Trào ngược dạ dày nên uống gì? Top 15 thức uống giúp bụng êm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Trào ngược dạ dày nên uống gì? Top 15 thức uống giúp bụng êm

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    Trào ngược dạ dày gây ra triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, đau rát thượng vị… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, ngoài hỏi ăn gì, nhiều người còn quan tâm trào ngược dạ dày nên uống gì? Dưới đây là tổng hợp 15 thức uống có thể giúp thuyên giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Mời độc giả tham khảo.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Vì sao người trào ngược dạ dày nên chọn đồ uống phù hợp?

    Như chúng ta đã biết, để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ngoài thuốc tây, chế độ ăn uống đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Do đó, ngoài những thông tin người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì nên uống gì cũng rất được quan tâm.

    Bởi, nếu lựa chọn đồ uống phù hợp giúp người trào ngược dạ dày:

    • Giảm kích thích acid dạ dày: Trào ngược dạ dày xảy ra khi acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra triệu chứng ợ nóng, đau thượng vị, khó chịu… Một số đồ uống có thể kích thích dạ dày sản xuất thêm acid làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược. Vì vậy, chọn đồ uống phù hợp giúp giảm nguy cơ kích thích acid dạ dày.
    • Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Không chỉ giảm kích thích acid dạ dày, một số đồ uống như trà thảo dược, nước dừa… có tác dụng làm dịu, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Điều này giúp giảm đau dạ dày, giảm các triệu chứng trào ngược.
    • Cải thiện tiêu hóa: Lựa chọn đồ uống phù hợp cũng có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn.

    Tóm lại, việc lựa chọn đồ uống phù hợp không chỉ giúp cải thiện triệu chứng trào ngược mà còn bảo vệ niêm mạc và phục hồi tổn thương dạ dày. Vậy, người bị trào ngược dạ dày nên uống gì?

    Trào ngược dạ dày nên uống gì

    Click xem thêmTrào ngược dạ dày – Hàng nghìn người không biết nguyên nhân gây bệnh do đâu

    2. Trào ngược dạ dày nên uống gì? Top 15 đồ uống cải thiện triệu chứng ợ hơi, trào ngược…

    Uống gì giảm trào ngược dạ dày? Độc giả hãy ghi nhớ nhanh 15 đồ uống dưới đây. Đây là những thức uống quen thuộc nhưng có tác dụng giảm trào ngược, ợ hơi, ợ chua… với người bị trào ngược nếu dùng đúng cách.

    2.1. Giảm trào ngược dạ dày với nước lọc

    Với những người đang gặp vấn đề về trào ngược dạ dày, nước lọc là lựa chọn ưu tiên để bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

    Theo các chuyên gia dạ dày, mỗi ngày người bệnh nên bổ sung 1.5 – 2l nước, được phân chia thành nhiều lần uống. Khi uống, không nên uống quá nhiều một lúc, hãy nhấm nháp từng ngụm nhỏ. Đồng thời, cũng chú ý không uống khi ăn hoặc ngay sau khi ăn. Điều này giúp làm loãng acid dạ dày, giảm áp lực dạ dày từ đó cải thiện tình trạng khó tiêu, trào ngược.

    2.2. Nước muối ấm giảm đầy hơi, buồn nôn

    Nước muối ấm chính là đồ uống tốt, đặc trưng cho người bị trào ngược dạ dày. Dùng nước muối ấm không chỉ giúp cải thiện triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu mà còn bổ sung điện giải, khoáng và bù nước hiệu quả.

    Tuy nhiên, cần chú ý khi dùng nước muối ấm, bạn nên pha loãng muối ở mức vừa phải. Công thức nước muối hiệu quả là 1 – 2 muỗng cà phê muối pha với 350ml nước sôi, khuấy đều cho muối tan và uống khi còn ấm.

    Kiên trì sử dụng nước muối ấm một thời gian, người bệnh trào ngược dạ dày sẽ cảm nhận triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn thuyên giảm.

