Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Tìm hiểu ngay cấu tạo, vị trí, chức năng thận, các chỉ số đánh giá và những lưu ý trong việc bảo vệ, tăng cường chức năng bộ phận này.
1. Cấu tạo của thận
Cấu tạo của thận rất phức tạp, mỗi phần đóng một vai trò khác nhau trong việc thực hiện chức năng tổng thể. Cụ thể, cấu tạo của thận gồm những phần sau:
>>> Vỏ thận
Vỏ thận là lớp ngoài cùng của thận, có màu đỏ sẫm, chứa nhiều mao mạch máu. Vỏ thận dày khoảng 7-10mm, có nhiệm vụ vảo vệ thận và các cấu trúc bên trong.
Vỏ thận gồm các bộ phận sau:
- Cầu thận: Khi quan sát trên kính hiển vi, ta sẽ thấy các đốn li ti đường kính 0,2mm ở vỏ thận, đó là cầu thận. Cầu thận đảm nhiện vai trò lọc máu.
- Nang cầu thận: là một túi lõm, bên trong có túi mạch chứa khoảng 20 – 40 mao mạch, thông với ống lượn. Biểu mô cầu thận có dạng hình dẹt và dày khoảng 4 micromet.
- Cột thận: gồm các hạt nhân, nằm giữa các tháp thận.
- Nhu mô thận: gồm 2 phần là phần vỏ và phần tủy.
>>> Vùng tủy thận
Vùng tủy và các bể thận nằm bên trong chứa các mô mỡ, dây thần kinh và mạch máu. Phần tủy được cấu tạo bởi các cấu trúc hình nón gọi là tháp thận có đáy hướng về bao thận, đỉnh hướng về bể thận.
2. Hình dáng, vị trí, kích thước của thận
Về hình dáng: Thận có hình dáng đặc trưng là hình hạt đậu. Mặt trước của thận lồi và tiếp xúc với các cơ quan khác như gan, ruột non, dạ dày… Mặt sau thận phẳng, tiếp xúc với thành sau của bụng. Bờ ngoài thận lồi, bờ trong lõm.
Vị trí: Thận nằm bên trong khoang bụng, bên cạnh 2 cột sống, ngang bằng với đốt sống ngực 12 đến đốt sống thắt lưng 3. Thận phải thấp hơn thận trái.
Kích thước: Kích thước thận của người trưởng thành khoảng bằng nắm tay người lớn. Cụ thể:
- Chiều dài: Khoảng 10-12,5 cm.
- Chiều rộng: Khoảng 5-6 cm.
- Độ dày: Khoảng 3-4 cm.
- Khối lượng: Khoảng 150-170 gram.
3. Chức năng của thận là gì?
Mỗi người có 2 quả thận, đây là cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như:
3.1 Chức năng lọc máu và chất thải
Lọc máu và các chất độc hại là nhiệm vụ quan trọng nhất của thận. Mỗi ngày, máu trong cơ thể sẽ được đi qua thận khoảng 20-25 lần. Qua quá trình lọc, thận sẽ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất độc hại trong máu sẽ được đưa ra ngoài cùng với nước tiểu, thông qua niệu quản.
3.2 Tái hấp thu các chất, điều tiết lượng nước tiểu
Mỗi ngày, cơ thể sản sinh ra khoảng 172 lít nước tiểu đầu. Thận có nhiệm vụ hấp thu lại 70-85% natri, clo, bicarbonat, nước; hầu như toàn bộ ion kali, mono acid phosphat và các acid amin trong nước tiểu đầu. Kết quả của quá trình này là bài tiết ra lượng nước tiểu ít hơn và thải ra ngoài.
3.3 Duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà chất khoáng và các chất hoá học như Natri, Kali, Hydro, Canxi, Magie… Đồng thời thận cũng giúp duy trì sự ổn định các thành phần khác trong dịch cơ thể, từ đó cân bằng điện giải.
3.4 Chức năng nội tiết, điều hòa huyết áp
Thận là cơ quan bài tiết hormone renin. Đây là hormone có tác dụng tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp; đồng thời sản xuất erythropoietin, giúp tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương khi oxy mô giảm.
