Đối với bệnh nhân suy thận, bên cạnh các biện pháp điều trị y khoa, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Suy thận có ăn được tổ yến không là băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng lắng nghe ý kiến và một số lời khuyên xoay quanh vấn đề này của chuyên gia y tế, Th.s, BS Nguyễn Thị Hằng.
1. Công dụng của tổ yến đối với sức khỏe
Từ xa xưa, yến sào đã được xem như một loại cao lương mỹ vị, chỉ dành cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Ngày này, khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra trong yến sào chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe người dùng. Cụ thể là:
- Giúp bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ tăng cường, phục hồi sức khỏe
- Tăng cường chức năng hệ miễn dịch
- Hạn chế, ngăn ngừa tình trạng lão hóa
- Tốt cho hệ xương, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và não bộ
- Giúp đôi mắt sáng khỏe hơn…
2. Người bị suy thận có ăn được tổ yến không?
Tổ yến là thực phẩm quý, thực chất là nước dãi của loài chim yến tiết ra để làm tổ cho chim non. Trong tổ yến có chứa tới 18 loại axit amin (như Serine, Leucine, Proline, Arginine, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Threonine, Glutamic…). Ngoài ra còn nhiều các vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt, trong thành phần có chứa tới 45-55% hàm lượng protein.
Vì vậy, việc sử dụng yến sào giúp hỗ trợ phát triển và nuôi dưỡng các tế bào, tái tại mô và các tế bào bị tổn thương. Bên cạnh đó, hàm lượng đạm tự nhiên cao, dễ hập thụ ở yến rất tốt cho người bị suy thận. Thực tế cho thấy, sử dụng tổ yến thường xuyên giúp hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm chóng mắt, mệt mỏi, xanh xao ở người suy thận.
Theo Y học cổ truyền, yến sào có vị ngọt, tính bình, đi vào phế, vị và thận. Công dụng nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết. Vì thế, người bị suy thận có thể sử dụng yến như một loại thực phẩm bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
3. Gợi ý các món ăn từ tổ yến tốt cho người suy thận
Có khá nhiều cách chế biến tổ yến. Tùy theo sở thích của từng người, có thể lựa chọn chế biến thành các món ăn như sau:
3.1 Chè yến
Chè yến là món ăn thanh mát, thích hợp cho những ngày hè thời tiết nắng nóng. Món ăn này đặc biệt phù hợp để bổ trung, dưỡng khí, bổ huyết. Những người suy nhược cơ thể, người thường xuyên mệt mỏi nên tham khảo sử dụng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Yến sào: 5g
- Đường kính trắng: 10g (hoặc tùy khẩu vị)
- Trứng gà: 1 quả
- Bột vỏ trứng rây mịn
- Nước lọc: 1 bát con
Hướng dẫn thực hiện:
- Đun sôi nước lọc, đổ đường kính vào hòa tan
- Thêm lòng trắng trứng và bột vỏ trứng tán mịn
- Lọc trong hỗn hợp, rồi cho yến vào đun chín
- Trút ra bát và dùng khi còn ấm
[Review] Top 10 thuốc bổ thận nam, tăng sinh lực cho phái mạnh
3.2 Yến thả tốt cho người suy thận
Yến thả hay còn gọi là món canh yến hầm gà có vị khá dễ ăn. Việc thực hiện cũng không khó mà vẫn bảo toàn được tối đa lượng dưỡng chất có trong thực phẩm. Cùng tham khảo cách làm ngay sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Yến sào: 5g
- Ức gà: 50g
- Nước lọc, gia vị vừa miệng
Hướng dẫn thực hiện:
- Yến hấp cách thủy khoảng 10 phút
- Ức gà hầm hoặc luộc chín, xé nhỏ
- Nên gia vị vào nước hầm gà rồi thả yến và gà xé vào
- Nên dùng trước bữa ăn
3.3 Yến tần bồ câu
Chim bồ câu là thực phẩm lành tính chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì thế, khi kết hợp với yến sào trở thành món ăn đại bổ, giúp tăng cường sức khỏe, dưỡng khí huyết cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược do đang mắc bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chim bồ câu đã làm sạch: 1 con
- Yến sào: 5g
- Gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ, nấm hương
- Gia vị vừa ăn
Hướng dẫn thực hiện:
- Gạo nếp vo sạch, đậu xanh vỡ đôi, mộc nhĩ, nẫm hương ngâm nở rồi thái nhỏ.
