Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là một trong những mẹo dân gian phổ biến. Nhưng có lẽ không nhiều người thực sự hiểu rõ tác dụng của phương pháp này cũng như cách thực hiện. Nếu có cùng băn khoăn này hãy tham khảo bài viết ngay dưới đây.
1. Tác dụng của gừng đối với trào ngược dạ dày
Nhiều người thắc mắc liệu trào ngược dạ dày có nên dùng gừng hay trào ngược dạ dày có nên uống nước gừng không. Sở dĩ gừng nằm trong danh sách kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản là do những tác dụng mà nó đem lại:
- Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy gừng có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày.
- Shogaol và Gingerol trong gừng giúp giảm cơn co thắt dạ dày, ngăn trào ngược axit.
- Sử dụng gừng sẽ giúp thực phẩm di chuyển từ dạ dày tới phần còn lại của ống tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Việc cắt giảm thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày sẽ giúp giảm tiết axit dịch vị.
- Gừng giúp giảm các triệu chứng trào dược dạ dày như: Đầy hơi, đau thượng vị, buồn nôn, nôn… nhờ hoạt chất Shogaol, Oleoresin.
- Với các hợp chất kháng khuẩn, gừng giúp kháng viêm, chống lại vi khuẩn HP, giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa, viêm ở thực quản.
Như vậy, dù gừng không phải là biện pháp trị dứt điểm trào ngược dạ dày nhưng nó có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ.
Các dấu hiệu dễ nhận biết trào ngược dạ dày
2. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
2.1. Ngậm gừng tươi chữa trào ngược dạ dày
2.2. Chữa trào ngược dạ dày bằng trà gừng
Đây là một trong những cách đơn giản dùng gừng để trị trào ngược dạ dày. Hãy lấy 2 – 3 lát gừng đã được gọt vỏ và cho vào cốc hãm với nước sôi trong 15 phút. Sau đó bạn đã có một ly trà gừng ấm nóng. Ngoài cách dùng gừng tươi, bạn có thể sử dụng trà gừng đóng gói sẵn. Nhiều người thường thắc mắc là nên uống gừng tươi hay khô. Thực ra việc bạn lựa chọn loại gừng nào tùy thuộc vào sở thích và khả năng chuẩn bị của bạn.
2.3. Gừng, mật ong, chanh
2.4. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm mật ong
Mật ong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và kháng khuẩn cao. Kết hợp mật ong với gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Lấy 2 củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ. Thái gừng thành những lát mỏng.
- Cho gừng vào lọ thủy tinh rồi đổ đầy mật ong vào và đậy chặt nắp. Ngâm trong 10 – 15 ngày là có thể lấy ra sử dụng.
- Khi dùng bạn lấy 1 thìa mật ong cùng 1 lát gừng trong mật ong pha với nước ấm để uống. Khi uống hết nước thì ăn cả lát gừng.
2.5. Gừng ngâm giấm
Gừng có tác dụng kháng viêm và chống co thắt. Khi gừng ngâm giấm, đặc tính kháng viêm, chống co thắt này cũng tỏ ra hữu dụng trong giảm trào ngược dạ dày thực quản.
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, gọt vỏ rồi thái lát mỏng.
- Cho gừng vào lọ thủy tinh, đổ ngập giấm táo (tầm 200ml) và 100g đường. Đậy kín lọ rồi ngâm trong 1 tuần.
- Dùng 1 thìa cà phê gừng ngâm giấm sau khi ăn.
2.6. Thêm gừng vào các món ăn
Gừng vốn dĩ là một loại củ gia vị dùng để gia tăng hương vị cho các món ăn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm gừng khi chế biến món ăn để giảm trào ngược dạ dày. Có nhiều món ăn có thể sử dụng gừng như thịt gà rang, bò kho, cá hấp gừng…
Đặc biệt, món ăn vặt dành cho những người hảo ngọt, nhất là vào mùa lạnh chính là mứt gừng. Bạn có thể tự làm mứt gừng và sử dụng với lượng đường tối thiểu. Nhưng để tiết kiệm thời gian và công sức có thể mua loại làm sẵn trên thị trường.
3. Một số lưu ý
Để việc chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng đảm bảo an toàn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng gừng như một biện pháp hỗ trợ trong trường hợp nhẹ. Nếu sau một thời gian dùng gừng mà không thấy tiến triển hãy xem xét phương pháp khác.
- Gừng là thực phẩm được đánh giá khá là an toàn. Tuy nhiên, vẫn có những người không nên uống nước gừng, những người không nên ăn gừng là người có tiền sử dị ứng với gừng. Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng gừng thường xuyên hoặc dùng với liều cao. Vì ở liều cao, tính nóng của gừng có thể đi vào sữa gây rối loạn tiêu hóa cho bé. Những bệnh cần thận trọng, không nên ăn thường xuyên hoặc quá nhiều gừng là sỏi mật, sỏi thận. Vì gừng làm tăng sản xuất mật và nước tiểu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Không nên dùng gừng khi đang đói.
- Không nên lạm dụng gừng vì có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn. Nếu gặp phải các tác dụng phụ này hãy ngưng sử dụng gừng ngay và thông báo cho bác sĩ.
- Lượng sử dụng khuyến cáo là 4g gừng/ngày và nên chia nhỏ trong ngày.
KẾT LUẬN
Gừng được coi là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày khá phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ. Bạn có thể thử một hoặc một vài cách sử dụng gừng ở trên và cũng đừng quên một số lưu ý trong bài.
Những thông tin về chữa trào ngược dạ dày bằng gừng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Nếu cần tư vấn về những vấn đề có liên quan tới trào ngược dạ dày thực quản hãy gọi tới hotline 1800.28.28.85.
XEM THÊM
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Bạn có thể dùng gừng để điều trị chứng trào ngược axit?
https://www.healthline.com/health/digestive-health/ginger-for-acid-reflux - Tác dụng của gừng đối với áp lực cơ thắt thực quản dưới
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20420113/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.