“Tôi bị viêm da cơ địa nhiều năm. Gần đây có nghe nói cây vòi voi chữa viêm da cơ cơ địa hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ thực hư thế nào và cách dùng để đạt hiệu quả tốt.” (Anh Trịnh Xuân S – Hà Nội).
Trong dân gian, cây vòi voi chữa viêm da cơ địa được áp dụng khá phổ biến. Cùng tìm hiểu cụ thể về cách thức và công dụng đạt được ngay trong bài viết sau.
1. Tìm hiểu về cây vòi voi
Cây vòi voi còn có tên gọi khác là cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo. Tên khoa học của loài thực vật này là Heliotropium indicum, thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae). Sở dĩ được gọi là cây vòi voi do chúng có hoa mọc ngồng lên, cong cong như vòi con voi.
Vòi voi thân thảo mộc, mọc tại các vùng đất hoang, ven đường, mé ao. Thân cây khá cứng, bao phủ bởi một lớp lông nhám. Lá hình bầu dục hơi dài, có những nếp nhăn, mép lá có răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, mọc khít nhau thành một ngồng dài.
2. Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa – Xem ngay 6 cách tốt nhất
Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị. Hầu hết người bệnh phải “sống chung với lũ” suốt cả cuộc đời. Bệnh khiến da khô rát, bong tróc, ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa từ vòi voi phổ biến nhất:
2.1 Đắp cây vòi voi giã nát
Hai công dụng chủ yếu nhất của cây vòi voi là kháng viêm và giảm đau. Với những người viêm da cơ địa, khi ngứa ngáy người bệnh thường hay gãi. Móng tay nhọn, chứa nhiều vi khuẩn khi chà xát trên bề mặt da có thể gây tổn thương, nhiễm trùng. Lúc này sử dụng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa sẽ mang lại tác dụng tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 200g cây vòi voi tươi
- Nhặt hết lá úa, bỏ rễ rồi rửa sạch, hong khô
- Cắt cây vòi voi ra thành từng khúc, thêm chút nước đun sôi rồi giã nát
- Rửa sạch vùng da bị viêm, đắp vòi voi lên bề mặt. Có thể dùng khăn sạch quấn lại.
- Giữ nguyên 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Thực hiện mỗi tuần một lần trong 3 tuần.
Viêm da cơ địa là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
2.2 Chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi ngâm rượu hoặc giấm
Theo các chuyên gia da liễu, điều trị viêm da cơ địa thực chất là làm giảm triệu chứng khó chịu mà bệnh này mang lại. Làn da của những người bị viêm da cơ địa thường có nồng độ pH cao hơn những người không bị.
Sử dụng rượu hoặc các loại giấm lên men tự nhiên với nồng độ axit nhẹ có thể hỗ trợ cân bằng pH, từ đó làm giảm vi khuẩn và nấm men gây hại da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch cây vòi voi, ngâm qua nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
- Mang cây vòi voi đi sao với khoảng 300ml rượu hoặc dấm táo cho đến khi dược liệu có mùi thơm và chuyển thành màu vàng thì dừng lại.
- Rửa sạch vùng da bị viêm bằng nước muối loãng ấm
- Cho dược liệu đã chuẩn bị vào 1 chiếc túi vải xô mỏng, đắp lên vùng da bị viêm. Chú ý nhiệt độ để không làm bỏng da.
- Sao thêm lần nữa cho ấm nguyên liệu rồi chườm lại.
2.3 Kết hợp vòi voi với muối chữa viêm da cơ địa
Muối khi kết hợp với vòi voi chữa viêm da cơ địa giúp sát khuẩn những vết trày xước, làm dịu cơn ngứa ngáy, giảm mề đay. Tuy nhiên, chỉ nên cho một lượng khoảng 1 thìa canh để da không bị khô.
Hướng dẫn thực hiện:
- Vòi voi ngắt phần là và ngọn non rửa sạch, bỏ phần thân lá già
- Cho vào cối giã nát, rắc muối tinh vào đảo đều
- Lấy phần hỗn hợp đắp lên vị trí da bị viêm
- Dùng khăn xô băng lại, giữ nguyên khoảng 20 phút cho dược liệu thẩm thấu vào da.
2.4 Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Cô đặc thành cao
Cô đặc cây vòi voi thành cao giúp bảo quản được lâu hơn, dễ dàng thuận lợi hơn khi mang theo để sử dụng. Tuy nhiên, cách làm này yêu cầu sự lách cách, tỷ mỉ và mất nhiều thời gian hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- 0/5kg vòi voi làm sạch dưới vòi nước
- Cắt nguyên liệu thành từng khúc, cho thêm 1 lít nước vào đun đến lúc sôi thì hạ lửa nhỏ. Đun đến khi cô đặc lại.
- Ngâm hỗn hợp với rượu trắng trong 10 ngày.
- Dùng để thoa lên vùng viêm da, vảy nến, chàm, hắc lào đều có thể làm mịn da và giảm ngứa.
2.5 Rửa vùng viêm da cơ địa bằng vòi voi và rau muống
Một trong những cách chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi là kết hợp dược liệu với rau muống. Có thể bạn không biết nhưng trong rau muống có thành phần giúp hỗ trợ giảm mẩn ngứa, dị ứng, mề đay… Do đó giúp giảm cảm giác khó chịu, xoa dịu làn da bị ngứa do viêm da cơ địa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cây vòi voi (200g), rau muống (150g) rửa sạch, ngâm kỹ với nước muối
- Cho tất cả vào nồi, thêm 2 lít nước rồi đun sôi; hạ lửa nhỏ đun tiếp thêm 20 phút nữa.
- Chắt lấy nước ra thau, đợi đến khi nhiệt độ vừa phải thì ngâm rửa vị trí bị viêm da.
- Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần.
2.6 Ngâm rửa với cây vòi voi và hoa ngũ sắc
Cây ngũ sắc hay còn gọi là cây bông ổi được biết đến với công dụng chữa lành vết thương ngoài da hiệu quả. Trong những trường hợp chảy máu, trày xước, lở loét, chảy mủ đều có thể kết hợp vòi voi với cây ngũ sắc để làm khô vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo da non.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch cây vòi voi và cây ngũ sắc
- Thả vào nồi nước, đun kỹ khoảng 20 phút
- Vớt phần bã ra, lấy nước để cho bớt nóng rồi cho thêm vài hạt muối
- Rửa kỹ, ngâm khoảng 15 phút cho đến khi nước nguội hẳn.
3. Lưu ý khi sử dụng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi, cộng dụng nổi trội của vòi voi là chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn.
Hoạt chất này rất độc đối với gan, có thể hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa, đặc biệt tăng khả năng gây ung thư. Tính độc thường không thể hiện ngay khi dùng, mà kéo dài âm ỉ, khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc, đặc biệt là thuốc uống. Người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.
>>> XEM THÊM:
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi – Xem ngay hướng dẫn chi tiết
- Chữa viêm da cơ địa bằng diện chẩn – Hướng dẫn và lưu ý
- Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà – Bật mí 16 cách đơn giản, hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.