“Vợ tôi bị trào ngược dạ dày, thường xuyên ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị. Xin hỏi trào ngược dạ dày có lây không? Nếu có thì tôi và những người trong gia đình cần lưu ý gì để tránh bị lây bệnh?” – Anh Trần Nguyên B (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Bài viết sau đây với sự tham vấn y khoa của Th.S, BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh sẽ gửi đến bạn câu trả lời cụ thể.
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản viết tắt tiếng Anh là GERD. Đây là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản (thực quản là ống nối giữa dạ dày và miệng).
Trào ngược dạ dày nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì cũng có thể cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây tổn thương đến các cơ quan, bộ phận liên quan thì đây được gọi là bệnh lý.
Trào ngược dạ dày xảy ra khi nào? Ở đáy thực quản của chúng ta có một van gọi là van cơ thắt thực quản dưới (LES). Van này hoạt động như van 1 chiều, mở ra khi bạn nuốt và đóng lại ngay sau đó để giữ cho dịch vị và thức ăn không trào lên trên. Tuy nhiên, khi LES yếu đi hoặc giãn ra thì axit sẽ trào ra ngoài, gây trào ngược dạ dày.
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân, cụ thể như sau:
2.1 Nguyên nhân cơ học
- Thoát vị khe thực quản: Tình trạng này xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên trở đi, khi các cơ quan dần lão hóa. Ngoài ra, nhưng người béo phì, người từng trải qua phẫu thuật ổ bụng, phụ nữ mang thai cũng dễ mắc tình trạng này.
- Suy giảm chức năng cơ thắt dưới thực quản: Khi LES hoạt động đóng mở không đúng lúc hoặc đóng không chặt, axit dạ dày sẽ trào ngược lên trên. Tình trạng này thường gặp ở những người bị chấn thương, tổn thương do phẫu thuật, sử dụng thuốc an thần, giãn cơ…
- Các yếu tố khác: Táo bón, tập thể dục, vận động mạnh sau ăn, uống nhiều nước sau ăn…
2.2 Do mắc các bệnh liên quan
Các bệnh lý sau đây làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày:
- Đau dạ dày, viêm loét dạ dày
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày
- Ăn không tiêu
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây trào ngược dạ dày
- Béo phì…
2.3 Do ảnh hưởng bởi lối sống
- Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm cay nóng, ăn nhiều dầu mỡ, socola, uống rượu bia, cà phê, rượu…
- Hút thuốc lá
- Thói quen nằm ngủ ngay sau khi ăn
- Mặc đồ chật ở vùng bụng và ngực
- Tập thể dục sau khi ăn…
3. Trào ngược dạ dày có lây không?
Trào ngược dạ dày có lây không là lo lắng của nhiều người khi bản thân hoặc những người xung quanh mình mắc bệnh.
Trào ngược dạ dày hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn HP. Còn lại, trào ngược dạ dày do những nguyên nhân khác thì không có khả năng lây nhiễm.
Như vậy, nếu bản thân bạn hoặc những người xung quanh bị trào ngược dạ dày, xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP thì bạn cần cẩn thận khả năng lây nhiễm.
Xem thêm:
Trào ngược do vi khuẩn HP – Cơ chế và giải pháp điều trị hiệu quả
Trào ngược dạ dày nôn ra máu – Điều trị kịp thời đề phòng biến chứng
Sau khi uống rượu bị trào ngược – Xử lý thế nào?
4. Các con đường lây nhiễm bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, điển hình là:
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt: Quá trình giao tiếp hàng ngày, dùng chung bát đũa, ống hút, đút mớm cho nhau… có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn HP lây từ người này sang người khác. Vì thế, những người trong cùng một gia đình, vợ chồng… thường xuất hiện những triệu chứng trào ngược tương tự nhau.
- Lây qua môi trường: Vi khuẩn HP có thể tồn tại, sinh sôi trong môi trường, nguồn nước và xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Môi trường sống tù túng, điều kiện vệ sinh không sạch sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Lây qua đường bệnh phẩm (phân): Phân của người bệnh là nguồn phát tán vi khuẩn HP nguy hiểm và khó kiểm soát nhất. Nếu bạn tiếp xúc với phân chứa vi khuẩn HP, sau đó vô tình tiếp xúc lên miệng thì khả năng lây nhiễm là rất cao. Đặc biệt, việc sử dụng phân để trồng rau cũng có thể là nguyên nhân làm lây lan vi khuẩn này.
5. Làm sao để phòng tránh lây bệnh trào ngược dạ dày?
HP là vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất lớn. Theo thống kê, trên thế giới có đến 50-60% dân số nhiễm khuẩn HP. Tại Việt Nam, do thói quen sinh hoạt gia đình, cộng đồng, tập tục ăn uống…, tỷ lệ người nhiễm HP ở mức rất cao, lên đến 70-80%.
Để hạn chế tình trạng lây nhiễm trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là đồ vệ sinh răng miệng, bát đũa, thìa nĩa, cốc… với người bị bệnh.
- Không chấm chung một bát với người bị bệnh.
- Khai nhai mớm, thổi nguội đồ ăn cho trẻ.
- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng; sử dụng nguồn nước sạch.
- Bảo quản thức ăn cẩn thận, tránh lây nhiễm HP từ những nguồn trung gian.
- Không dùng phân tưới trực tiếp cho rau, không sử dụng rau xanh không rõ nguồn gốc.
6. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị như thế nào?
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản có thể không cần dùng thuốc. Bạn chỉ cần thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng:
- Tăng cường các thực phẩm giúp trung hòa axit như bột yến mạch, gạo lứt, bánh mỳ… để hạn chế sự bào mòn của axit dạ dày.
- Ưu tiên các chất đạm dễ tiêu trong thực đơn như cá béo, thịt nạc màu trắng…
- Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu.
- Kiểm soát tốt cân nặng, không để tăng cân quá mức, thừa cân, béo phì.
- Không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn.
- Kê gối cao đầu khi ngủ.
- Không mặc quần áo chật chội.
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, việc thay đổi lối sống không mang lại tác dụng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị:
- Thuốc ức chế bơm proton (giảm tiết axit dạ dày)
- Thuốc kháng H2 (giảm tiết axit dạ dày)
- Thuốc trung hòa axit
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên với các thành phần như lá khôi, chè dây, nano curcumin, chiết xuất Herbagut… để giảm các triệu chứng trào ngược, giảm tiết axit.
KẾT LUẬN
Như vậy, trào ngược dạ dày có lây không thì câu trả lời là bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn HP. Còn với các trường hợp trào ngược do các nguyên nhân khác, không liên quan đến vi khuẩn HP thì bệnh không lây nhiễm.
Để phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm, nhất là đối với những người trong cùng gia đình, tiếp xúc gần, cần thực hiện tốt các biện pháp như đã nêu ở trên.Ngoài ra, nên hạn chế ăn uống hàng quán bởi việc chung đụng bát đĩa, dụng cụ ăn uống cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn lây bệnh.
>>> XEM THÊM:
- Truy cập kiến thức Y – Dược Tâm Bình
- Hotline miễn cước: 1800 2828 85
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.