{Tổng hợp} 12 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà làm dịu cơn đau nhanh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    {Tổng hợp} 12 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà làm dịu cơn đau nhanh

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thì cách trị viêm loét dạ dày tại nhà đang được nhiều người lựa chọn. Bởi, ưu điểm tiết kiệm, an toàn, dễ thực hiện. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá 12 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà làm dịu cơn đau cấp tốc, hỗ trợ làm lành vết loét.

    Đánh giá article

    Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể gây ra triệu chứng đau bụng, ợ chua, buồn nôn, chán ăn… ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt người bệnh. Với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát họ thường tìm đến các bài thuốc dân gian, mẹo chữa viêm loét dạ dày tại nhà.

    1. Vì sao nên áp dụng cách trị viêm loét dạ dày tại nhà?

    Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên thử áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên và dân gian ngay tại nhà:

    1.1. Chi phí thấp, tiết kiệm

    Một trong những lý do khiến nhiều người chọn cách trị viêm loét dạ dày tại nhà là chi phí thấp. Thay vì phải tốn kém cho các phương pháp điều trị khác bạn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà như nghệ, mật ong, gừng, hay lá mơ lông… Đây là những bài thuốc được dân gian đúc kết lại có tác dụng làm dịu cơn đau và điều trị viêm loét dạ dày.

    1.2. An toàn, ít tác dụng phụ

    Các phương pháp trị viêm loét dạ dày tại nhà chủ yếu sử dụng thảo dược và các thực phẩm tự nhiên. Vì vậy chúng ít gây tác dụng phụ so với thuốc Tây. Nếu bạn áp dụng đúng cách, những liệu pháp này giúp giảm viêm, làm dịu dạ dày mà không lo ngại những rủi ro mang lại.

    Ưu điểm khi áp dụng điều trị viêm loét dạ dày tại nhà

    1.3. Dễ thực hiện

    Chữa viêm loét dạ dày tại nhà không đòi hỏi bạn phải có kiến thức y khoa sâu rộng. Các phương pháp tự nhiên này có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với nguyên liệu có sẵn. Bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức.

    1.4. Hiệu quả bền vững

    Khi bạn áp dụng các phương pháp trị viêm loét dạ dày tại nhà. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp điều trị viêm loét dạ dày bền vững. Các liệu pháp tự nhiên không chỉ giúp làm dịu cơn đau ngay lập tức mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi dạ dày lâu dài.

    Click xem thêmXem thêm: Viêm loét dạ dày – Bệnh lý phổ biến đời sống hiện nay 

    2. Top 12 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà làm dịu cơn đau cấp tốc

    Dưới đây là 12 phương pháp chữa viêm dạ dày tại nhà được dân gian truyền miệng giúp bạn giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét hiệu quả:

    2.1. Trị viêm loét dạ dày với nghệ và mật ong

    Nghệ và mật ong được biết đến với công dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả.

    Nghệ chứa thành phần curcumin – chất chống viêm mạnh mẽ. Curcumin giúp giảm viêm, làm lành các vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời, mật ong còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động của vi khuẩn có hại. Đặc biệt là Helicobacter pylori (HP) – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.

    Sự kết hợp giữa nghệ và mật ong không chỉ giúp làm dịu cơn đau mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày. Từ đó, điều trị viêm loét một cách an toàn và hiệu quả.

    cách trị viêm loét dạ dày tại nhà

    Để trị viêm loét dạ dày với nghệ và mật ong, bạn có thể thực hiện như sau:

    • Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 1 cốc nước ấm.
    • Cách thực hiện: Pha bột nghệ và mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều cho các nguyên liệu tan hoàn toàn. Uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng trước bữa ăn khoảng 20 phút để có hiệu quả tốt nhất.

    >>>Tham khảo Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong – Bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng hiệu quả

    2.2. Mật ong và chanh – Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà

    Mật ong và chanh là sự kết hợp tuyệt vời để trị viêm loét dạ dày nhờ vào các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Như đã chia sẻ ở trên, mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm. Vì vậy, chúng giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm loét. Mật ong cũng giúp tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân có hại. Từ đó, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh chóng.

