nhóm thuốc kháng thụ thể histamin H2.

    Tác dụng: Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày bằng cách liên kết thuận nghịch với thụ thể histamin H2 trên tế bào thành dạ dày. Histamin là chất hóa học trong cơ thể kích hoạt sự hình thành axit dạ dày. Thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày, giảm triệu chứng ợ nóng, điều trị chứng trào ngược.

    Các loại thuốc kháng histamin H2 như Cimetidine, Ranitidine, Famotidine…

    Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương, tim, nội tiết như tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, buồn ngủ…

    2.3. Trào ngược dạ dày uống thuốc ức chế bơm proton (PPI)

    Thêm một nhóm thuốc nữa thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày là PPI.

    Tác dụng: PPI có tác dụng ức chế bài tiết axit dạ dày bằng cách gắn với bơm proton ở tế bào thành dạ dày. Chúng làm bất hoạt các hệ thống enzyme này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết axit dạ dày.

    PPI được đánh giá là có hiệu quả so với thuốc kháng thụ thể histamine H2. Vì, thuốc có tác dụng lâu hơn trong việc giảm dòng axit trào ngược.

    Các loại thuốc PPI thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày như: Nexium, Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole… Thuốc chỉ có mua khi có đơn của bác sĩ.

    Nexium- thuốc chống trào ngược dạ dày thuộc nhóm

    Nexium- thuốc chống trào ngược dạ dày thuộc nhóm PPI

    Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng PPI là giảm bạch cầu, nhức đầu, tiêu chảy, chán ăn.

    Chống chỉ định: Thận trọng khi dùng PPI liều cao ở những trường hợp bệnh gan ở mức độ trung bình hoặc nặng, do thuốc giảm chuyển hóa gan gây tích lũy thuốc. Cân nhắc trì hoãn PPI ở bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng tăng, đang dùng kháng sinh.

    2.4. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? Thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản (Prokinetics)

    Tác dụng: Thuốc trợ vận động (Prokintics) không chỉ tăng cường quá trình đào thải axit ra khỏi thực quản mà còn thúc đẩy dạ dày làm rỗng nhanh hơn. Đồng thời, tăng cường hoạt động co bóp cơ thực quản. Thuốc thường được kê đơn kết hợp với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

    Các loại thuốc trợ vận động thường được kê đơn là Metoclopramide, Domperidone, Baclofen…

    Tác dụng phụ: Mỗi loại thuốc Prokintics sẽ có tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ trùng lặp như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Hoặc những vấn đề về thể chất như chuyển động không tự chủ, co thắt cơ.

    Domperidone

    Domperidone – Thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản

    2.5. Thuốc ức chế axit cạnh tranh kali (PCABs)

    Tác dụng: Thuốc ức chế cạnh tranh kali ngăn tiết axit ở tế bào thành dạ dày thông qua việc ức chế hệ thống enzyme H+, K+-ATPase (bơm proton) theo cách cạnh tranh kali. Cơ chế hoạt động khác với thuốc PPI, thuốc PCABs ức chế trực tiếp bơm proton nhanh chóng. Thuốc được sử dụng trong điều trị và duy trì quá trình chữa lành viêm thực quản ăn mòn. Từ đó, giảm chứng ợ nóng, kết hợp với kháng sinh để điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

    Trong nhóm thuốc PCABs chỉ có thuốc Vonoprazan. Thuốc được chấp nhận sử dụng lần đầu tại Nhật vào năm 2015 và được FDA chấp nhận 2023.

    2.6. Thuốc chống trầm cảm

    Trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, nhiều trường hợp bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm.

    Tác dụng: Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng, stress (yếu tố hình thành bệnh trào ngược dạ dày)

    Các loại thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định trong điều trị trào ngược như Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline…

    Tác dụng phụ: Ngoài tác dụng phụ buồn ngủ, tăng cân, giảm ham muốn tình dục thì việc sử dụng thuốc còn gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón… Do đó, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

    3. Những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng thuốc điều trị dạ dày thực quản

    Sử dụng thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:

    • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ các chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ, bao gồm cách dùng, liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng.
    • Không tự ý điều chỉnh liều lượng: Không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc đột ngột mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc điều chỉnh có thể gây ra tác dụng phụ và hiệu quả điều trị.
    • Uống thuốc đúng cách: Sử dụng thuốc đúng cách theo hướng dẫn để đạt hiệu quả trong điều trị.
    • Chú ý đến tác dụng phụ: Theo dõi dấu hiệu tác dụng phụ nếu xảy ra trong quá trình dùng thuốc phải báo ngay bác sĩ.
    • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển khi sử dụng thuốc và thay đổi thuốc nếu cần.

    4. Uống thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

    Với bệnh trào ngược dạ dày, ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bởi, lối sống cũng là yêu cầu quan trọng giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.

    Vậy, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

    • Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tăng gánh nặng lên toàn bộ cơ thể khiến dạ dày bị đẩy lên, axit dễ trào ngược lên thực quản.
    • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cơ vòng thực quản. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày.
    • Thực hiện chế độ ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn theo ngày và không ăn quá no.
    • Tránh thực phẩm gây kích thích trào ngược axit thực quản như đồ ăn giàu chất béo, chiên rán nhiều dầu mỡ, tỏi, hành tây, socola, cà phê…
    • Ăn bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc.
    • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, áp lực.

    Kết luận

    Trên là 6 loại thuốc thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp sẽ được chỉ định điều trị khác nhau. Vì vậy, câu hỏi “trào ngược dạ dày uống thuốc gì” phụ thuộc vào triệu chứng, tình trạng, mức độ bệnh của bạn. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hôi miệng do trào ngược dạ dày – Làm sao để khắc phục? 04/12/24
      Mặc dù đã vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng nhiều người vẫn không thoát khỏi nỗi khổ khi hơi…
      Rát lưỡi do trào ngược dạ dày phải làm sao? Thử ngay các cách này 13/12/24
      Những triệu chứng mà trào ngược dạ dày gây ra ở lưỡi thường ít phổ biến nhưng điều này không…
      Xem ngay 4 cách giảm trào ngược dạ dày gây đau lưng trên 13/11/24
      Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau lưng trên sau khi ăn hoặc nằm đi kèm với buồn…
      TPBVSK Dạ dày Tâm Bình: Công dụng, thành phần, liều dùng 16/10/24
      Theo Hội Khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc viêm loét dạ dày tá…
      Xem thêm