Bên cạnh đó, chức năng khác của thận là tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và Glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon khi cơ thể phải nhịn đói lâu ngày hoặc nhiễm acid hô hấp mạn tính.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận
Chức năng của thận có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả nội sinh (bên trong cơ thể) và ngoại sinh (bên ngoài cơ thể), cụ thể là:
>>> Lượng nước cung cấp cho cơ thể
Cơ thể không được cung cấp đủ nước khiến thận không đủ nước để lọc và đào thải chất độc ra ngoài. Việc tích tụ chất độc lâu trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn có thể gây nên nhiều bệnh lý khác.
>>> Lượng muối, protein nạp vào hàng ngày
Muối và protein nếu nạp quá nhiều có thể gây áp lực lên thận; khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng dư thừa. Lượng muối nhiều khiến cơ thể giữ nước, gâp áp lực lên cầu thận.
>>> Thuốc, chất độc
Một số chất trong thuốc hoặc chất độc có thể gây tổn thương trực tiếp lên các tế bào thận, làm giảm khả năng lọc của thận. Ngoài ra, các chất này có thể làm co mạch máu, giảm lượng máu cung cấp cho thận, gây thiếu oxy và tổn thương tế bào thận.
>>> Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
Các bệnh nhiễm trùng như viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương thận, khiến cơ quan này suy giảm chức năng.
>>> Bệnh lý nền
Các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bệnh gan… cũng gián tiếp tác động đến thận, làm tổn thương hoặc gây áp lực khiến thận suy yếu.
5. Dấu hiệu suy giảm chức năng thận
Khi thận gặp vấn đề dẫn đến suy giảm chức năng thận, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu sau:
5.1 Nước tiểu bất thường
Người rối loạn chức năng thận tần suất đi tiểu có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng; đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, màu sắc nước tiểu cũng có sự thay đổi, có khi chuyển sang màu cam sậm, vẩn đục, có mùi khó chịu…
5.2 Phù nề chân, tay…
Với những người mắc bệnh thận, khả năng lọc của cầu thận suy giảm. Các chất dư thừa không được đào thải triệt để, lâu ngày tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, chất lỏng dư thừa cũng không được bài tiết hết ra ngoài, ứ đọng trong các khoang, mô dưới da dẫn đến phù nề, tích nước.
5.3 Đau thắt lưng, đau lưng
Triệu chứng đau lưng, đau thắt lưng do suy giảm chức năng thận rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau cơ. Cơn đau thường âm ỉ ở một hoặc cả 2 bên, phía dưới cùng của cột sống (gần vị trí của 2 quả thận).
5.4 Sinh lý yếu do chức năng thận suy giảm
Bên cạnh chức năng lọc máu, bài tiết, theo Y học cổ truyền, thận là cơ quan có mối liên hệ mật thiết tới chức năng sinh lý của nam giới. Thận yếu khiến ham muốn và khả năng tình dục ở nam giới suy giảm.
6. Các chỉ số đánh giá chức năng thận
Để đánh giá các chỉ số chức năng thận và phát hiện những bất thường, người bệnh cần được kiểm tra chức năng thận. Dưới đây là các xét nghiệm thường được chỉ định nhất và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao:
- Xét nghiệm ure máu
- Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
- Điện giải đồ
- Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
- Xét nghiệm acid uric máu
- Xét nghiệm đạm niệu…
7. Phương pháp bảo vệ và phục hồi chức năng thận
Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng. Khi chức năng thận suy giảm dẫn đến nhiều hệ lụy. Thậm chí suy thận độ 4 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là những phương pháp giúp bảo vệ và phục hồi chức năng thận:
7.1 Thuốc phục hồi chức năng thận
Trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, gây tác dụng phụ. Cần theo dõi chặt chẽ để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
Một số loại thuốc Tây dùng trong điều trị suy giảm chức năng thận gồm:
- Thuốc kiểm soát huyết áp: Người chức năng thận suy giảm thường gây ảnh hưởng đến huyết áp. Thuốc điều trị gồm nhóm thuốc chuyển đổi Angiotensin – enzyme hoặc nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin 2.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, cầu thận, viêm đài bể thận…
- Thuốc giảm Cholesterol: Gồm nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin); statin; ezetimibe; nhóm fibrat (fenofibrat, gemfibrozil, clofibrat).
- Thuốc cải thiện thiếu máu: Người bệnh khi có biểu hiện thiếu máu cần bổ sung Sắt hoặc erythropoietin hormone.
