Khi da bị ngứa gãi nổi hột, nhiều người thường nghĩ ngay tới bệnh da liễu. Tuy nhiên, thực tế triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn khác. Người bệnh cần chủ động thăm khám để phòng ngừa hệ lụy xấu tới sức khỏe.
1. Da bị ngứa gãi nổi hột là gì?
Da ngứa gãi nổi hột tức là da ngứa ngáy, khó chịu, gãi nổi mẩn đỏ. Hiện tượng nổi mẩn này tùy từng người, có thể là như muỗi đốt hoặc tạo thành từng mảng.
Vị trí ngứa ngáy nổi hột có thể xảy ra ở cổ, mặt, chân tay, nặng nhất là khắp người. Khi các nốt mẩn xuất hiện, người bệnh thường hay gãi khiến da tổn thương, dễ nhiễm trùng hoặc để lại sẹo thâm.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
>>>Mẩn ngứa nổi cục là bệnh gì? – Lắng nghe phân tích của chuyên gia
2. Da bị ngứa gãi nổi hột do đâu? Tìm hiểu 9 “thủ phạm” sau
Da mẩn ngứa, gãi nổi cục không phải là bệnh, đây là biểu hiện miêu tả da bị ngứa, nổi mẩn đỏ thành cục với kích thước khác nhau. Nguyên nhân là do:
2.1. Da ngứa, gãi nổi cục do mề đay, mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người. Hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra như yếu tố cơ địa, dị ứng thời tiết, thực phẩm, môi trường…
Tình trạng này được đặc trưng bởi các hột đỏ, nổi cộm trên da kèm biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu. Tùy vào từng nguyên nhân nhân cụ thể, mề đay có thể xảy ra ở một vùng nhỏ trên cơ thể hoặc lan rộng khắp người.
2.2. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh lý hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (lông chó, mèo, nấm mốc, bụi bẩn, thực phẩm hải sản…). Khi tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể thường có xu hướng giải phóng thành phần kích thích phản ứng quá mẫn vào da, dẫn đến triệu chứng mẩn ngứa, phát ban… Ngoài ra, người bị viêm da dị ứng còn có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
2.3. Bệnh ghẻ
Ghẻ là bệnh da liễu phổ biến do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiel. Khi ký sinh trùng này xâm nhập vào lớp thượng bì dưới da, đẻ trứng trong da. Tình trạng này gây ra triệu chứng ngứa ngáy, nổi hột mụn đỏ và có nước.
Bệnh ghẻ không chỉ gây ngứa mà còn khiến cho người bệnh tự ti vì những nốt mụn nhỏ li ti, thiếu thẩm mỹ trên da.
2.4. Nổi hột ngứa ngáy do chàm
Chàm là bệnh da liễu mạn tính vô căn, đặc trưng bởi triệu chứng mẩn ngứa, nổi hột, phát ban…
Vì chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh do đâu nên hiện tại chàm vẫn chưa được chữa trị hoàn toàn. Do đó, triệu chứng của bệnh có xu hướng bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
2.5. Da bị ngứa gãi nổi hột do nhiễm giun, sán
Nhiễm giun sán, nhất là sán chó có thể khiến bạn bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… Theo các chuyên gia da liễu, khi hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại ký sinh trùng sẽ vô tình sản sinh ra histamine. Đây là chất gây mẩn ngứa, nổi hột, phát ban trên da. Đặc biệt, khi giun chui vào ống mật có thể gây tắc ống mật, ngứa gãi nổi hột toàn thân.
2.6. Suy giảm chức năng gan gây mẩn ngứa, nổi hột
Có thể bạn chưa biết, gan thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau, trong đó có nhiệm vụ thanh lọc và đào thải độc tố ra ngoài. Khi chức năng gan suy giảm sẽ dẫn tới các nhiệm vụ của gan bị ảnh hưởng, gan không thể đào thải độc tố ra ngoài. Lâu dần, độc tố tích tụ gây ra những triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, da nổi cục, mẩn đỏ.
Đặc biệt, ở những người gặp vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… triệu chứng mẩn ngứa nổi cục còn rõ nét và tái phát thường xuyên.
Ngoài biểu hiện mẩn ngứa, những người gặp vấn đề về gan còn có triệu chứng vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi… Khi có những biểu hiện này, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm máu, siêu âm để chẩn đoán bệnh sớm.
2.7. Nổi cục, ngứa ngáy do côn trùng cắn
Có rất nhiều loại côn trùng sau khi cắn có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi cục cứng như muỗi, bọ chét, chấy, kiến, rệp…
- Muỗi thường đốt ở những vùng da mỏng, khi đốt chúng bơm nước bọt vào da làm loãng máu và chống đông máu. Điều này khiến da thường nổi cục và ngứa.
- Bọ chét có trong vật nuôi, khi tiếp xúc gần có thể nhảy sang da người và đốt.
- Kiến tùy thuộc loại kiến có độc nhẹ hay nặng, sau khi đốt thường có độc chất. Vết đốt này sẽ sưng lên giống như muỗi đốt, có thể gây ngứa ngáy kéo dài và sưng cục.