    Chanh chứa nhiều vitamin C và acid citric. Chanh giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên chanh có thể làm tăng tiết acid dạ dày, không nên áp dụng cho người có vết loét nghiêm trọng.

    Bài thuốc mật ong và chanh

    Cách Làm

    • Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, nước cốt nửa quả chanh, 1 cốc nước ấm.
    • Cách thực hiện: Pha mật ong và nước cốt chanh vào cốc nước ấm. Khuấy đều và uống vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 20 phút.

    2.3. Sử dụng lá mơ lông – Bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày tại nhà

    Lá mơ lông chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP.

    Ngoài ra, lá mơ lông cũng được biết đến với công dụng làm lành vết loét, góp phần tái tạo niêm mạc dạ dày.

    Cách Làm

    • Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ lông tươi, 1 cốc nước.
    • Cách thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông, cho vào nồi đun sôi với nước. Đun trong khoảng 10 phút, rồi lọc lấy nước. Uống nước lá mơ lông khi còn ấm vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

    2.4. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ cây chè dây

    Cây chè dây là một trong những thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về dạ dày. Chè dây chứa các hợp chất có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giảm sự kích ứng và viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Chè dây cũng làm dịu cơn đau và cảm giác khó tiêu, đầy bụng ở những người bị viêm loét.

    Cách trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà với chè dây như sau:

    • Nguyên liệu: 20-30g chè dây khô, 1 lít nước.
    • Cách thực hiện: Đun sôi chè dây trong 1 lít nước khoảng 10-15 phút. Uống nước chè dây này 2-3 lần mỗi ngày, có thể uống thay nước lọc.

    Lưu ý: Những người nào có tiền sử dị ứng thành phần này không nên sử dụng.

    2.5. Lá khôi tía

    Lá khôi tía là một trong những thảo dược tự nhiên được biết đến với công dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. Với các thành phần hoạt chất như flavonoid, saponin và alkaloid, lá khôi tía có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm lành vết loét.

    Lá khôi tía

    Cách Làm

    • Nguyên liệu: 10-15g lá khôi tía tươi, 1 lít nước.
    • Cách thực hiện: Rửa sạch lá khôi tía, cho vào nồi đun với 1 lít nước khoảng 10-15 phút. Uống nước này 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất là trước bữa ăn.

    2.6. Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả từ nha đam

    Theo nghiên cứu, nha đam chứa chất kiềm có khả năng trung hòa axit. Đồng thời, giúp điều tiết axit pepsin, axit hydrochloric, ngăn ngừa viêm niêm mạc dạ dày.

    Ngoài ra, nha đam còn được biết đến với công dụng làm lành tổn thương niêm mạc và giảm đau nhanh.

    Cách thực hiện:

    • Tách phần thịt nha đam ra ngâm trong nước muối pha loãng để bỏ nhớt. Sau đó rửa sạch.
    • Tiếp theo, cho phần thịt và mật ong vào máy xay, xay nhuyễn.
    • Đổ hỗn hợp nha đam vào lọ thủy tinh, bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
    • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30ml. Thời điểm tốt nhất để uống là trước khi ăn 10 phút.

    2.7. Bài thuốc lá trầu không

    Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Theo nghiên cứu Y học hiện đại, lá trầu không chứa các hoạt chất như eugenoltannin, giúp kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Đồng thời, lá trầu giúp làm dịu cơn đau và hỗ trợ làm lành các vết loét trong dạ dày.

    Cách áp dụng rất đơn giản, người bệnh có thể nhai trực tiếp lá trầu không hoặc uống nước lá trầu.

    Với mẹo uống nước lá trầu không thì thực hiện như sau:

    • Rửa sạch lá trầu không ngâm với nước muối loãng.
    • Cho lá trầu không vào ấm, đun sôi chừng 5 – 10 phút.
    • Chờ nước nguội rồi đổ ra ngoài.
    • Uống hàng ngày, đều đặn sau các bữa ăn 1 giờ đồng hồ.