- Thuốc lợi tiểu: Các nhóm thuốc lợi tiểu như Hydrochlorothiazide, Amiloride, Triamterene… được chỉ định trong trường hợp tiểu khó, phù nề do tích nước.
7.2 Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt
Sau đây là những điều bệnh nhân thận yếu nên làm:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường rau xanh, chất xơ, điều chỉnh lượng đạm trong khẩu phần ăn sao cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
- Tiết giảm tối đa lượng muối, uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Không thức khuya, làm việc căng thẳng.
- Thường xuyên tập thể dục, vận động thể chất phù hợp, tránh vận động nặng…
7.3 Cải thiện chức năng thận bằng phương pháp Đông y
Để tăng cường chức năng thận, việc kết hợp điều trị bằng Đông y cũng mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây là các loại dược liệu tăng cường chức năng thận có thể tham khảo:
7.3.1 Rau ngổ giúp tăng cường chức năng thận
Rau ngổ theo Đông y có tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Thành phần của chúng chứa hàm lượng cao các chất như Lipit, Gluxit, Enydrin, Vitamin A,B,C… Đây là vị thuốc có công dụng hỗ trợ giãn nở các mạch máu, tăng cường chức năng lọc thải của thận.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rau ngổ (30g), muối tinh (1/2 thìa cà phê), nước lọc: 150
- Hướng dẫn thực hiện: Rau ngổ rửa sạch, giã nát, thêm nước rồi lọc kỹ. Uống mỗi ngày 1 lần.
7.3.2 Cây bông mã đề
Đây là cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian. Bông mã đề tính hàn, vị ngọt, công dụng trừ phong nhiệt, thanh lọc và làm mát cơ thể. Vì thế, người bệnh thận suy dùng dược liệu này giúp hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cây bông mã đề (10g), Cam thảo hoặc cỏ ngọt (2g), nước lọc: 500ml.
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào bình sắc cho đến khi cô đặc còn khoảng 200ml nước. Chia 2 lần sáng tối.
7.3.3 Râu ngô
Râu ngô là loại dược liệu dân dã, thường được sử dụng cho những người mắc bệnh thận. Râu ngô tính mát, tác dụng thanh lọc cơ thể, chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu, chữa phù nề, lợi tiểu…
Đặc biệt, râu ngô chứa các thành phần như Tanin, Allantoin, Stigmasterol…, giúp hỗ trợ tăng cường khả năng làm việc cho thận.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô (100g), Ý dĩ (50g), Rau má (50g), Sài đất (40g)
- Cách làm: tất cả nguyên liệu sắc chung với 600ml nước. Khi cô đặc còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Uống 2 lần trong ngày.
7.3.4 Rễ ba kích – vị thuốc ôn thận tráng dương
Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, rễ ba kích chứa hàm lượng dồi dào chất axit hữu cơ anthraglucoside, tinh dầu, phytosterol, vitamin C, mỡ thực vật…
Vì thế, ba kích có tác dụng hỗ trợ kích thích tăng trưởng tế bào lympho T của người thận hư, thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào lympho T, từ đó tăng cường chức năng thận và nâng cao hệ miễn dịch.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Ba kích, đảng sâm, thỏ ty tử, phúc bồn tử, thần khúc: mỗi thứ 300g; củ mài: 600g, mật ong.
- Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu dùng dưới dạng khô, tán thành bột mịn, cùng với mật ong vo thành hoàn. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 9-10g.
Trên đây là những thông tin về chức năng thận và phương pháp giúp cải thiện chức năng thận. Liên hệ tổng đài miễn cước 1800 28 28 85 để được tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
>>> Xem thêm
- [Top 20+] thực phẩm bổ thận– Ăn để thận khỏe, sinh lý mạnh
- Top 10+ thực phẩm chức năng bổ thận tráng dương– Qúy ông nào “yếu” nhất định phải thử
- Viganam Tâm Bình – Bổ thận, tăng cường sinh lý cho phái mạnh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Cám ơn bác sĩ đã chia sẻ nội dung hữu ích với cộng đồng, chúc bác sĩ và Tâm Bình luôn mạnh khỏe, phát triển để có nhiều bài viết như thế này ạ.
Cảm ơn Vinh đã dành tình cảm cho Tâm Bình, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!