Rối loạn nội tiết tố được nhắc đến thường xuyên hơn ở nữ giới. Tuy nhiên, cánh mày râu cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này, đặc biệt khi bước vào tuổi trung niên . Rối loạn nội tiết nam không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh lý mà còn kéo theo sự suy giảm sức khỏe nói chung. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề này.
1. Rối loạn nội tiết nam là gì?
Nội tiết tố nam (hay còn gọi là hormone sinh dục), chủ yếu là Testosterone, được sản xuất phần nhiều bởi tế bào Leydig của tinh hoàn và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận.
Hormone sinh lý có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển các cơ quan sinh dục như tinh hoàn, dương vật, tuyến tiền liệt. Đồng thời, thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới. Bên cạnh đó, nội tiết tố nam cũng góp phần quy định hình thức bên ngoài của phái mạnh. Điển hình là cơ bắp, thể hình, râu tóc,…
Theo các chuyên gia nam học, nồng độ Testosterone của nam giới được đánh giá ổn định ở mức 270 – 1070ng/dL, lý tưởng nhất vào khoảng 400-600ng/dL. Nồng độ Testosterone trên hoặc dưới mức trung bình đều được xem là rối loạn hay mất cân bằng nội tiết tố nam.
2. Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nam
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nam. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất khiến cánh mày râu phải đối mặt với tình trạng này:
2.1 Rối loạn Androgen do tuổi tác
Nội tiết tố nam ổn định nhất vào thời kỳ nam giới 20-30 tuổi. Lúc này, nồng độ Testosterone luôn ở mức lý tưởng. Sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu có sự sụt giảm Testosterone, trung bình từ 1-2% mỗi năm. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, không ai có thể tránh được.
Ngoại trừ những trường hợp mãn dục sớm, cánh mày râu khi bước vào tuổi trung niên (khoảng 45-60 tuổi) sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của nồng độ hormone sinh lý với những biểu hiện rất cụ thể.
2.2 Suy giảm Testosterone nội sinh do lạm dụng chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… nếu sử dụng một cách thường xuyên với một lượng lớn sẽ tác động tiêu cực đến sự sản sinh Testosterone tự nhiên của cơ thể. Lâu dần dẫn đến thiếu hụt hormone sinh lý.
Ngoài ra, đồ uống có cồn và các sản phẩm chứa cafein còn gây áp lực lớn cho gan thận, làm suy giảm chức năng của các cơ quan trọng yếu này. Từ đó khiến sức khỏe của nam giới ngày một đi xuống.
2.3 Nồng độ Estrogen tăng cao do sử dụng nhiều hóa mỹ phẩm
Nội tiết tố nam giới bao gồm chủ yếu Testosterone và một lượng nhỏ Estrogen (hormone giới tính nữ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt, son môi… chứa một lượng khá lớn chất Xenoestrogen. Nam giới dùng quá nhiều các sản phẩm này sẽ khiến lượng estrogen trong cơ thể tăng lên. Điều này khiến đàn ông trở nên “nữ tính” hơn.
Ngoài ra, việc luyện tập những môn thể thao cần đến sức bền như chạy marathon, đạp xe đường trường… cũng làm nồng độ hormone sinh lý nữ tăng lên.
2.4 Rối loạn hormone sinh dục do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh
Chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể. Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc (dưới 7 tiếng/ ngày), ăn uống thất thường… dẫn đến suy giảm khả năng tự điều hòa các hoạt động sống của cơ thể. Trong đó có việc điều hòa hormone sinh dục.
Một nghiên cứu được thực hiện gần đây còn cho thấy, nam giới ngủ muộn có nguy cơ cao vô sinh, hiếm muộn.
2.5 Mất cân bằng nội tiết tố nam do bệnh lý
Theo nguyên lý thông thường, các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh thì các hoạt động liên quan mới có thể diễn ra thuận lợi. Bởi vậy, khi có hiện tượng rối loạn hormone sinh lý, nam giới cần thăm khám để biết mình có mắc các bệnh có liên quan hay không. Dưới đây là các bệnh lý thường gặp nhất:
- Suy vùng hạ đồi tuyến yên
- U tuyến yên, u tế bào thần kinh đệm, u sọ hầu…
- Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không nằm trong lớp da dưới dương vật mà lại nằm ở ổ bụng hoặc bẹn).
- Viêm tinh hoàn do biến chứng của bệnh quai bị hoặc do chấn thương.
- Ung thư tinh hoàn.
- Suy tuyến giáp, suy thận, tiểu đường, béo phì…
2.6 Suy giảm nội tiết tố nam do thiếu Kẽm
Kẽm là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định Testosterone nội sinh trong cơ thể. Trong giai đoạn dậy thì, thanh thiếu niên thiếu kẽm sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến sự hình thành cơ quan sinh sản.
Suốt quá trình trưởng thành, Kẽm giúp kiểm soát nồng độ hormone giới tính, thúc đẩy sản sinh Testosterone. Thiếu chất vi lượng này dễ dẫn đến mất cân bằng nội tiết trong cơ thể nam giới.
3. Làm sao để nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết tố nam?
Testosterone là yếu tố tham gia điều phối hầu hết các hoạt động sống trong cơ thể nam giới. Chính vì vậy, sự suy giảm hay gia tăng quá mức lượng hormone giới tính đều gây ảnh hưởng đến sinh lý và sức khỏe. Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết tình trạng tăng giảm nội tiết bất thường.