    2.8. Uống nước nhọ nồi

    Các nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra, cây nhọ nồi chứa thành phần tannin và ecliptin, carotene, flavonoid. Trong đó, tannin có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ecliptin ức chế sản sinh vi khuẩn HP. Carotene giúp giảm triệu chứng khó chịu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… Và flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm, có thể góp phần hỗ trợ quá trình giảm viêm niêm mạc dạ dày.

    Để chữa đau dạ dày từ cây nhọ nồi bạn thực hiện như sau:

    • Rửa sạch cây nhọ nồi, ngâm 10 phút với nước muối pha loãng.
    • Vớt cây nhọ nồi để ráo nước rồi cho vào máy say sinh tố, xay nhuyễn hoặc giã nát.
    • Đổ nước trắng vào hỗn hợp đã nhuyễn, khuấy đều và lọc lấy nước.
    • Bảo quản nước đó trong tủ lạnh, ngày uống 2-3 lần, duy trì trong 1 tuần.

    Lưu ý: Nước nhọ nồi khó uống, bạn có thể thêm đường để dễ uống hơn.

    2.9. Trà cam thảo giảm đau dạ dày

    Cam thảo là một loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền, không chỉ giúp giải độc, thanh nhiệt mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày. Các hợp chất có trong cam thảo như glycyrrhizin có khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Đồng thời, thảo dược này còn giúp tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Nguyên Liệu:

    • 1-2g cam thảo (cam thảo khô hoặc bột cam thảo)
    • 1 cốc nước sôi (250ml)

    Cách Thực Hiện:

    • Cho 1-2g cam thảo khô vào cốc hoặc ấm trà.
    • Đun sôi 250ml nước sạch, sau đó đổ vào cốc chứa cam thảo.
    • Để trà ngấm trong khoảng 5-10 phút rồi lọc lấy nước trà, bỏ bã.
    • Uống trà cam thảo 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào sáng hoặc trước bữa ăn.

    Lưu ý: Trà cam thảo có thể gây tăng huyết áp nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 tách trà nhỏ. Với những trường hợp huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch nên cẩn thận khi dùng.

    2.10. Uống nước quả dừa

    Đây cũng là mẹo dân gian chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả. Nhiều người thắc mắc không biết vì sao nước dừa chữa đau dạ dày.

    Chúng tôi xin chia sẻ, thứ nhất, nước dừa có tính hơi kiềm giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau nhanh. Thứ hai, nước dừa chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, magie… làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày. Thứ ba, nước dừa có tính kháng khuẩn giúp loại bỏ những yếu tố có hại trong dạ dày.

    Vì vậy, người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày có thể áp dụng mẹo nhỏ này để giảm khó chịu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nên uống nước dừa đúng thời điểm, vào buổi sáng khi thức dậy hoặc trước khi ăn. Tránh uống vào buổi tối khiến bạn bị lạnh bụng, khó tiêu.

    Uống nước dừa giảm viêm loét dạ dày

    2.11. Xoa bóp bụng

    Khi tìm hiểu về các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà, người bệnh không nên bỏ qua mẹo xoa bóp bụng. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả, giúp thư giãn cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu cơn đau. Đồng thời, xoa bóp giảm đầy bụng và cải thiện chức năng tiêu hóa. Bằng cách tác động nhẹ nhàng lên vùng bụng, bạn có thể kích thích quá trình làm lành vết loét và giảm viêm dạ dày.

    Cách thực hiện như sau:

    • Ngồi thẳng lưng, giữ cho cơ thể thoải mái và thư giãn.
    • Sử dụng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh vùng bụng dưới, nơi dạ dày nằm. Thực hiện động tác này trong khoảng 5-10 phút.
    • Khi xoa, nên dùng lực vừa phải, tránh tác động quá mạnh vào vùng bụng để không gây kích ứng thêm.
    • Có thể thực hiện xoa bóp bụng 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng khi dạ dày còn trống hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

    Lưu ý: Không xoa bóp ngay sau khi ăn no, vì có thể gây khó chịu hoặc làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày.