    Trào ngược dạ dày uống nước muối ấm

    2.3. Uống sữa ít béo hoặc tách béo tốt cho người trào ngược

    Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh không nên lựa chọn sữa béo, đặc biệt là sữa bò. Bởi, đây là đồ uống khó tiêu làm gia tăng triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay thế sữa bò bằng sữa ít béo như sữa dê hoặc sữa tách béo.

    Hai loại sữa này được đánh giá làm giảm triệu chứng trào ngược, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.

    2.4. Nước dừa giảm trào ngược dạ dày

    Nước dừa là một trong những thức uống được đánh giá có tác dụng giảm trào ngược acid dạ dày hiệu quả.

    Nước dừa chứa chất điện giải, có lợi cho việc thúc đẩy sự cân bằng độ pH lành mạnh trong dạ dày. Khi điều này được kiểm soát, triệu chứng trào ngược cũng được cải thiện.

    Ngoài ra, nước dừa chứa chất điện giải như kali, magie, khoáng chất khác giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.

    Lưu ý: Chỉ nên uống 1-2 quả dừa mỗi ngày. Trường hợp đầy bụng, tụt huyết áp, tăng kali đường huyết không nên uống.

    uống nước dừa

    2.5. Trào ngược dạ dày nên uống gì? Uống sữa hạt

    Không chỉ có sữa ít béo, tách béo mà sữa hạt cũng là lựa chọn phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày.

    Không chỉ vậy, những người không dung nạp được lactose trong sữa động vật cũng làm tăng triệu chứng trào ngược. Vì vậy, việc lựa chọn sữa hạt (sữa hạnh nhân, đậu nành, hạt điều…) là lựa chọn an toàn.

    Theo phân tích:

    • Sữa hạnh nhân: Thành phần sữa có tính kiềm giúp trung hòa axit dạ dày.
    • Sữa đậu nành: Có chứa ít chất béo nhất trong hầu hết sữa, tốt cho người bị trào ngược.
    • Sữa hạt điều: Lựa chọn an toàn cho người bị trào ngược dạ dày.

    2.6. Uống nước nha đam

    Nhờ đặc tính chống viêm, làm dịu và hỗ trợ tiêu hóa nên nha đam được nhiều người sử dụng cải thiện trào ngược dạ dày.

    Nếu muốn ép nha đam, bạn chỉ cần gọt sạch phần vỏ xanh rồi xay nhuyễn với nước. Sau đó, chắt lấy phần nước và uống trước khi ăn 20 phút.

    Mặc dù nước nha đam tốt cho hệ tiêu hóa nhưng người bị tiểu đường, huyết áp thấp hoặc dị ứng với nha đam không nên sử dụng.

    2.7. Uống nước ép cà rốt giảm trào ngược

    Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, K… có tác dụng chống viêm hiệu quả. Vì vậy, những người bị trào ngược không nên bỏ qua ly nước ép cà rốt.

    Bạn có thể kết hợp nước ép cà rốt với táo để ly nước ép thơm ngon, hấp dẫn.

    2.8. Cải thiện trào ngược dạ dày với nước ép chuối

    Không chỉ là loại quả nổi tiếng trong việc giảm cân, làm đẹp, chuối còn giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày và hệ tiêu hóa. Bởi, trong chuối chứa pectin – chất giúp giảm đau, giảm viêm cực tốt.

    Ngòi ra, chuối có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân gây trào ngược, viêm loét dạ dày.

    Cách thực hiện nước ép chuối rất đơn giản, bạn chỉ cần lột vỏ, cắt nhỏ chuối chín sau đó cho vào máy ép lấy nước. Có thêm thêm nước lọc và mật ong để ly nước ép thơm ngon.