2.8. Lupus ban đỏ hệ thống
Thêm một bệnh lý nữa có triệu chứng mẩn ngứa nổi cục là lupus ban đỏ. Ở người mắc bệnh này, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể nhằm tấn công các cơ quan khỏe mạnh. Trong đó, da là cơ quan đầu tiên mà hệ miễn dịch nhằm đến. Đó là lý do vì sao những người bị lupus ban đỏ thường có biểu hiện nổi các ban, hột đỏ…
2.9. Mắc các bệnh lý khác
Ngoài ra, những người mắc bệnh về máu như đa hồng cầu, rối loạn sản sinh tủy, tăng histamine trong máu… cũng gây ra triệu chứng mẩn ngứa, nổi cục.
Do đó, khi có triệu chứng này, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
3. Giải pháp nào cho da bị ngứa gãi nổi cục
Trước khi điều trị tình trạng ngứa ngáy, nổi cục, tốt nhất bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với nguyên nhân và triệu chứng của mỗi người.
Những biện pháp xử lý triệu chứng ngứa ngáy nổi cục như sau:
3.1. Áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà
Với những người có triệu chứng nhẹ, có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, hạn chế tuần hoàn máu đến vùng da bị tổn thương, cải thiện tình trạng nổi mẩn, sưng viêm. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn giúp làm dịu và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
- Đắp nha đam: Nha đam có đặc tính giảm ngứa, kháng khuẩn. Vì vậy, dân gian dùng gel nha đam đắp lên vùng da mẩn ngứa, sau 10 phút, rửa lại với nước sạch. Da sẽ mềm mịn, giảm ngứa nổi cục.
- Thoa mật ong: Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và hạn chế nhiễm trùng da.
Ngoài ra, người bệnh có thể thoa tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm để giảm cảm giác sưng viêm với những trường hợp ngứa nổi hột do côn trùng cắn.
3.2. Sử dụng thuốc
Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp, cụ thể:
- Viêm da dị ứng, mề đay, mẩn ngứa: Với những trường hợp mẩn ngứa do viêm da dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamine đường uống và điều trị tại chỗ để giảm phản ứng quá mẫn trên da.
- Chàm và vảy nến: Trường hợp này thường khó điều trị. Bác sĩ có thể sẽ kê nhiều loại thuốc kết hợp như kem bôi chứa corticoid, salicylic acid, kem dưỡng ẩm, thuốc ức chế miễn dịch đường uống…
- Bệnh ghẻ: Bác sĩ thường kê các thuốc điều trị ký sinh trùng bằng đường uống kết hợp thuốc bôi tại chỗ.
- Suy giảm chức năng gan hoặc gặp vấn đề gan: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
*Lưu ý: Sử dụng thuốc tây được xem là phương pháp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa nổi cục trên da. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra phản ứng phụ nếu không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc tây, người bệnh không tự ý mua, tăng, giảm liều lượng.
3.3. Chữa mẩn ngứa nổi hột bằng bài thuốc dân gian
Ngoài các phương pháp kể trên, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian. Phương pháp này có ưu điểm tiết kiệm chi phí, dễ tìm kiếm nguyên liệu.
3.3.1. Chữa mẩn ngứa với nước muối
Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- Pha loãng 2-3 thìa nước muối vào thau nước ấm.
- Dùng nước muối đó ngâm, rửa lên vùng da đang bị ngứa ngáy.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng trên da giúp xoa dịu mẩn ngứa, giảm sưng viêm.
3.3.2. Chữa dị ứng, mẩn ngứa với rau má
Rau má là dược liệu lành tính có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Với người bị mẩn ngứa, rau má giúp thải độc, giảm ngứa và phục hồi chức năng của da.
Cách thực hiện với rau má như sau:
- Rửa sạch rau má, sau đó giã nhuyễn hoặc xay nát lá.
- Tiếp theo, cho một ít nước vào, vắt và lọc bỏ bã. Thêm chút đường vào rau má cho dễ uống.
- Mỗi ngày uống một ly nước ép rau má, vừa giải độc gan, vừa tốt cho sức khỏe và giảm ngứa.
3.3.3. Chữa mẩn ngứa từ lá tía tô
Lá tía tô cũng được mệnh danh là dược liệu giúp giảm mẩn ngứa mề đay hiệu quả. Vì vậy, trong các bài thuốc chữa ngứa không thể thiếu dược liệu này.
Với lá tía tô, bạn thực hiện như sau:
- Lá tía tô hái 200g, rửa sạch, ngâm với với nước muối pha loãng.
- Sau đó, bạn giã nhuyễn lá tía tô, pha thêm chút nước ấm rồi rửa hoặc ngâm với vùng da bị nổi mẩn.
- Thực hiện ngày 2 lần sẽ sớm cải thiện tình trạng mẩn ngứa.
4. Lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy
Khi bị ngứa ngáy, nổi hột trên da, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh tắm rửa hàng ngày.
- Tránh xa với các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, lông động vật…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước.
- Hạn chế chà xát, gãi mạnh gây chảy máu, trầy xước trên da.
- Khi sử dụng thuốc tây, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự tăng, giảm liều lượng.
- Luyện tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ thông tin về nguyên nhân và các cách xử lý tình trạng da bị ngứa nổi cục. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ, tư vấn. Da nổi cục, mẩn ngứa dù không nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan, thăm khám ngay khi có triệu chứng để xử lý kịp thời.
Xem thêm:
- #11 cách chữa mẩn ngứa khắp người – Bài thuốc dân gian, an toàn, hiệu quả
- #13 loại lá tắm chữa mẩn ngứa – Giảm nhanh cơn ngứa chỉ trong 5 phút
- Uống rượu bị nổi mề đay – Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- 10 lý do khiến da bị ngứa không kiểm soát
https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-uncontrollably-itchy-skin
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.