    2.12. Chườm ấm

    Bên cạnh việc xoa bóp bụng thì phương pháp chườm ấm cũng được đánh giá hiệu quả trong giảm đau dạ dày tại nhà. Bởi, chườm ấm giúp giãn cơ bụng, tăng cường lưu thông máu tới niêm mạc dạ dày. Từ đó, hỗ trợ giảm đau và cải thiện hệ tiêu hóa.

    Phương pháp chườm ấm là cách làm đơn giản, không dùng thuốc nhưng lại mang hiệu quả cao. Đặc biệt trong trường hợp đau dạ dày do căng thẳng hoặc rối loạn tiêu hóa.

    Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng, dùng khăn ấm hoặc muối nóng.

    Túi chườm nóng: Dùng túi chườm chuyên dụng, nhiệt độ 50 – 60 độ C. Lăn trên bụng nhẹ nhàng, sau đó xoa bụng theo chiều kim đồng hồ giúp máu lưu thông, giảm co thắt dạ dày.

    Dùng khăn ấm: Nhúng khăn vào nước nóng (khoảng 60 độ), vắt kiệt nước và đắp trực tiếp lên vùng bụng. Khi thấy ngăn nguội thì lại vắt qua nước nóng.

    Chườm muối nóng: Rang 500g muối nóng sau đó cho vào khăn buộc chặt, đặt lên bụng để chườm cho tới khi nguội.

    3. Nhưng lưu ý khi áp dụng các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà

     Mặc dù các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà được đánh giá là an toàn, lành tính, dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý:

    • Các mẹo dân gian như nghệ mật ong, nước lá tía tô hay nha đam đều có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, giảm đau dạ dày. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị và không mang lại hiệu quả tận gốc.
    • Cơ địa mỗi người là khác nhau, có người hợp với nghệ nhưng có người lại hợp với nha đam. Vì vậy, cần theo dõi phản ứng cơ thể khi áp dụng các mẹo kể trên. Nếu sau một thời gian sử dụng triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần dừng lại.
    • Không nên kết hợp quá nhiều phương pháp cùng một lúc vì có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc phản ứng ngược.
    • Đồng thời, người bệnh nên kết hợp ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Ăn chậm nhai kĩ, hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích và vận động ngay sau khi ăn. Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

    4. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

    Những cách trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà kể trên chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát. Với những trường hợp trung bình, nặng, người bệnh cần được thăm khám sớm và điều trị phác đồ phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu người bệnh cần thăm khám sớm:

    • Áp dụng phương pháp tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm, có dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, đau rát kéo dài.
    • Cơn đau kéo dài, thường xuyên tái phát, đặc biệt đau âm ỉ và dữ dội vào ban đêm hoặc sau khi ăn.
    • Người thường xuyên bị buồn nôn, nôn nao sau khi ăn đi kèm triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
    • Xuất hiện dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi phân đen.
    • Cơ thể sụt cân nhanh, suy nhược, mệt mỏi.

    Mặc dù các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà có ưu điểm an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần phải nhớ, phương pháp này không có tác dụng điều trị tận gốc và triệt để bệnh. Để được hỗ trợ phương pháp cải thiện viêm loét dạ dày hiệu quả, gọi ngay tổng đài 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong có hiệu quả không? Xem ngay 06/01/25
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.…
      Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh 25/12/24
      Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng…
      Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày – Cơ chế và cách điều trị 08/11/24
      Nhiễm vi khuẩn HP gây ra nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới vi khuẩn HP gây trào ngược…
      Trào ngược dạ dày có lây không? Trường hợp nào cần lưu ý? 02/12/24
      “Vợ tôi bị trào ngược dạ dày, thường xuyên ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị. Xin hỏi…
      Xem thêm