3.1 Suy giảm chức năng sinh lý
Nội tiết tố nam là yếu tố hàng đầu quyết định sức khỏe sinh lý của nam giới. Sự suy giảm nồng độ Testosterone trong máu ảnh hưởng đến khả năng tình dục của phái mạnh. Cụ thể, các anh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biểu hiện yếu sinh lý như:
- Giảm ham muốn và hứng thú tình dục.
- Rối loạn cương dương.
- Dương vật không đạt độ cương cứng mong muốn.
- Xuất tinh sớm.
- Không đạt “cực khoái” khi quan hệ.
- Suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
3.2 Suy giảm sức khỏe toàn thân
Ngoài chịu trách nhiệm về khả năng sinh lý, nội tiết tố còn tham gia điều phối hầu hết các hoạt động sống khác trong cơ thể. Sự thiếu hụt Testosterone còn kéo theo hàng loạt hệ lụy như:
- Suy giảm trí nhớ, mất tập trung trong công việc.
- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp chùng nhão, mất kiểm soát cân nặng.
- Tuyến vú phát triển bất bình thường.
- Xương khớp đau nhức, mật độ xương giảm.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Tâm trạng bất ổn, hay cáu gắt.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
3.3 Rối loạn nội tiết tố nam gây mụn
Nam và nữ giới thường bị mụn vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, mụn do nội tiết tố cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra khi Androgen mất cân bằng, thường ở mức cao hơn làm tăng tiết bã nhờn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm tổn hại đến lớp biểu bì của làn da và gây mụn.
Đặc điểm của mụn do rối loạn nội tiết ở nam giới trưởng thành là xuất hiện ở phần dưới khuôn mặt (gồm vùng cằm và quanh xương hàm). Một số người mọc mụn ở vùng má như lúc dậy thì. Để cải thiện mụn nội tiết, cách duy nhất là điều trị từ bên trong, giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng.
3.4 Rối loạn nội tiết tố nam gây rụng tóc
Ngoài Testosterone và Estrogen, nội tiết tố nam còn bao gồm cả Dihydrotestosterone (DHT). Nồng độ Testosterone giảm thấp kéo theo sự tăng cao của DHT. Nồng độ DHT trong máu tăng cao khiến các nang tóc teo lại. Các mạch máu dưới chân tóc co nhỏ, không đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho tóc. Lâu dần, chân tóc suy yếu, khô lại khiến tóc rụng. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng hói đầu, khiến nam giới mất tự tin về ngoại hình.
3.5 Nội tiết tố nam cao gây hậu quả gì?
Nội tiết tố thấp, đặc biệt là Testosterone suy giảm gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe nam giới. Tuy nhiên, nội tiết tố cao quá mức cũng khiến cánh mày râu gặp không ít rắc rối. Cụ thể là:
- Tăng cảm giác thèm đồ uống có cồn, từ đó tăng lượng rượu bia sử dụng hàng ngày.
- Xu hướng hút thuốc lá nhiều hơn gây ảnh hưởng gan, thận, phổi…
- Ham muốn tình dục luôn ở mức cao khiến cuộc sống của nam giới bị đảo lộn, thường xuyên suy nghĩ, tơ tưởng đến hành vi tình dục gây mất tập trung trong công việc.
- Nguy cơ chấn thương trong khi quan hệ, ảnh hưởng đến bản thân và bạn tình.
- Nguy cơ thực hiện những hành vi đồi bại đạo đức, vi phạm pháp luật có liên quan đến tình dục.
4. Kiểm soát hormone sinh dục nam an toàn, hiệu quả
Hormone sinh lý đạt trạng thái cân bằng khiến nam giới duy trì được khả năng “chăn gối” cũng như sức khỏe tổng quát. Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nam giới cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo lượng Testosterone luôn ở mức ổn định:
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không lạm dụng rượu bia chất kích thích.
- Thường xuyên tập thể dục và những môn thể thao tăng cường sinh lý.
- Tăng cường các loại thực phẩm, rau quả giúp tăng Testosterone nội sinh như thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, hàu và các loại hải sản, măng tây, cà rốt, dâu, chuối…
- Xây dựng thực đơn lành mạnh, hạn chế chất béo, chất đường bột và muối trong khẩu phần ăn.
- Nếu dử dụng liệu pháp Testosterone thì phải dưới sự chỉ định và giám sát thường xuyên của bác sĩ.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên hoặc các tinh chất như Hàu, Testofen để kích thích cơ thể sản sinh Testosterone, bù đắp lượng hormone thiếu hụt, cân bằng nội tiết tố.
5. Biện pháp phòng ngừa rối loạn nội tiết tố nam
Sự suy giảm hay rối loạn nội tiết tố sẽ chậm lại và được cải thiện nếu nam giới duy trì lối sống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ. Ngoài ra, chế độ vận động thường xuyên, khoa học cũng rất cần thiết.
Đặc biệt, để phòng tránh sự mất cân bằng tiết tố, nam giới có thể tham khảo thêm các sản phẩm giúp tăng Testosterone nội sinh. Nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề rối loạn nội tiết nam và những giải pháp nhằm khắc phục. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại comment dưới bài viết hoặc gọi điện đến số tổng đài của chúng tôi. Chúc các bạn luôn khỏe.
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”