    2.9. Uống nước ép dưa hấu

    Dưa hấu giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, axit amin. Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung nước cho cơ thể, đồng thời trung hòa acid trong dạ dày. Từ đó, cải thiện triệu chứng trào ngược, ợ nóng, ợ chua…

    Ly nước ép dưa hấu vô cùng đơn giản, bạn có thể uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.

    2.10. Uống nước ép rau cải xanh

    Cải xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin, dưỡng chất phù hợp với người bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, chất nicotinic, các hợp chất chống viêm… trong nước ép giúp giảm tiết dịch acid dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ hơi, đau rát. Từ đó, hỗ trợ làm lành vết loét niêm mạc dạ dày.

    Cách làm nước ép rau cải xanh như sau:

    • Chuẩn bị 500g rau cải xanh, 100ml nước sạch.
    • Rau rửa sạch, ngâm muối để loại bỏ bụi bẩn.
    • Sau đó cho vào máy xay cùng 100ml nước lọc, lọc qua rây và sử dụng ngay.
    • Khi ép có nước bạn có thể pha thêm với 1 muỗng cà phê mật ong để dễ uống.

    2.11. Trà gừng – đồ uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày

    Gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay, giúp ôn trung, chống viêm, tiêu sưng rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày.

    Theo nghiên cứu hiện đại, gừng chứa hoạt chất zingiberol giúp giảm cơn co thắt dạ dày, ngăn ngừa trào ngược thực quản, cải thiện buồn nôn.

    Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, giảm đau bụng…

    Cách pha trà gừng rất đơn giản, chỉ cần đun sôi nước thả 3-4 lát gừng tươi vào sau đó đun thêm 10 phút. Uống trà gừng khi còn ấm sẽ giúp phát huy tác dụng tối đa.

    Trà gừng tốt cho người bị trào ngược dạ dày

    >>> Gừng ngâm mật ong trị trào ngược dạ dày – Bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng và đánh giá hiệu quả 

    2.12. Trà cam thảo – trà thảo dược cho người trào ngược dạ dày

    Cam thảo là thảo dược có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy. Đồng thời, theo nghiên cứu, cam thảo làm ức chế dạ dày tiết acid dịch vị, giúp giảm trào ngược, ợ nóng. Do đó, nếu không biết trào ngược dạ dày uống gì hãy bổ sung ngay ly trà cam thảo.

    Cách pha trà cam thảo như sau:

    • Bạn chuẩn bị 3-4 lát cam thảo khô thả vào ấm sau đó rót 250ml nước sôi vào hãm.
    • Đợi 5-10 phút có thể uống. Cho thêm mật ong hoặc đường để tăng độ ngọt và thơm ngon cho trà.

    2.13. Uống trà hoa cúc

    Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo dược có tác dụng giảm trào ngược dạ dày hiệu quả. Theo các chuyên gia, nếu kiên trì sử dụng trà hoa cúc trước khi ăn 30 phút sẽ giúp giảm viêm trong dạ dày, cân bằng acid, hạn chế trào ngược.

    Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngủ ngon. Đây cũng là mẹo hay hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày.

    Bạn có thể sử dụng hoa cúc trắng hoặc vàng đều được. Sau khi rửa sạch 5 – 6 bông thì cho vào pha như trà bình thường. Có thể kết hợp mật ong hoặc chanh để tăng thêm độ thơm ngon của trà.

    2.14. Uống nước mật ong trị trào ngược dạ dày

    Như chúng ta đã biết, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn HP. Đồng thời, mật ong giúp làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Vì vậy, bạn có thể uống nước mật ong pha để cải thiện triệu chứng trào ngược, viêm loét dạ dày.

    Mỗi sáng thức dậy chỉ cần 2 thìa mật ong pha với 100ml nước ấm. Uống trước khi ăn 30 phút. Kiên trì sẽ thấy triệu chứng trào ngược, ợ hơi giảm rõ rệt.