- Cho yến và các nguyên liệu trên vào bụng của chim, nếu cần có thể dùng tăm để cố định, không cho nguyên liệu tràn ra ngoài.
- Hầm cách thủy khoảng 1 tiếng cho nhừ, nêm thêm gia vị.
- Ăn khi còn nóng.
3.4 Người suy thận nên ăn cháo yến thịt bằm
Cháo yến thịt bằm được xem là món ăn tốt cho người suy thận, đặc biệt là những người đang trong quá trình lọc máu, chạy thận, người vừa trải qua phẫu thuật, tiểu phẫu tại thận. Sử dụng món ăn giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Yến sào: 2 tai
- Thịt lợn xay hoặc bằm nhỉ: 100g
- Gạo nếp: 2 nắm
- Nước lọc
- Gia vị: dầu ăn, dầu mè, hạt nêm, gừng tươi, rượu trắng
Hướng dẫn thực hiện:
- Gạo nếp đem vo sạch, để ráo rồi cho vào chảo rang qua. Châm nước vào nồi, cho gạo ninh thành cháo nhừ
- Thịt lợn xào kỹ với gia vị
- Yến chưng cách thủy khoảng 25 đến 30 phút
- Cho thịt băm và yến chưng vào cháo, nêm gia vị vừa ăn
- Sử dụng khi cháo còn nóng
3.5 Tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng đường phèn là món ăn đơn giản nhưng cũng rất ngon miệng. Mọi người thường lựa chọn cách chế biến này vì chúng khá nhanh, tiện mà lại giữ được lượng dưỡng chất.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tổ yến đã tinh chế: 1-2 tai
- Đường phèn, hạt chia, 1 lát gừng tươi
- Nước lọc: 1 bát nhỏ
Hướng dẫn thực hiện:
- Tổ yến ngâm nước ấm khoảng 10 phút cho yến nở ra
- Vớt yến ra thố có nắp, thêm chút nước và đường phèn rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút.
- Thêm lát gừng tươi. Yến nở chín đều và có mùi thơm đặc trưng là được.
4. Người suy thận cần lưu ý gì khi dùng tổ yến?
Yến sào tốt cho người suy thận, nhất là những người suy thận đang trong giai đoạn phục hồi, cơ thể còn yếu. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý một vài điểm sau để phát huy tối đa công dụng của yến và không ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Nên sử dụng yến tươi thay vì yến chế biến sẵn: Các loại yến chưng sẵn đóng hộp tuy tiện lợi nhưng thường có hóa chất bảo quản, không tốt cho người đang bị suy thận. Vì thế, bạn nên dùng yến tươi (dạng cánh, chưa chế biến).
- Lựa chọn yến: Người tiêu dùng cần có kiến thức nhất định để chọn được loại yến tốt. Yến chất lượng cao thường có màu hơi ngả vàng, không bị phai màu khi ngâm nước nóng.
- Thời điểm sử dụng yến tốt nhất là khi ngủ dậy hoặc khi bụng đói. Lúc này, các dưỡng chất trong yến dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
- Người suy thận chỉ nên dùng tối đa khoảng 15g yến mỗi tuần, chia khoảng 3 lần. Không nên lạm dụng và cần dùng duy trì lâu dài để có kết quả tốt.
- Không chế biến yến ở nhiệt độ quá cao. Thời gian chưng tối đa khoảng 30 phút để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng.
- Nếu có bất thường như dị ứng khi ăn yến, nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi suy thận có ăn được tổ yến không và gợi ý cách chế biến đem lại hiệu quả tốt. Chúc các bạn sức khỏe!
>>> XEM THÊM:
- Suy thận nên ăn gì kiêng gì? Điểm danh 15 thực phẩm nổi bật
- Chữa thận yếu bằng đậu đen – Hướng dẫn 4 cách tốt nhất
- Khám suy thận ở đâu tốt? Gợi ý những địa chỉ uy tín
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.