{Thắc mắc} Người bị bệnh gout có uống được sâm không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    {Thắc mắc} Người bị bệnh gout có uống được sâm không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    03/06/23

    Nhân sâm nổi tiếng là thượng dược giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe. Mặc dù tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng được, đặc biệt là người bệnh gout. Vậy người bị bệnh gout có uống được sâm không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (49 bình chọn)

    1. Thành phần dinh dưỡng từ Nhân sâm

    Nhân sâm từ lâu đã được xem là vị thuốc bổ, quý, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

    Theo nghiên cứu, Nhân sâm chứa thành phần:

    • 12 thành phần saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran (Ginsenosid)
    • Polyacetylen
    • 17 loại axit béo, trong đó có axit palnitic, axit stearic, linolenic
    • 17 loại axit amin, bao gồm cả 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
    • 20 nguyên tố hóa học Fe, Mn, Co, Se, K….
    • Tinh dầu
    • Glucid
    • Daucosterol

    Ngoài ra, thành phần hóa học trong Nhân sâm còn có Panaxatriol, Panacene, A-panaxin, Glucose, Fructose, Maltose, Nicotinic acid…

    Có thể nói, Nhân sâm là thượng dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người bị bệnh gout liệu rằng có tốt hay không?

    Sâm - Thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

    Sâm – Thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

    2. Người bị bệnh gout có uống được sâm không?

    Gout là một dạng rối loạn chuyển hóa dẫn đến sự gia tăng quá mức nồng độ axit uric trong máu. Tình trạng này gây ra cơn đau nhức dữ dội, thậm chí đau đến mức không di chuyển được ở các khớp ngón chân, ngón tay kèm sưng viêm.

    Để tăng cường, bồi bổ sức khỏe, nhiều người có xu hướng sử dụng Nhân sâm. Bởi, đây là thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích, thành phần dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị bệnh gout có uống được sâm không?

    Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân gout hoàn toàn có thể sử dụng Nhân sâm. Tuy nhiên, người bệnh phải hiểu được cơ chế tác động của Nhân sâm với bệnh và sử dụng đúng cách, đúng liều. Bởi, nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại.

    bị bệnh gout có uống được sâm không

    3. Vậy Nhân sâm tốt với người bệnh gout như thế nào?

    Theo nghiên cứu, Nhân sâm mang đến những lợi ích sau cho người bệnh gout:

    – Nhân sâm giúp thư giãn, cải thiện giấc ngủ;

    – Chống viêm, giảm cảm giác đau nhức xương khớp;

    – Tăng khả năng chuyển hóa lipid, cholesterol;

    – Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa bệnh lý nghiêm trọng;

    – Hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch;

    – Nhân sâm giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng giải độc gan;

    – Giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát căng thẳng (yếu tố gây mất ngủ và làm tăng nguy cơ bùng phát viêm gout cấp);

    – Tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.

    Với những tác dụng đó, người bệnh gout có thể an tâm khi lựa chọn nhân sâm để bồi bổ, cải thiện sức khỏe của mình.

    4. Cách dùng nhân sâm đúng cách cho người bệnh gout

    Nhân sâm dù tốt nhưng nếu dùng bữa bãi, không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại. Vì vậy, người bệnh gout khi sử dụng Nhân sâm cần lưu ý những điều sau:

    4.1. Dùng nhân sâm dưới dạng trà

    – Thái củ sâm thành từng lát mỏng.

    – Mỗi ngày lấy 1-2g sâm cho vào ấm nước nóng, hãm 5 phút như trà để uống.

    – Có thể hãm 2-3 lần nước uống trong ngày. Tuy nhiên, khi thấy nước có mùi sâm nhạt có thể bỏ bã ra nhai và nuốt.

    Nhân sâm làm trà, uống hàng ngày

    Nhân sâm làm trà, uống hàng ngày

    4.2. Uống sâm dạng bột

    – Củ sâm phơi hoặc sấy thật khô, sau đó tán thành bột mịn.

    – Dùng bột đó pha với nước sôi để uống hoặc nuốt trực tiếp, mỗi ngày 1-2g.

    4.3. Ngậm tan trong miệng

    – Sâm thái thành những lát mỏng.