    2.15. Uống baking soda

    Rất nhiều người bất ngờ khi nghe tới uống nước baking soda. Không chỉ là nguyên liệu trong nhà bếp, baking soda còn được ví như loại thuốc kháng axit, có tác dụng chống trào ngược dạ dày. Sở dĩ baking soda có thể làm được như vậy là bởi nó có độ pH kiềm giúp trung hòa axit dạ dày. Từ đó, giúp giảm triệu chứng khó chịu, ợ hơi, trào ngược.

    Uống baking soda như sau:

    • Pha 1 thìa bột baking soda với 200ml nước.
    • Khuấy đều cho tới khi baking soda tan, uống ngày 2-3 ly. Thực hiện tối đa trong 7 ngày.

    Người bệnh lưu ý, không uống quá nhiều nước baking soda vì có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn.

    3. Người bị trào ngược dạ dày không nên uống gì?

    Bên cạnh việc quan tâm trào ngược dạ dày nên uống gì thì người bệnh cũng cần chú ý đồ uống nên tránh. Việc nắm rõ kiến thức này giúp bạn tránh tác nhân khiến triệu chứng trào ngược thêm nghiêm trọng.

    Vậy, trào ngược dạ dày không nên uống gì?

    • Rượu bia: Uống bia rượu có thể làm giãn van giữa dạ dày và đường ống dẫn thức ăn, kích thích dạ dày tiết axit.
    • Đồ uống có ga: Bọt khí trong đồ uống có ga có thể nở ra trong dạ dày gây áp lực lên cơ vòng. Điều này dẫn đến axit dạ dày và chất trong dạ dày bị đẩy ngược trở lại ống dẫn thức ăn.
    • Đồ uống chứa caffeine: Cà phê, trà hay nước ngọt chứa caffeine đều làm trầm trọng tình trạng trào ngược, ợ hơi, ợ chua.
    • Đồ uống có sô cô la: Trong sô cô la có thành phần caffeine và ca cao. Đây là những thành phần làm gia tăng triệu chứng trào ngược, kích thích dạ dày.
    • Nước ép trái cây họ cam quý: Cam, bưởi, chanh… đều có tính axit cao khiến triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn. Vì vậy, không nên uống loại nước ép này.

    4. Một số lưu ý giúp kiểm soát trào ngược dạ dày

    Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lựa chọn đồ uống phù hợp, người bệnh trào ngược dạ dày còn lưu ý những điều sau để kiểm soát bệnh:

    • Phân chia việc uống nước thành những lần nhỏ giúp đảm bảo cung cấp lượng nước cho cơ thể, đồng thời hạn chế dạ dày quá tải.
    • Tư thế đứng thẳng khi uống để dạ dày thoải mái hơn.
    • Tránh uống quá nhiều nước vào tối khuya khiến triệu chứng trào ngược thêm nghiêm trọng.
    • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khuyến cao giúp giảm áp lực lên dạ dày.
    • Khi ngủ nên kê gối cao đầu hoặc nâng đầu giường cao hơn để giảm nguy cơ trào ngược về đêm.
    • Thay đổi lối sống sinh hoạt thiếu khoa học như hút thuốc lá, thức khuya, mặc quần áo bó sát…

    Như vậy, bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn thông tin trào ngược dạ dày nên uống gì. Hi vọng kiến thức này sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng trào ngược hiệu quả. Nếu còn băn khoăn nào hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn về bệnh liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      10 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho đơn giản mà hiệu quả 13/01/25
      Trào ngược dạ dày gây ho không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.…
      Bà bầu bị trào ngược dạ dày – Điều trị cần chú ý gì? 20/11/24
      Bà bầu bị trào ngược dạ dày, thực quản tuy không nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại gây nhiều…
      Diện chẩn chữa trào ngược dạ dày có thực sự hiệu quả không? 05/02/25
      Diện chẩn chữa trào ngược dạ dày là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc được nhiều người tin…
      Chữa trào ngược dạ dày tại nhà – Áp dụng ngay 16 cách đơn giản này 31/12/24
      Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, phương pháp này có…
      Xem thêm