Tôi năm nay 45 tuổi, phát hiện suy thận vào cuối năm 2020. Xin hỏi bác sĩ suy thận có uống được nước dừa không? Uống bao nhiêu là hợp lý? Tôi có thể uống thêm các loại nước gì khác để tốt cho sức khỏe? Xin cảm ơn! (Lê Thái Bình – Bến Tre).
Thận là bộ phận đảm nhiệm các vai trò quan trọng như lọc máu, kích thích tạo máu, điều hòa huyết áp, bài tiết dịch lỏng… Đối với người bị suy giảm chức năng thận, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Dưới đây là ý kiến của chuyên gia Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó GĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh về vấn đề này.
1. Suy thận có uống được nước dừa không?
Ở nước ta, dừa là loại nước giải khát phổ biến. Thành phần của nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng, các loại vitamin, folate, mangan, canxi, selen… Vì vậy, ngoài việc mang đến nguồn năng lượng dồi dào, nước dừa còn có nhiều công dụng khác như:
- Giải nhiệt, bù điện giải, bổ sung chất lỏng cho cơ thể
- Giúp lợi tiểu, thúc đẩy hoạt động của hệ bài tiết
- Tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch
- Giảm chứng tiểu bí, tốt cho người cảm cúm
- Tốt cho hệ tim mạch
Tuy nhiên, người suy thận có uống được nước dừa không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa rất tốt đối với những khỏe mạnh; nhưng chúng lại không có lợi cho những người suy thận nếu uống nhiều. Nguyên nhân do:
- Nước dừa chứa lượng Kali, Natri, Phốt pho nhất định. Khi uống vào làm thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải. Do đó có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Thậm chí có thể gây tăng huyết áp nếu các chất tồn dư quá nhiều trong máu.
- Uống nhiều nước dừa khiến cơ thể phải dung nạp lượng lớn chất lỏng. Thận phải làm việc nhiều hơn để bài tiết ra ngoài dẫn đến suy giảm chức năng.
Như vậy, suy thận có uống được nước dừa không thì câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, cần cân nhắc lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến chức năng thận.
2. Suy thận nên uống nước gì và kiêng uống nước gì?
Bên cạnh câu hỏi suy thận có uống được nước dừa không, nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề nên uống nước gì và kiêng uống nước gì? Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia y tế – ThS, BS Nguyễn Thị Hằng.
2.1 Các loại nước tốt cho người suy giảm chức năng thận
Để giảm thiểu gánh nặng cho thận, đồng thời giúp bộ phận này khỏe mạnh hơn, người bệnh nên bổ sung các loại nước sau:
- Nước râu ngô: Loại nước này có tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt, uống nước râu ngô còn giúp hạn chế đi tiểu, tiểu đêm ở những người thận yếu.
- Nước đỗ đen rang: Đỗ đen có chứa nhiều chất muối khoáng, các vitamin nhóm B, Sắt… Dùng đỗ đen rang thơm, hãm nước uống thay trà hàng ngày có tác dụng tăng cường hoạt động đào thải cho thận.
- Nước đỗ đen, quế nhục, đại táo: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 50g đỗ đen, 50g đại táo, 15g quế nhục. Tất cả rửa sạch, sắc với 500ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 150ml. Uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối.
- Nước ép dưa hấu: Giúp giải khát, tăng cường vitamin và khoáng chất, tăng khả năng đào thải độc tố của thận.
- Nước bầu khô: Quả bầu phơi hoặc sấy khô đun kỹ với nước, chắt bỏ cái rồi uống 2 lần/ ngày.
- Nước bí đao: Nước bí đao cho người suy thận có thể dùng dạng nước ép bí tươi hoặc nước sắc bí khô.
- Nước vỏ dưa hấu: Có thể tận dụng vỏ dưa hấu, thái nhỏ, phơi khô rồi sắc nước uống hàng ngày vì vỏ dưa có tính mát, giải độc tốt.
Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm 1 số loại nước tốt cho thận khác như: nước lá sen, nước chè xanh, nước ép dứa, nước ép dưa hấu…
2.2 Suy thận nên kiêng nước gì?
Bên cạnh những loại nước tốt cho thận, người bệnh cũng cần biết những loại nước có hại, nên hạn chế sử dụng. Tiêu biểu là:
- Rượu bia: Rượu bia, gọi chung là đồ uống có cồn được coi là “khắc tinh” của người suy thận. Khi dung nạp các loại đồ uống này, gan thận phải làm việc liên tục để đào thải độc tố. Thận đã yếu lại càng yếu hơn.
- Các loại nước ép hoa quả giàu Kali: Tiêu biểu là nước ép nho, lựu đỏ, bơ, đào, mận, kiwi…
- Nước đóng chai có ga, chứa nhiều đường…
3. Một số lưu ý chung cho người bệnh thận
Ngoài việc người suy thận có nên uống nước dừa không? Nên và không nên uống gì? Người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng như sau:
- Vận động vừa sức, tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc
- Hạn chế thức khuya, làm việc căng thẳng
- Lựa chọn các mon thể thao phù hợp, ví dụ: yoga, đi bộ, bơi lội. Tập thể dục hàng ngày và buổi sáng.
- Bổ sung lượng protein (từ thịt, cá, trứng…) phù hợp. Không nên ăn quá nhiều
- Tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ
- Hạn chế chất béo, đồ ăn cay nóng…
- Cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu
- Bổ sung đầy đủ lượng nước
- Cẩn trọng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc…
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi suy thận có uống được nước dừa không; gợi ý một số loại nước nên và không nên uống. Quan trọng hơn, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ và làm theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
>>> XEM THÊM:
- Cách tăng cường Bổ thận tráng dương chỉ với 6 viên mỗi ngày
- Chữa thận yếu bằng đậu đen – 4 cách làm đơn giản mà hiệu quả nhất
- Suy thận nên ăn gì, kiêng gì – Bật mí 15 thực phẩm tiêu biểu
- Thận yếu gây đau lưng – Làm sao để cải thiện
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Mình bị viêm thận nên ăn gì vàkiêng ăn gì có uốngcthêm thuốc B1 được không
Chào bạn. Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của mình nhé.