Tai biến mạch máu não là một trường hợp khẩn cấp nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vọng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người chưa có kiến thức và kỹ năng sơ cứu tai biến mạch máu não. Bài viết sau sẽ đem tới cho bạn thông tin này.
1. Sơ cứu tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ não xảy ra do chảy máu não hoặc thiếu máu não do các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu. Nó làm giảm hoặc gián đoạn cũng cấp máu cho một phần não bộ. Từ đó gây chết các tế bào não. Đột quỵ não khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh và có thể tử vong trước 24 giờ sau khi khởi phát.
Do tình trạng này diễn biến nhanh và nguy hiểm nên sơ cứu tai biến đóng vai trò tiên quyết để cứu sống bệnh nhân. Sơ cứu khi tai biến mạch máu não là một loạt các hành động nhanh, chính xác để tránh chuyển biến xấu của người bệnh. Nó đặc biệt cần thiết trong lúc chờ đợi sự trợ giúp của nhân viên y tế.
>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não – Đối tượng nào có nguy cơ cao?
2. Các bước sơ cứu tai biến mạch máu não
2.1. Nhận biết dấu hiệu tai biến mạch máu não
Điều đầu tiên và quan trọng nhất để sơ cứu thành công là nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ não như:
- Méo miệng, miệng mở khó, môi lưỡi tê cứng
- Rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng bất thường
- Tê mỏi tay, khó cử động
- Yếu hoặc liệt một bên cơ thể
- Mất thăng bằng
- Đột ngột không nhìn rõ, mất thị lực
- Đau đầu dữ dội
- Buồn nôn, nôn
- Mất ý thức, mê man
Ngoài ra, đối với những người có bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… cần chú ý các biểu hiện tiền đột quỵ não. Bởi đây là những đối tượng có nguy cơ cao.
- Đột nhiên hơi nhức đầu, váng đầu
- Choáng váng
- Tê nửa người
- Ngáp liên tục
Đôi khi có những trường hợp người bệnh gặp cơn tai biến vào ban đêm, không nhận biết được dấu hiệu. Khi phát hiện, bệnh nhân đã hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ.
2.2. Gọi cấp cứu
“Thời gian vàng” để cấp cứu tai biến mạch máu não đạt hiệu quả là trong vòng 3 – 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ não. Do đó, ngay khi phát hiện người bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu số 115.
Nếu có điều kiện, để tiết kiệm thời gian, bạn hãy đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Khi di chuyển người bệnh cần được đặt trên mặt phẳng, nằm nghiêng và nới bớt quần áo cho thoáng.
2.3. Cách sơ cứu tai biến mạch máu não tại nhà
Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, nếu có kiến thức và kỹ năng, hãy thực hiện theo một số hướng dẫn sơ cứu người tai biến mạch máu não dưới đây.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu từ 30 – 45 độ
- Nới lỏng cà vạt, khăn quàng cổ,… đảm bảo người bệnh mặc quần áo thoáng mát
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo cần hướng dẫn người bệnh thở đều và thật sâu để hỗ trợ tăng lưu thông máu não. Nói chuyện bình tĩnh và tìm cách trấn an người bệnh.
- Nếu người bệnh bị ngừng thở thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Nếu bệnh nhân bị nôn cần để nằm nghiêng để nôn hết. Móc hết đờm, dãi, thức ăn để tránh chúng vào mũi, khí quản.
- Một số trường hợp bị co giật phải dùng ngay 1 chiếc que hoặc đũa quấn vải để ngang miệng bệnh nhân giúp tránh cắn vào lưỡi.
- Tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống hoặc dùng bất kỳ thuốc gì không có chỉ định của bác sĩ.
- Ghi nhớ những thay đổi về tình trạng của người bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
3. Một số sai lầm khi sơ cứu tai biến mạch máu não
Sơ cứu tai biến mạch máu não sai cũng khiến bỏ lỡ thời gian vàng để can thiệp, đôi khi là quá muộn. Những sai lầm đó là:
- Không di chuyển bệnh nhân, để bệnh nhân nằm yên một chỗ tại nhà: Nên nhớ rằng đến viện càng trễ thì khả năng cấp cứu càng thấp và nguy cơ tử vong càng cao.
- Cho người bệnh dùng An cung: Ở nhiều trường hợp người bị đột quỵ não khó nuốt. Do đó, khi cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc, thức ăn nào đều dẫn tới nguy cơ chẹn đường thở. Thêm vào đó, đột quỵ não có thể do thiếu máu hoặc chảy máu não. Nếu bị xuất huyết não thì dùng An cung chỉ làm tình trạng chảy máu thêm trầm trọng.
- Trích máu, nặn máu ở đầu ngón tay và dái tai: Cách này vừa không có tác dụng vừa trì hoãn thời gian cấp cứu.
- Nhỏ thuốc Adalat vào lưỡi: Loại thuốc ngày gây tụt huyết áp đột ngột. Nó sẽ dẫn tới việc não không được cung cấp đủ máu làm chết các tế bào não.
Sơ cứu tai biến mạch máu não đóng vai trò quyết định tới khả năng cứu chữa và phục hồi của bệnh nhân. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta nên tự trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cứu người tai biến. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349.
XEM THÊM
- Bị tai biến nên ăn gì – kiêng gì giúp người bệnh nhanh hồi phục và dự phòng tái phát
- {Top 12} bài tập yoga giúp phục hồi sau tai biến
- Cẩm nang 15 bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Sơ cứu đột quỵ
https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-first-aid - Đột quỵ não: Cần xử trí sớm và đúng cách
http://benhvien108.vn/dot-quy-nao:-can-xu-tri-som-va-dung-cach.htm - Tai biến mạch máu não: Cấp cứu thế nào để tránh tử vong?
https://suckhoedoisong.vn/tai-bien-mach-mau-nao-cap-cuu-the-nao-de-tranh-tu-vong-n165236.html - Đừng để chết người vì sơ cứu đột quỵ sai cách
http://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/dung-de-chet-nguoi-vi-so-cuu-dot-quy-(con-goi-la-tai-bien-mach-mau-nao)-sai-cach-/20190424080133178
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.