Đáp án chính xác 100%: Bệnh gút có lây không? - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Đáp án chính xác 100%: Bệnh gút có lây không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    07/08/19

    Từ lâu, câu hỏi bệnh gút có lây không vẫn luôn là băn khoăn của bệnh nhân gút và những người có người thân mắc phải bệnh lý này. Các thông tin nhiều chiều đang khiến chúng ta hoang mang và lo lắng. Vậy đâu mới là đáp án đáng tin cậy nhất? Bài viết sau đây sẽ gửi tới bạn câu trả lời chính xác.

    5/5 - (85 bình chọn)

    1. Bệnh gout có lây không? Chuyên gia giải đáp

    Gút là bệnh lý có liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng cao axit uric trong máu

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bệnh gout là tình trạng tăng axit uric trong máu do rối loạn chuyển hóa axit uric dẫn đến lắng đọng thành các tinh thế muối urat tại các mô mềm quanh khớp hoặc màng hoạt dịch, gây viêm đau tại khớp cho người bệnh. Nguyên nhân có thể do sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin hoặc cơ thể thiếu hụt enzyme tham gia vào quá trình phân hủy purin khiến nguy cơ bị gout tăng cao. Ngoài ra còn do người bệnh sử dụng các loại thuốc bổ hoặc thuốc chữa các bệnh khác làm tăng nguy cơ sản sinh axit uric trong cơ thể và giảm đào thải axit uric ra ngoài.

    Như vậy, có thể khẳng định bệnh gout không hề lây nhiễm, không thể lây từ người này sang người khác. Nếu có yếu tố bệnh truyền từ người này sang người khác thì chỉ là trong trường hợp bị mắc bệnh gút trước khi sinh con. Đứa trẻ khi sinh ra có khả năng mắc bệnh gút cao hơn so với những đứa trẻ khác do yếu tố di truyền. Song đó vẫn là tỷ lệ ước tính, không hoàn toàn khẳng định và không mang tính chất lây nhiễm.

    Cho nên, đáp án chính xác nhất vẫn là bệnh gút không lây từ người này sang người khác. Nhưng vẫn cần chúng ta đặc biệt chú ý khi bị gút và khi sinh con thì nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc trẻ khoa học để giảm tối đa nguy cơ bị di truyền bệnh gút từ bố mẹ.

    2. Bệnh gout có di truyền không?

    Tuy bệnh gout không lây nhiễm thông qua đường ăn uống, nước bọt, dùng chung dụng cụ nhưng bệnh có tỉ lệ di truyền nhất định. Theo Tiến sĩ Tanya Major tại Đại học Otago New Zealand và các cộng sự đã chỉ ra, thực phẩm có liên quan chặt chẽ đến bệnh gout nhưng di truyền chiếm đến gần 24% nguy cơ mắc gout. Nếu người trong gia đình có bố hoặc mẹ bị gout, con cái có 20% nguy cơ mắc bệnh.

    Trong có thể có nhiều gen có thể ảnh hưởng đến tính di truyền của bệnh gút. Trong đó các gen này có nhiệm vụ vận chuyển tinh thể muối urat trong cơ thể như giải phóng urat vào nước tiểu nếu nhận thấy acid uric trong máu tăng cao hoặc hấp thụ urat trở lại máu nếu acid uritc trong máu thấp hơn mức cần thiết. Ngoài ra còn giúp phân giải đường và giải phóng purin. Khi các gen này bị tác động đột biến có thể ảnh hưởng đến khả năng bị gout.

    3. Phòng ngừa bệnh gout hiệu quả theo lời chuyên gia

    Bệnh gút tuy không lây nhiễm nhưng tỷ lệ người mắc bệnh lại tương đối nhiều và ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân là do bệnh có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và tình trạng thể chất của mỗi người. Do đó, phòng ngừa bệnh gút nên là mục tiêu được coi trọng đúng mức. Theo đó, chúng ta nên áp dụng các lưu ý sau đây để phòng ngừa bệnh gút hiệu quả:

    3.1. Thay đổi chế độ ăn uống

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh gout khi đây là nguồn thúc đẩy purin đi vào cơ thể nhiều hơn. Vì vậy bạn cần kiểm soát các loại thực phẩm nạp vào cơ thể bằng cách:

    – Không nên dùng quá 150g thịt/ngày

    – Tránh các loại nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản,…

    – Nên ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì trắng, rau xanh, hoa quả, đậu phụ,…

    – Tránh các thức ăn chua (dưa chua, canh chua, nem chua, hoa quả chua, nước chanh,…)

    – Bỏ rượu các loại

    – Tăng cường uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ thận đào thải axit uric thường xuyên ra khỏi cơ thể.

    3.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc

    Bên cạnh đó, sinh hoạt không điều độ, lười vận động cũng thúc đẩy nguy cơ béo phì, làm tăng nguy cơ mắc gout. Bạn nên:

    – Nên áp dụng chế độ sinh hoạt điều độ, duy trì hằng ngày

    – Làm việc nhẹ nhàng, khoa học, không gắng sức

    – Tránh để tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, stress,…

    – Tăng cường vận động, thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để duy trì cân nặng lý tưởng, không bị thừa cân, béo phì

    – Không nên đi giày, dép quá chật

    – Nên thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra chức năng gan thận và đo nồng độ axit uric trong máu để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có dấu hiệu axit uric vượt qua ngưỡng an toàn.

    Hy vọng với các thông tin trên đây, bạn đã có thể tìm thấy được lời giải chính xác nhất cho băn khoăn bệnh gút có lây không và biết cách làm thế nào để không phải lo lắng về nguy cơ mắc bệnh gút. Nếu vẫn cần thêm các thông tin tư vấn về bệnh gút và các phương pháp hỗ trợ phòng bệnh, khắc phục các triệu chứng bệnh gút hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ tới Dược phẩm Tâm Bình, để giải đáp tận tình những thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không? Chuyên gia giải đáp 30/07/19
      Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, tìm…
      Chữa gút bằng trầu không và nước dừa – Bài thuốc hay để gút nhẹ bay 12/02/21
      Chữa gút bằng trầu không và nước dừa là bài thuốc không còn xa lạ đối với những người thường…
      Mẹo hay phòng chống bệnh gút tái phát khi giao mùa, 100% thành công! 17/09/19
      Khi giao mùa, người bệnh gút thường mệt mỏi, uể oải, các khớp xương tê cứng, thậm chí sưng, đau…
      Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp! 01/02/21
      Tôi mới phát hiện mình bị gút gần đây, các cơn sưng tấy ngón chân rất khó chịu và phải…
      Xem thêm