Thuốc nội tiết cho bà bầu: Vai trò và nguy cơ khi sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Thuốc nội tiết cho bà bầu: Vai trò và nguy cơ khi sử dụng

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    11/10/24

    Nội tiết tố của phụ nữ thay đổi thế nào trong giai đoạn mang thai? Những loại thuốc nội tiết cho bà bầu nào thường được sử dụng nhiều nhất? Tác dụng và những nguy cơ tiền ẩn khi sử dụng thuốc điều hòa nội tiết khi mang thai là gì?

    4.9/5 - (88 bình chọn)

    1. Vai trò của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai

    Theo Healthline, nội tiết tố (hormone) là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Vậy, tác dụng của từng loại hormone đối với bà bầu và thai nhi là gì?

    thuốc nội tiết tố cho bà bầu

    • HCG: Hormone này được sản xuất ngay sau khi trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung. Vai trò chính của HCG là xác nhận thai kỳ, đồng thời duy trì thai kỳ bằng cách kích thích buồng trứng tiếp tục sản xuất progesterone và thúc đẩy sự phát triển của nhau thai.
    • HPL (Lactogen nhau thai người): Giúp cung cấp dưỡng chất cho thai nhi; kích thích sự hoạt động của tuyến sữa trong bầu vú của người mẹ để chuẩn bị cho thời kỳ cho con bú.
    • Progesterone: Đây là hormone quan trọng, giúp niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh; tạo điều kiện tốt cho thai nhi làm tổ và phát triển. Progesterone còn giúp giảm co thắt tử cung, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể mẹ hấp thu canxi tốt hơn…
    • Estrogen: Cùng với progesterone, estrogen giúp duy trì môi trường tử cung khỏe mạnh, giúp tử cung lớn hơn để tương ứng với sự phát triển của thai nhi. Estrogen cũng giúp kích thích tuyến sữa, tăng cường lưu lượng máu và thúc đẩy chuyển hóa để đảm bảo cung cấp đẩy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

    2. Thuốc nội tiết tố cho bà bầu – Những loại phổ biến nhất

    Thông thường, có 2 loại thuốc nội tiết là Estrogen và Progesterone được sử dụng cho bà bầu. Đặc biệt, trong trường hợp thai phụ mang thai nhờ phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn thì việc sử dụng nội tiết tố cần phải được duy trì như một phần không thể thiếu trong phác đồ.

    thuốc nội tiết cho bà bầu

    2.1 Thuốc nội tiết cho bà bầu Estrogen 

    Thuốc nội tiết tố Estrogen có nhiều dạng, tùy thuộc tình trạng thiếu hụt bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại nào:

    • Thuốc tiêm Estrogen: dạng này ít phổ biến
    • Miếng dán dưới da Estrogen: có chứa một lượng nhỏ Estrogen, thẩm thấu dưới da. Không nên dán cùng vị trí 2 miếng dán Estrogen trong vòng 1 tuần.
    • Viên uống Estrogen: được chia thành nhiều viên có hàm lượng khác nhau.

    Việc bổ sung theo đúng liều lượng thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình uống/dán luôn có sự theo dõi của bác sĩ.

    >>> Xem thêm: Mách bạn 20+ thực phẩm bổ sung Estrogen an toàn cho sức khỏe

    2.2 Thuốc nội tiết cho bà bầu Progesterone

    Thuốc nội tiết Progesterone thường được kê đơn để dưỡng thai. Progesterone có thể uống trước khi mang thai nhằm hỗ trợ niêm mạc tử cung phát triển sẵn sàng đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ, giảm co bóp tử cung từ đó giảm nguy cơ sảy thai.

    Ở những sản phụ có tiền sử dọa sảy, sảy thay, nội tiết tố Progesterone giúp dư phòng nguy cơ sảy thai liên tiếp do suy hoàng thể.

    Progesterone được điều chế theo nhiều dạng như viên uống, thuốc đặt âm đạo, thuốc tiêm. Phổ biến nhất là thuốc tiêm có thành phần Progesterone; thường được tiêm để giữ thai, phòng ngừa tình trạng sinh non (trước 37 tuần).

