Tới tháng có nên gội đầu không? Có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và nguy hiểm tới sức khỏe hay không là những băn khoăn của chị em. Vậy thực sự có nên kiêng gội đầu trong ngày “đèn đỏ”, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tới tháng có nên gội đầu không?
Có rất nhiều lời truyền miệng trong dân gian rằng việc gội đầu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, một số quan niệm còn cho rằng gội đầu trong kỳ kinh nguyệt sẽ bị rụng tóc hoặc tóc xoăn hoặc khiến các cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Theo quan điểm của y học hiện đại, việc gội đầu trong kỳ kinh nguyệt là điều hết sức bình thường, không có cơ sở khoa học nào về ảnh hưởng của việc gội đầu đến những ngày đèn đỏ.
Tuy nhiên, quan điểm Đông y cho rằng, trong những ngày đèn đỏ, máu kém lưu thông, khi cúi gội đầu sẽ khiến máu tập trung ở đầu, không lưu thông xuống dưới tử cung, huyết dịch trong tử cung không được bài tiết ra ngoài, khiến lâu hết kinh, lượng máu kinh nguyệt ít đi hoặc đau bụng kinh.
Ngoài ra, trong những ngày đèn đỏ, cơ thể dễ bị mệt, lỗ chân lông nở ra, nếu gội đầu quá khuya hoặc gội đầu nước lạnh có thể đau đầu, mệt mỏi, khiến những ngày đèn đỏ trở nên nặng nề hơn.
Hai quan điểm của Đông y và Tây y đối lập nhau nên việc cân nhắc có nên gội đầu trong ngày đèn đỏ sẽ phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chị em. Chị em nên gội đầu vào những thời điểm ấm trong ngày hoặc gội đầu bằng nước ấm và không nên kiêng tuyệt đối việc gội đầu. Khi gội xong nên sấy khô sẽ an toàn hơn trong những ngày kinh nguyệt.
>>> Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh không ra máu!
2. 5 cách gội đầu đúng trong kỳ kinh nguyệt
Để giữ gìn sức khỏe trong những ngày kinh nguyệt, chị em nên biết cách gội đầu để thư giãn cơ thể cũng như không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
2.1. Lựa chọn thời điểm gội đầu
Trong thời gian kinh nguyệt, có thể chị em bị mất đi một lượng máu nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nhiều chị em sức khỏe yếu còn có thể buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng kinh.
Do đó, khi gội đầu chị em nên lựa chọn đúng thời điểm để gội đầu như:
- Nên chủ động gội đầu vào trước một ngày khi “đến tháng”. Có thể chủ động theo dõi qua các dấu hiệu báo trước của cơ thể hoặc qua các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.
- Nên gội đầu vào buổi trưa hoặc chiều tối khi còn sớm, nhiệt độ môi trường không quá lạnh.
- Gội đầu lúc sáng sớm hoặc tối muộn chênh lệch nhiệt độ có thể khiến bạn bị cảm mạo.
2.2. Gội đầu nhanh sạch sẽ
Trong những ngày đầu kinh nguyệt, nếu chị em bị đau bụng kinh hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe có thể lùi lại thời gian gội đầu từ 1-2 ngày đến khi sức khỏe ổn định hơn.
Trong trường hợp vẫn gội đầu, chị em chỉ nên gội nhanh, giảm thời gian gội đầu, chỉ nên gội trong khoảng 10-15 phút.
Sau khi gội nên lau và sấy khô tóc để da đầu được khô thoáng.
Thời gian này nhiều chị em sẽ thấy tóc yếu và rụng nhiều hơn, thậm chí bết hơn do rối loạn nội tiết tố gây nên. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
2.3. Gội đầu bằng nước ấm
Để gội đầu an toàn trong ngày đèn đỏ, cách tốt nhất chị em nên gội đầu với nước ấm. Nước ấm giúp giãn nở các lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và gàu bám trên da đầu hiệu quả. Ngoài ra, nước ấm còn giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn, giãn nở các mao mạch trên da đầu, tăng cường lưu thông máu.
Tuy nhiên, chị em nên gội đầu với nước ấm từ 40-45 độ C. Nếu nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp nhờn trên da đầu khiến da bong tróc, gây ra gàu.
2.4. Massage nhẹ nhàng da đầu
Trong những ngày kinh nguyệt, da đầu tiết ra nhiều dầu, bạn cần làm sạch da đầu trong thời gian càng nhanh càng tốt nhưng vẫn đảm bảo mái tóc được sạch thơm, không bị bết dính.
Bạn nên massage nhẹ nhàng da đầu, gãi nhẹ toàn bộ chân tóc để giãn nở các lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và gàu. Nên kết hợp với các loại dầu gội phù hợp với tóc của bạn.
Nếu không gội đầu hay không massage đầu khiến tóc không sạch, dễ tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm sinh trưởng làm bít lỗ chân lông, tóc dễ gãy rụng.
2.5. Có thể dùng dầu gội khô
Trong trường hợp an toàn, không muốn gội đầu với nước, chị em có thể lựa chọn các loại dầu gội khô phù hợp với da đầu. Dầu gội khô có thể hút dầu, bã nhờn trên tóc nhưng vẫn giữ được độ dầu tự nhiên của tóc.
Ưu điểm của dùng dầu gội khô là chị em không cần nhiều bước như dầu gội tạo bọt với nước. Ngoài ra, dầu gội khô có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng dầu gội khô bởi chúng có thể gây ra một số vấn đề như:
- Không có khả năng làm sạch tóc như dầu gội tạo bọt với nước
- Không làm sạch được bụi bẩn bám trên da đầu
- Hạn chế dùng nếu da đầu bị khô và nhiều gàu
- Không cho lượng dầu gội khô vừa đủ có thể khiến tóc kém suôn mượt và xơ rối hơn.
3. Lưu ý khi gội đầu trong thời gian kinh nguyệt
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chị em không cần quá kiêng gội đầu vào ngày đèn đỏ và có thể gội đầu trong những ngày này nhưng cần biết cách gội đầu để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên gội đầu tuần 2-3 lần tùy tình trạng của tóc.
Ngoài ra, thời kỳ kinh nguyệt cũng là mốc nhạy cảm mà chị em phải trải qua trong mỗi tháng. Do đó, việc vệ sinh vùng kín và cơ thể rất quan trọng.
- Nên tắm bằng nước ấm trong những ngày kinh nguyệt
- Nên thay băng vệ sinh ngày 3-4 lần hoặc dùng cốc nguyệt san
- Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín tránh viêm nhiễm
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý trong ngày đèn đỏ
- Hạn chế các loại thực phẩm tươi sống, đồ lạnh dễ bị đau bụng
- Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích
Trên đây là một số thông tin về thắc mắc tới tháng có nên gội đầu hay không. Hi vọng chị em sẽ có những bí quyết và cách để gội đầu đúng trong những ngày đèn đỏ. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Đau bụng như thế nào là có thai? Nhận diện đúng để có cách xử lý kịp thời
- Đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì? Chị em nên nắm rõ
- Top 20+ cách giảm đau bụng kinh tại nhà – Đơn giản, dễ áp dụng
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.