GGT là một trong những loại men gan chính, có vai trò mấu chốt trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. Khi chỉ số GGT tăng cao sẽ cảnh báo tổn thương gan. Chính vì vậy, nhiều người quan tâm thuốc điều trị GGT tăng cao như thế nào để hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.
1. Chỉ số GGT là gì?
Chỉ số GGT (Gamma Glutamyl Transferrase) là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều tạng trong cơ thể như gan, thận, lách, tụy… tuy nhiên gan là nguồn gốc chính của GGT trong máu.
GGT có mặt trong mỗi tế bào gan, tế bào gan chết đi sẽ giải phóng GGT vào máu. Do đó, chỉ số men gan GGT tăng cao chính là dấu hiệu bất thường về gan. Theo chuyên gia gan mật, chỉ số GGT an toàn là dưới 60 UI/L. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ khác nhau theo giới tính. Theo đó, GGT bình thường ở nam giới là từ 11 – 50 UI/L, ở nữ là từ 7 – 32 UI/L.
Có rất nhiều nguyên nhân làm gia tăng chỉ số GGT, điển hình là viêm gan mạn, viêm gan virus, tổn thương gan do rượu, ung thư gan di căn…
>>>Men gan cao – Tìm hiểu nguyên nhân và cách hạ men gan an toàn, hiệu quả
2. Chỉ số GGT tăng cao có nguy hiểm không?
Chỉ số GGT tăng cao thường không có triệu chứng nên bệnh nhân gần như không biết hoặc dễ bị bỏ qua. Nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe như:
-
- Tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan: Tăng men gan bất thường do tế bào gan chết hàng loạt, cơ thể sẽ tự động kích hoạt tăng sinh tế bào gan mới. Từ đó, bạn có nguy cơ mắc bệnh xơ gan, ung thư gan.
- Giảm tuổi thọ: Men gan cao làm tăng tỷ lệ tử vong. Chỉ số men gan càng cao tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong tăng cao.
3. Tham khảo những loại thuốc điều trị GGT tăng cao
Chỉ số GGT tăng cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do tác dụng phụ của thuốc tây, rượu bia, sử dụng thực phẩm bẩn, viêm gan virus… Chính vì vậy, trước khi đề xuất loại thuốc điều trị, bác sĩ phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp GGT tăng cao:
3.1. Nhóm thuốc acid amin trị men gan cao
Acid amin có thể kể đến như Arginine, Ornithine, Carnitine, Acid glutamic… giúp chuyển đổi protid, hỗ trợ giải độc gan, tái tạo tế bào gan. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc này cho những trường hợp tăng men gan do gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan…
3.2. Thuốc kháng virus trị viêm gan cao
Loại thuốc này được chỉ định cho những trường hợp người bệnh tăng men gan do viêm gan virus B hoặc C. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và hoạt động của virus, từ đó giúp làm giảm men gan.
Thuốc kháng virus viêm gan B: Tenofovir, Entecavir……
Thuốc kháng virus viêm gan C: Sofosbuvir, Ledipasvir…
3.3. Thuốc Choline hỗ trợ điều trị men gan cao
Choline là loại thuốc thường được dùng cho những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ do rượu bia – một trong những nguyên nhân khiến GGT tăng. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng khó chịu do gan nhiễm mỡ gây ra, giảm lượng mỡ ứ đọng trong gan, hồi phục chức năng gan. Từ đó, thuốc giúp hỗ trợ hạ men gan, hạ chỉ số GGT về ngưỡng an toàn.
3.4. Thuốc hạ mỡ máu
Thuốc hạ mỡ máu được chỉ định cho những trường hợp bị gan nhiễm mỡ dẫn đến men gan tăng cao. Có 2 nhóm được sử dụng phổ biến:
- Nhóm Statin: Lovastatin, Fluvastatin… nhóm thuốc giúp giảm cholesterol trong máu, giảm chất béo trung tính tích tụ trong gan.
- Nhóm Fibrate: Clofibrate, Fenofibart… giúp tăng khả năng oxy hóa axit béo, giảm triglyceride.
3.5. Các loại vitamin
Các loại vitamin như vitamin nhóm B, E đều có tác dụng rất tốt cho những người bị men gan cao. Chúng giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa mỡ làm hoại tử gan. Vì vậy, những người bị tăng men gan, tăng chỉ số GGT thường được bác sĩ kê để hạ men gan.
Ngoài thuốc tây thì hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Vì vậy, khi bị tăng men gan hoặc gặp vấn đề về gan, bạn có thể tham khảo những sản phẩm này bên cạnh việc sử dụng thuốc tây. Phương pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nên tham khảo và sử dụng những sản phẩm của thương hiệu uy tín.
4. Những lưu ý khi điều trị GGT tăng cao
Khi xét nghiệm thấy chỉ số GGT tăng cao, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Khi dùng thuốc hạ men gan cần tuyệt đối tránh rượu bia, các chất kích thích…
- Với tình trạng men gan tăng cao, càng sử dụng ít thuốc càng tốt. Vì vậy, người bệnh nên dùng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có biểu hiện lạ cần ngưng thuốc, thông báo cho bác sĩ chuyên khoa.
- Khi dùng thuốc không kê toa nên xem kỹ thành phần, cách sử dụng, liều dùng. Nếu thuốc chứa thành phần gây dị ứng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều trong thời gian dài.
- Thăm khám và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Tránh tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
- Với người béo phì, thừa cân nên thực hiện chế độ giảm cân khoa học, lành mạnh.
- Đồng thời, người bệnh nên giảm mỡ động vật, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ… trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Kết luận
Bài viết đã giúp các bạn nắm được những loại thuốc điều trị GGT tăng cao. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ. Liên hệ với chúng tôi theo hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn cách chăm sóc, bảo vệ gan.
Xem thêm:
- Chỉ số men gan là gì? – Theo dõi chỉ số men gan để hiểu
- Men gan cao ăn gì kiêng gì? – Chuyên gia gợi ý những thực phẩm hỗ trợ hạ men gan
- Tổng hợp thuốc trị men gan cao phổ biến 2022 – Người mắc bệnh này nên tìm hiểu
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.