    Đối với bất kỳ loại hormone nào, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ hormone trước khi chỉ định bổ sung. Điều đó giúp em bé phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.

    3. Dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố khi mang bầu cần bổ sung

    Thông thường, có 2 kiểu thiếu hụt nội tiết là thiếu hụt estrogen và thiếu hụt nội tiết tố progesterone. Mỗi tình trạng sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể là:

    >>> Thiếu hụt nội tiết tố Estrogen:

    • Da khô, kém đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, vết nám sạm, tàn nhang, nổi mụn trứng cá.
    • Tóc khô xơ, chẻ ngọn, dễ bị gãy rụng
    • Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, quan hệ bị đau rát, khó đạt khoái cảm.
    • Tâm trạng thay đổi, vui buồn thất thường; dễ cáu bẳn, hay suy nghĩ, lo âu, chậm chí trầm cảm…

    >>> Thiếu hụt nội tiết tố Progesterone:

    • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
    • Tích nước, phù nề: Progesterone có tác dụng kích thích lợi tiểu. Khi thiếu hụt, nước trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài gây tích nước ở chân, tay, mặt.
    • Tinh thần mệt mỏi, hay lo âu: Mẹ bầu cảm thấy thấp thỏm, bất an, stress…

    Nếu bản thân có một trong các triệu chứng trên đây, bạn cần được thăm khám và có hướng bổ sung nội tiết tố trong trường hợp cần thiết.

    4. Nguy cơ khi sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu

    Thuốc nội tiết cho bà bầu không chỉ mang lại nhiều tác dụng đối với bản thân người mẹ; mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Đối với những người vô sinh, hiếm muộn, bổ sung nội tiết tố kịp thời có thể gia tăng khả năng thụ thai; điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, nâng cao chất lượng trứng…

    nguy cơ khi sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu

    Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nội tiết, đặc biệt là estrogen, trong quá trình mang thai không đúng cách, không đúng liều lượng có thể gây ra một số nguy cơ cho cả mẹ và bé. Cụ thể là:

    • Dị tật bẩm sinh: Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng estrogen trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể liên quan đến nguy cơ tăng dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là ở hệ sinh dục.
    • Sảy thai: Mặc dù estrogen và progesterone giúp duy trì thai kỳ; nhưng việc sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
    • Sinh non: Sử dụng estrogen không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
    • Các vấn đề về sức khỏe của mẹ: Bổ sung hormone kéo dài khi mang thai có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mẹ; điển hình như: buồn nôn, ói mửa, đau đầu, chóng mặt, thay đổi tâm trạng, tăng huyết áp, huyết khối…

    5. Lưu ý sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu

    Một số dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ khi mang thai rất giống với phản ứng sinh lý thường nên khó nhận biết. Do vậy, hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

    Ngoài ra, cần lưu ý:

    • Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ: Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.
    • Tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng: Bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng thuốc.
    • Theo dõi chặt chẽ: Bạn cần đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần.
    • Thông báo cho bác sĩ: Bạn cần thông bào cho bác sĩ nếu gặp vấn đề bất thường.

    Trên đây là một số thông tin về thuốc nội tiết tố cho bà bầu và những lưu ý khi sử dụng. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline miễn cước 1800 38 38 85 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nám da tàn nhang ăn gì kiêng gì? Chuyên gia giải đáp 25/04/22
      Nám da tàn nhang ăn gì kiêng gì và có những lưu ý gì để cải thiện sức khỏe làn…
      Ăn gì để tăng ham muốn cho phụ nữ? Chuyên gia gợi ý 16 siêu thực phẩm 21/11/22
      Ăn gì để tăng ham muốn cho phụ nữ là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Chế độ…
      Bật mí 12 mẹo chữa khô vùng kín tại nhà các chị em tin dùng! 23/12/22
      Cô bé bị khô hạn là nỗi niềm khó nói của nhiều chị em phụ nữ. Bên cạnh việc thăm…
      Collagen tươi là gì? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả 31/08/23
      Collagen tươi được coi như bí quyết trẻ hóa da hiệu quả cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên nhiều…
      Xem thêm