    – Mỗi ngày chỉ cần lấy 1 lát sâm ngậm trong miệng cho đến khi mềm nát thì nuốt.

    – Ngày dùng 1-2 lát sâm.

    4.4. Sắc lấy nước uống

    – Sâm thái mỏng, đem nấu sôi với nước, mỗi lần dùng 2 – 3g.

    – Nước sâm thu được chia làm nhiều lần uống hết trong ngày cả cái.

    – Nếu khó uống bạn có thể pha thêm một chút đường.

    – Bệnh nhân gout mất ngủ, có thể uống nước sâm này mỗi sáng.

    4.5. Kết hợp nhân sâm với linh chi hỗ trợ điều trị bệnh gout

    Kết hợp Nhân sâm với Linh chi mang lại nhiều lợi ích cho người bị bệnh gout như:

    – Tăng khả năng đào thải axit uric trong máu.

    – Tăng cường khả năng chuyển hóa chất trong cơ thể, giảm nguy cơ lắng đọng tinh thể muối ở mô khớp.

    – Tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch

    – Đẩy lùi bệnh gout

    – Hỗ trợ điều trị bệnh gout

    Kết hợp nhân sâm với linh chi tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh gout

    Kết hợp Nhân sâm với Linh chi tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh gout

    Cách thực hiện như sau:

    – Cho 2g Nhân sâm thái lát và 2-5g Linh chi vào ấm sạch, thêm 600ml nước.

    – Sắc kỹ trong 20 phút, sau đó lọc lấy nước và uống hết trong ngày.

    – Lấy phần cái nhai và nuốt luôn.

    – Mỗi ngày sử dụng 1 lần, nên dùng buổi sáng.

    5. Đối tượng bị bệnh gout không nên dùng sâm

    Dưới đây là những đối tượng bị bệnh gout được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng sâm:

    – Người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, căng tức bụng, chán ăn… Đặc biệt, nếu đang bị tiêu chảy mà dùng sâm thì có thể đe dọa sức khỏe.

    – Bệnh nhân bị bệnh gout kèm huyết áp cao. Đối tượng này sử dụng dễ bị tai biến mạch máu não, bởi thời gian đầu dùng sâm có thể gây tăng huyết áp.

    – Người bị bệnh gout nhưng mắc thêm trào ngược thực quản dạ dày cũng không nên dùng.

    – Bệnh nhân bị bệnh gout kèm theo bệnh tự miễn như viêm đa khớp, lupus ban đỏ, vảy nến có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

    – Đối tượng bị xơ vữa động mạch.

    – Người mắc các bệnh về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật.

    – Phụ nữ đang mang thai.

    6. Những điều cần lưu ý cho người bệnh gout khi sử dụng nhân sâm

    Như đã nói ở trên, Nhân sâm là dược liệu quý, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người bệnh gout, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng nên chú ý những điều sau:

    – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Nhân sâm.

    – Sử dụng Nhân sâm với liều lượng và tần suất phù hợp. Không nên tự ý tăng, giảm liều dùng hoặc sử dụng Nhân sâm quá nhiều trong ngày.

    – Trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa khi có ý định sử dụng nhân sâm với các thuốc điều trị bệnh gout.

    – Người bệnh nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày khi sử dụng nhân sâm.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời về thắc mắc “người bị bệnh gout có uống được sâm không”. Có thể nói, bệnh gout là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, vì vậy, ăn gì và không nên ăn gì luôn được người bệnh quan tâm. Nếu bạn không may mắc phải bệnh lý này, có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn, hỗ trợ phương pháp điều trị và chế độ ăn uống khoa học.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp! 01/02/21
      Tôi mới phát hiện mình bị gút gần đây, các cơn sưng tấy ngón chân rất khó chịu và phải…
      Thổ phục linh (khúc khắc): Vị thuốc quý trong bài thuốc trị gout, xương khớp 12/09/20
      Thổ phục linh (khúc khắc) là một trong những vị thuốc quý được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, công…
      Người bệnh gút sống được bao lâu? Giật mình khi biết câu trả lời! 05/01/22
      Gút là căn bệnh khiến người mắc phải trải qua những cơn đau nhức khó chịu, kèm theo là dấu…
      Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng 26/10/20
      Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính cần được chẩn đoán chính xác và điều trị…
      Xem thêm