Nổi mề đay có nên bôi dầu không? 5 loại dầu có thể sử dụng và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Nổi mề đay có nên bôi dầu không? 5 loại dầu có thể sử dụng và lưu ý

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    09/03/22

    Khi bị nổi mề đay, nhiều người có thói quen dùng dầu thoa lên tạo cảm giác dễ chịu cũng như mong muốn các nốt mề đay sẽ lặn. Tuy nhiên cách thực hiện này có thực sự hiệu quả hay không? Liệu người nổi mề đay có nên bôi dầu? Tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (139 bình chọn)

    Nổi mề đay có nên bôi dầu hay không?

    Mề đay (mày đay) khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, gây mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi xuất hiện các nốt mề đay trên da, nhiều người có thói quen dùng dầu bôi để giảm ngứa và làm xẹp các nốt sần cứng.

    Trên thực tế, cách thực hiện này không mới, đã được áp dụng từ lâu. Nhiều trường hợp sau khi bôi dầu có thể cảm nhận được vùng da xuất hiện mề đay trở nên dịu hơn, các triệu chứng ngứa ngáy cũng giảm đáng kể.

    nổi mề đay có nên bôi dầu

    Nhìn chung nổi mề đay có nên bôi dầu hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và loại dầu mà bạn sử dụng là dầu gì.

    • Các loại dầu không nên bôi:

    Các loại dầu có tính sát khuẩn cao, hay dùng trong massage, xoa bóp giảm đau nhức. Loại dầu này có thể gây nóng rát, làm kích ứng da khiến tình trạng mề đay trở nên trầm trọng hơn.

    • Các loại dầu có thể bôi:

    Tinh dầu tự nhiên có nguồn gốc thực vật đảm bảo an toàn cho làn da. Đối với các loại dầu gió trị cảm, ho thông thường cũng có thể dùng được. Tuy nhiên cần dùng với lượng vừa phải.

    Ngoài ra chỉ nên bôi dầu lên vùng da khỏe mạnh, không trầy xước, hay có vết thương hở.

    Một số loại dầu có thể dùng khi bị nổi mề đay

    Nếu bị nổi mề đay, bạn có thể tham khảo một số tinh dầu tự nhiên sau để thoa lên da, giảm mẩn ngứa:

    Tinh dầu giảm ngứa mày đay

    1. Tinh dầu bạc hà

    Tác dụng làm mát, kháng khuẩn, giảm sưng. Ngoài giảm mẩn ngứa do mày đay gây ra, tinh dầu bạc hà còn hiệu quả với những trường hợp ngứa da do côn trùng cắn.

    2. Tinh dầu hoa cúc

    Hương thơm nhẹ, tính mát, có đặc tính làm dịu da. Đặc biệt tinh dầu hoa cúc rất ít gây kích ứng da, thậm chí là với vết thương hở.

    3. Tinh dầu tràm trà

    Tràm trà là một loại cây thuộc họ chè. Có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Loại tinh dầu này thường dùng trong trị mụn trứng cá, giảm gàu trên da đầu, trị cảm và giảm nổi mề đay.

    4. Tinh dầu hoa oải hương

    Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng kháng nấm, thích hợp cho các trường hợp mẩn ngứa do nấm gây ra. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tinh dầu này để cải thiện tình trạng mày đay, hay các vết cắn do côn trùng gây ra.

    5. Tinh dầu khuynh diệp

    Theo nghiên cứu, tinh dầu khuynh diệp có khả năng giảm sưng viêm và ngứa nên được ứng dụng nhiều trong điều chế thuốc chữa các vấn đề trên da. Nếu bị nổi mề đay, bạn có thể xức dầu khuynh diệp để giảm nhẹ triệu chứng.

    Cách dùng dầu giảm mề đay hiệu quả

    Bên cạnh việc quan tâm đến chọn loại dầu nào để giảm mề đay, mẩn ngứa, bạn cũng cần biết cách bôi sao cho hiệu quả và đảm bảo an toàn.

    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mề đay rồi lau khô với khăn mềm.
    • Nhỏ dầu ra tay rồi thoa đều lên da.
    • Trong quá trình thoa kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu vào da.
    • Thực hiện bôi dầu lên da 2 lần/ngày.

    lưu ý khi bôi dầu giảm mề đay

    Lưu ý khi bôi dầu trị mề đay

    Việc dùng dầu bôi chỉ làm giảm mẩn ngứa tạm thời khi bị nổi mề đay. Muốn trị bệnh tận gốc, bạn cần xác định được căn nguyên gây ra mề đay. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng dầu hay tinh dầu để xức lên da, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

    • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn khi muốn sử dụng bất kỳ loại dầu hay tinh dầu nào.
    • Tuyệt đối không thoa dầu lên các vùng da quá nhạy cảm, vùng da bị tổn thương hoặc vết thương chưa lành.
    • Không thoa dầu liên tục. Nên pha loãng dầu khi thoa để giảm tính sát khuẩn (với những loại có tính sát khuẩn mạnh). Trộn tinh dầu với nước không có tác dụng giảm độ đậm đặc của tinh dầu, nên cần pha loãng chúng với các loại dầu nền hoặc sữa tắm.
    • Nếu lần đầu dùng tinh dầu, nên thử tinh dầu ở vùng da nhỏ dưới tay, tránh dùng trên diện rộng luôn.
    • Không dùng khi cơ thể có kích ứng với tinh dầu.
    • Báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường sau khi xoa dầu.

    Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi người bị nổi mề đay có nên bôi dầu không. Trong trường hợp cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi hoặc gọi điện đến hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      #11 cách chữa mẩn ngứa khắp người: Mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả 27/07/24
      Tình trạng mẩn ngứa khắp người gây ra không ít khó chịu cho cơ thể. Lựa chọn cách chữa mẩn…
      Rau đắng đất – Vị thuốc dân dã giúp mát gan, bảo vệ gan 21/03/22
      Rau đắng đất đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn Nam…
      Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 03/08/21
      Viêm gan B là bệnh lý do virus HBV (virus viêm gan B) gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm…
      Xơ gan là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 22/12/21
      Xơ gan là bệnh lý mạn tính được gây ra bởi nhiều bệnh về gan như: Gan nhiễm mỡ, viêm…
      Xem thêm