Nhiều người có thói quen sử dụng sữa chua như một món ăn tráng miệng hoặc lót dạ. Sữa chua cũng có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác, mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không? Cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm này?
1. Công dụng tuyệt vời của sữa chua với sức khỏe
Sữa chua là một sản phẩm từ sữa được lên men bởi vi khuẩn lactic. Quá trình lên men này tạo ra axit lactic, làm đông tụ protein casein trong sữa, tạo nên kết cấu đặc trưng của sữa chua. Sữa chua có mùi thơm nhẹ và vị chua dịu đặc trưng, phù hợp với khẩu vị của đa số người dùng.
Không chỉ thơm ngon, sữa chua còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn (probiotics) như Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột.
- Giúp xương khớp chắc khỏe: Sữa chua là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
- Làm đẹp da: Sữa chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp da sáng mịn, khỏe mạnh. Sử dụng sữa chua làm mặt nạ cũng giúp da trắng và mềm mại hơn.
- Tốt cho tim mạch: Sữa chua giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ giảm cân: Sữa chua giàu protein, giúp tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Canxi trong sữa chua cũng giúp tăng cường đốt cháy chất béo.
2. Trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không?
Sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không? Có ảnh hưởng gì đến tình trạng bệnh hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể và nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn của người trào ngược dạ dày.
Theo nghiên cứu thành phần, sữa chua mang lại những công dụng sau đối với người bị trào ngược:
- Trung hòa axit dạ dày: Sữa chua có tính kiềm, khi ăn vào giúp trung hòa axit dạ dày, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng…
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, giảm thời gian tồn đọng trong dạ dày.
- Hỗ trợ giảm viêm: Thành phần trong sữa chua giúp hình thành lớp màng bao bọc, bảo vệ dạ dày và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét do axit gây ra.
Vì những lợi ích trên, người trào ngược dạ dày có thể yên tâm khi sử dụng sữa chua hàng ngày.
Trào ngược dạ dày thực quản – Coi chừng biến chứng nguy hiểm
3. Cách sử dụng sữa chua tốt cho người trào ngược dạ dày
Kết hợp sữa chua với các thực phẩm khác không chỉ giúp kích thích vị giác, khiến món ăn thêm ngon miệng mà còn bổ sung dinh dưỡng, tăng tác dụng giảm trào ngược dạ dày. Tham khảo ngay các gợi ý dưới đây:
3.1 Sữa chua kết hợp yến mạch
Món ăn này có thể được sử dụng như bữa sáng hoặc bữa phụ cho người trào ngượi dạ dày. Yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan, giúp điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa. Món ăn này cũng giúp cung cấp năng lượng ổn định, tránh đói hoặc no quá mức gây tăng tiết axit.
Cành làm: Sữa chua 1 hộp 100g, yến mạch cán dẹt đã làm chín: 2-3 muỗng; trộn đều và dùng ngay.
3.2 Sữa chua và gừng
Cách kết hợp sữa chua và gừng giúp hỗ trợ giảm buồn nôn, khó tiêu, óc ách bụng. Đây là những triệu chứng điển hình, thường gặp hàng đầu ở người trào ngược dạ dày, gây khó chịu. Tuy nhiên, chỉ nên dùng gừng với 1 lượng vừa phải để tránh gây nóng ruột.
Cách làm: Sữa chua không đường 1 lọ trộn cùng gừng tươi bào nhuyễn khoảng 1 thìa canh. Ăn luôn hoặc có thể để trong ngăn mát 30 phút rồi ăn.
>>> XEM THÊM:
Trào ngược dạ dày nên ăn sáng gì? Gợi ý các món NGON – LÀNH – BỔ
Hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày có thực sự hiệu quả như lời đồn?
Hướng dẫn sử dụng lá khôi tía chữa trào ngược dạ dày – Một số lưu ý
3.3 Sữa chua dầm hoa quả
Các loại trái cây thích hợp để dầm sữa chua, tốt cho người trào ngược dạ dày là chuối, lê, táo, dưa hấu… Những loại này chứa ít hoặc không chứa axit, giàu chất xơ, có tính kiềm nên có tác dụng giảm nồng độ axit trong dạ dày, giảm ợ chua, ợ nóng. Tránh các loại trái cây có vị chua, trái cây có múi.
Cách làm: Trái cây tươi gọt vỏ, cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Trộn đều với 1 hũ sữa chua không đường rồi thưởng thức.
3.4 Sữa chua mật ong
Sữa chua kết hợp mật ong khiến món sữa thêm thơm ngon, bắt vị, đặc biệt đối với người thích ngọt mà muốn hạn chế nạp đường. Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Khi kết hợp với sữa chua giúp tăng cường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Cách làm: 2 thìa cà phê mật ong rừng trộn đều với 1 hộp sữa chua không đường. Có thể để sữa ngoài nhiệt độ phòng cho sữa lỏng ra để dễ uống hơn.
3.5 Sữa chua hạt chia
Hạt chia giàu chất xơ hòa tan, tạo lớp gel bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón. Omega-3 trong hạt chia có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng. Khi kết hợp sữa chua, hạt chia sẽ được một khẩu phần ăn bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách làm: Sữa chua không đường trộn cùng hạt chia. Để hỗn hợp khoảng 10 phút cho hạt nở ra rồi ăn.
3.6 Kết hợp với nha đam
Nha đam, hay còn gọi là lô hội, từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Nha đam có tính mát, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị tổn thương do axit trào ngược.
Chất gel trong nha đam giúp giảm kích ứng gây viêm loét thực quản và dạ dày, giảm ợ nóng, ợ chua, đau rát…
Cách làm: Sử dụng phần thịt bên trong của nha đam, bỏ phần vỏ xanh cứng bên ngoài. Cắt thịt nha đam thành hình hạt lựu rồi sơ chế cho sạch nhớt. Trộn khoảng 3 thìa nha đam với 1 hũ sữa chua rồi thưởng thức.
3.7 Sữa chua hạt lanh
Hạt lanh có tác dụng tương tự hạt chia. Người bị trào ngược dạ dày cũng có thể kết hợp cùng sữa chua để làm phong phú thực đơn hàng ngày.
Chất xơ không hòa tan trong hat lanh giúp tăng di chuyển của thức ăn trong ruột, giảm áp lực của thức ăn trong dạ dày, giảm kích ứng và hạn chế viêm nhiễm.
Cách làm: Hạt lanh và sữa chua trộn đều. Có thể ăn ngay hoặc để một lúc tùy khẩu vị.
4. Lưu ý dành cho người trào ngược khi ăn sữa chua
Sữa chua có thể được sử dụng như một phần trong chế độ ăn uống của người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên ưu tiên lựa chọn sữa chua không đường, tách béo hoặc sữa chua Hy Lạp.
- Hạn chế dùng sữa chua có thêm hương liệu, chất tạo ngọt nhân tạo
- Nên ăn sữa chua vào bữa sáng cùng một lượng vừa phải thực phẩm khác hoặc sau bữa ăn 30 phút.
- Không ăn khi đói hoặc trước khi đi ngủ.
- Ăn lượng vừa phải: Không nên ăn quá nhiều sữa chua trong một lần.
Như vậy, trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không thì chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi sử dụng để phát huy tối đa công dụng của sữa mà không ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược.
Truy cập trang chủ:
- Tambinh.vn
- Hotline: 1800 2828 85
Tham Vấn Y Khoa
Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình