Bị mề đay uống thuốc gì? Câu hỏi luôn được người bệnh đặt ra mỗi khi có triệu chứng mẩn ngứa, mề đay tái phát. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, dành 5 phút tham khảo bài viết review thuốc trị mề đay dưới đây.
1. Nguyên tắc trong điều trị mề đay, mẩn ngứa bằng thuốc tây
Mề đay là bệnh lý dị ứng, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị như thuốc nam, Đông y, thực phẩm chức năng thì thuốc tây là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi, phương pháp này có ưu điểm tiện lợi, đồng thời giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy.
Nguyên tắc các loại thuốc kháng dị ứng, thuốc ức chế miễn dịch đều làm giảm các phản ứng mạnh của hệ miễn dịch. Từ đó, cải thiện nhanh triệu chứng phù nề mề đay, giảm ngứa. Tuy nhiên, các loại thuốc phải được chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý mua thuốc, bởi việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc kéo dài có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
>>> Nổi mề đay là bệnh gì? Nắm rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp
2. Top 13 loại thuốc trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả 2021
Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của mề đay, người bệnh có thể tham khảo những loại thuốc sau:
2.1. Thuốc trị mề đay Dexamethasone
Dexamethasone là một trong những loại thuốc thuộc nhóm corticoid và thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp mề đay nặng.
Thành phần chính là Dexamethasone
Tác dụng thuốc: Kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng, ức chế khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Cách sử dụng thuốc: Dexamethasone dạng viên nén dùng từ 0.75 – 9mg/ngày, chia làm 2 – 4 liều. Dạng tiêm và viên được uống theo chỉ định của bác sĩ.
Giá bán: Mức giá dao động trong khoảng 150.000 đồng/hộp x 50 vỉ 30 viên nén.
2.2. Thuốc chữa mề đay Clorpheniramin
Clorpheniramin là thuốc điều trị mề đay thuộc nhóm kháng histamine H1. Đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay ở mọi cấp độ.
Thành phần chính: Clorpheniramin meleat 4mg
Tác dụng: Cải thiện triệu chứng nổi mề đay cùng một số bệnh lý dị ứng khác.
Cách sử dụng:
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ viên/ lần, ngày uống 3 – 4 lần.
- Người trên 12 tuổi: Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1 viên và không quá 6 viên/ngày.
Thuốc chống chỉ định với những trường hợp dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tắc cổ bàng quang, hen mạn tính, phụ nữ đang mang thai và cho con bú…
Giá bán tham khảo từ 35.000 – 40.000 đồng/hộp.
2.3. Hydroxyzine giúp giảm mẩn ngứa, mề đay nhanh
Hydroxyzine là thuốc chữa mề đay, mẩn ngứa thuộc nhóm kháng histamine. Đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Thành phần chính là Hydroxyzine Hydrochloride cùng với tá dược vừa đủ.
Tác dụng chính là ngăn chặn quá trình hình thành histamine, xoa dịu cơn ngứa ngáy.
Liều dùng:
- Người lớn: 25 – 100mg/ lần, có thể dùng lặp lại sau 4 – 6 giờ. Không uống quá 600mg trong ngày.
- Trẻ em: Liều dùng 0.6mg/kg/lần, lặp lại liều tương tự sau 6 giờ trong trường hợp cần thiết.
Giá bán tham khảo: 70.000 – 80.000 đồng/hộp/ 10 vỉ x 10 viên.
2.4. Thuốc giảm ngứa, trị mề đay Dexclorpheniramin
Thêm một loại thuốc trị mề đay thuộc nhóm kháng histamine là Dexclorpheniramin. Thuốc có tác dụng điều trị mề đay nhanh hiệu quả, đồng thời cải thiện các bệnh lý da liễu khác như dị ứng, phát ban…
Liều dùng:
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ viên 2mg, ngày uống 2 lần. Trẻ em trên 12 tuổi uống mỗi lần 1 viên.
- Người lớn trên 15 tuổi, uống viên 6mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Giá bán tham khảo: 170.000 – 180.000 đồng/ hộp/10 vỉ.
2.5. Viên uống Loratadin
Loratadin là thuốc trị mề đay thuộc nhóm histamine. Bên cạnh tác dụng điều trị tình trạng dị ứng, bệnh da liễu, thuốc còn có giúp phòng và điều trị mề đay nhanh chóng.
Theo nhà sản xuất, Loratadin có thành phần chính là loratadin, ethanol, maize starch, magnesi…
Liều dùng:
- Trẻ em từ 1 – 12 tuổi, mỗi ngày uống 5 – 10mg.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, uống mỗi ngày 1 viên 10mg.
Giá bán tham khảo: 12.000 – 15.000 đồng/hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
2.6. Review thuốc trị mề đay Methylprednisolon
Methylprednisolon thuộc nhóm thuốc corticosteroid có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng, viêm, đồng thời ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Thành phần: Methylprednisolon, bột ngô, sucrose, paraffin lỏng, lactose và tá dược vừa đủ.
Cách dùng:
- Sử dụng theo đường uống, liều lượng được bác sĩ chỉ định.
- Trẻ em uống 10 – 30mg/kg/ngày, chia thành 3 lần.
- Người lớn uống 60 – 120mg/ngày, uống cách nhau 6 tiếng.
Thuốc chống chỉ định cho trường hợp nấm toàn thân hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Thận trọng với người mắc bệnh đau dạ dày, tâm thần hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Giá tham khảo: 130.000 – 150.000 đồng/hộp.
2.7. Thuốc Fexofenadine
Thêm một lựa chọn nữa cho người bị mề đay là thuốc Fexofenadine. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng mề đay mạn tính, xoa dịu cơ ngứa ngáy khó chịu, đồng thời cải thiện triệu chứng ngứa họng, hắt hơi.
Cách sử dụng:
- Người lớn nên dùng 180mg/ngày, chia ngày 2 lần.
- Trẻ em trên 12 tuổi dùng liều lượng tương tự như người trưởng thành.
- Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi dùng 60mg/ngày, chia 2 lần uống.
Giá bán tham khảo trên thị trường là 24.000 đồng/ viên.
2.8. Bị mề đay uống thuốc gì? Dùng Cetirizine
Cetirizine là thuốc trị mề đay có tác dụng giảm ngứa, cải thiện nhanh tình trạng mề đay, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thành phần chính của thuốc là Cetirizine hydrochloride
Cách sử dụng: Trẻ em trên 6 tuổi, người lớn mỗi ngày 10mg, chia làm 2 lần.
Giá bán dao động từ 60.000 – 70.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
2.9. Uống thuốc Medrol giảm ngứa, mề đay
Medrol là thuốc trị mẩn ngứa không chứa corticosteroid. Thuốc có tác dụng nhanh, thường dùng cho những người bị mề đay mãn tính kèm biểu hiện sưng viêm, phù thanh quản.
Thành phần chính: MethylprednisoloneCách dùng: Liều 4 – 48mg/ngày, tùy vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Giá bán tham khảo 120.000 – 140.000 đồng/hộp.
2.10. Thuốc trị mề đay dạng tiêm Epinephrine
Epinephrine là thuốc được sản xuất dưới dạng tiêm và thường chỉ định cho những trường hợp cấp cứu khẩn do dị ứng, sốc thuốc hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Loại thuốc này được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, vì vậy, người bệnh không tự ý mua thuốc dùng tại nhà.
Cách sử dụng: Tiêm dưới da, bắp thịt khoảng 0.3 – 0.5ml, dung dịch 1mg/ml. Mỗi liều cách nhau 1 tiếng.
2.11. Giảm mề đay, ngứa ngay với thuốc Eumovate
Eumovate được nhiều người bệnh quan tâm, bởi thuốc bôi ngoài da có công dụng chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy ở da.
Thành phần chính của thuốc là Clobetasone butyrate 0.05%.
Thuốc được chỉ định cho những người bị viêm da cơ địa, hăm da, da tiếp xúc với hóa chất, phát ban do côn trùng cắn, bệnh da liễu khác…
Liều dùng: Xoa trực tiếp kem lên da, ngày 2 lần.
Giá bán tham khảo: 20.000 – 30.000 đồng/tuýp 5g.
2.12. Thuốc bôi Phenergan trị mề đay
Phenergan là thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị tình trạng ngứa ngáy do nổi mề đay gây ra.
Thuốc được khuyến cáo sử dụng bôi da tại chỗ, dùng mỗi ngày 3 – 4 lần. Lưu ý, trước khi sử dụng nên vệ sinh vùng da sạch sẽ. Trong quá trình bôi, không nên tiếp xúc với tia cực tím và ánh nắng mặt trời.
Phenergan không phù hợp với những người bị dị ứng, mẫn cảm thành phần promethazine, người có vết thương hở, tổn thương có hiện tượng rỉ dịch. Trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi nên thận trọng trước khi sử dụng.
Giá bán tham khảo tại các hiệu thuốc là 15.000 – 20.000 đồng/hộp/10g.
2.13. Bôi thuốc Hydrocortisone Cream 1%
Hydrocortisone Cream 1% được phân vào nhóm thuốc steroid. Thuốc được chỉ định trong điều trị tình trạng bất thường ngoài da, đặc biệt là nổi mề đay mẩn ngứa ở mức nhẹ đến trung bình.
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp: mề đay mẩn ngứa, bệnh chàm, viêm da dị ứng, viêm da kích ứng, ngứa da, tổn thương da do côn trùng cắn.
Giá bán tham khảo là 35.000 – 45.000 đồng/ tuýp 15g.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay
Sử dụng thuốc trị mề đay, mẩn ngứa thường tiện lợi và giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa. Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh nên chú ý những điều sau:
- Đảm bảo cơ thể bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Sử dụng thuốc đúng cách, chú ý liều lượng, tần suất cũng như thời gian điều trị.
- Khi sử dụng thuốc bôi, không nên bôi thuốc quá dày hoặc dùng thuốc trong thời gian dài nếu không nhận được chỉ định của bác sĩ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mề đay nào. Đặc biệt là đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em.
- Sử dụng thuốc tây trị mề đay có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kỳ vấn đề nào, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Khi bị nổi mề đay, người bệnh cũng nên hạn chế cào gãi, chà xát lên vùng da tổn thương. Chính hành động này sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
- Bên cạnh đó, cần chú ý ăn uống, chế độ sinh hoạt khoa học, giữ gìn thân thể và không gian sống để tình trạng mề đay, mẩn ngứa sớm phục hồi.
Kết luận chung
Bài viết review thuốc trị mề đay trên đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về các loại thuốc. Hi vọng, chúng sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề mẩn ngứa, mề đay mà mình đang gặp phải. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nên sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu có băn khoăn, thắc mắc nào về mề đay hoặc muốn tìm hiểu thêm phương pháp cải thiện tình trạng này, độc giả có thể liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
- Điều trị mề đay tại Hà Nội – Trường hợp mạn tính, người bệnh nên đi khám và điều trị
- Nổi mề đay có nên bôi dầu không? – Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ
- Nổi mề đay có lây không? – Câu trả lời chính xác từ chuyên gia
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.