Bà bầu bị trào ngược dạ dày - Điều trị cần chú ý gì?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Bà bầu bị trào ngược dạ dày – Điều trị cần chú ý gì?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    20/11/24

    Bà bầu bị trào ngược dạ dày, thực quản tuy không nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại gây nhiều phiền toái, khó chịu, khiến quá trình mang thai khó khăn, vất vả hơn.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị trào ngược dạ dày?

    Trào ngược dạ dày là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Có những người trước đây không có triệu chứng trào ngược nhưng khi mang thai lại bắt đầu có hiện tượng này. Có người trào ngược nặng hơn trong giai đoạn mang bầu, nguyên nhân do:

    nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai

    • Nội tiết tố thay đổi khi mang bầu: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, hormone progesterone sản xuất nhiều giúp cơ thể thư giãn. Điều này cũng khiến cơ vòng thực quản dưới “lỏng lẻo” hơn, do đó dịch vị dạ dày và thức ăn dễ dàng trào ngược lên trên.
    • Áp lực từ tử cung: Kích thước tử cung thay đổi chèn ép dạ dày, khiến dịch vị trào ngược lên thực quản.
    • Sự thay đổi của các cơ quan nội tạng: Khi thai phụ mang bầu, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, tử cung lớn dần đẩy các cơ quan trong khoang bụng dịch lên trên. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng áp lực vùng bụng, khiến dạ dày dễ bị trào.

    2. Giai đoạn nào bà bầu hay bị trào ngược dạ dày nhất?

    Có 2 giai đoạn bà bầu thường bị trào ngược dạ dày nhiều nhất. Đó là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3, tương đương với 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

    Vì sao trong các giai đoạn này bà bầu dễ bị trào ngược nhất? 3 tháng đầu là thời kỳ nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ nhất để chuẩn bị môi trường thích hợp cho thai nhi. 3 tháng cuối là lúc thai to gây chèn ép dạ dày.

    Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở mẹ bầu như:

    • Tăng cân quá nhanh, quá nhiều.
    • Ăn quá no.
    • Nằm ngay sau khi ăn.
    • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ gây kích ứng dạ dày.
    • Mặc đồ chật ở vùng bụng…

    Xem thêm:

    Trào ngược dạ dày nôn ra máu – Điều trị kịp thời đề phòng biến chứng

    Trào ngược do vi khuẩn HP – Giải pháp điều trị hiệu quả

    Sau khi uống rượu bị trào ngược – Xử lý thế nào?

    3. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai

    • Ợ chua, ợ nóng: Cảm giác nóng rát vùng thượng vị, lan lên cổ họng.
    • Đau rát vùng thượng vị: Cơn đau có thể xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt là khi nằm hoặc cúi người.
    • Buồn nôn, nôn: Thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.
    • Khó nuốt: Cảm giác vướng mắc, khó nuốt khi nuốt thức ăn hoặc nước.
    • Viêm họng: Axit dạ dày trào ngược lên họng có thể gây viêm họng, khàn tiếng.
    • Ho khan: Ho khan thường xuyên, đặc biệt là về đêm.
    • Đau ngực: Một số trường hợp, trào ngược dạ dày có thể gây đau ngực giống như đau tim. Tuy nhiên, cơn đau này thường giảm khi ngồi thẳng hoặc sau khi ăn.

    4. Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

    Tuy không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nhưng trào ngược dạ dày gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, khiến bà bầu ăn uống không ngon miệng… Tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng.

    trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không

    Đặc biệt, trào ngược dạ dày nặng làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh như:

    • Viêm loét dạ dày, thực quản: Axit thường xuyên tiết ra nhiều trong dạ dày, trào ngược lên thực quản sẽ gây kích ứng và viêm niêm mạc dạ dày, thực quản.
    • Hẹp thực quản, loét thực quản: Viêm thực quản mãn tính có thể dẫn đến loét, hình thành sẹo, làm hẹp lòng thực quản, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
    • Xuất huyết tiêu hóa: Các vết viêm loét ở dạ dày, thực quản có thể vỡ ra gây chảy máu.
    • Barrett thực quản: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày mãn tính. Các tế bào bình thường của thực quản bị thay thế bằng các tế bào giống như tế bào ruột, tăng nguy cơ ung thư thực quản.

    5. Điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu

    Điều trị trào ngược cho bà bầu chủ yếu dựa vào điều chỉnh lối sống và áp dụng các phương pháp chữa bệnh từ thiên nhiên. Cụ thể là:

    điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu

    5.1 Thay đổi lối sống

    • Chia nhỏ bữa ăn, không ăn nhiều cũng một lúc để giảm nhẹ áp lực cho dạ dày.
    • Ăn chậm rãi, nhai thật kỹ.
    • Bà bầu nên tránh các thực phẩm cay nóng, đồ chua, đồ chiên rán…
    • Hạn chế cà phê, nước ngọt có ga, chocolate bởi chúng có thể gây kích thích dạ dày.
    • Tránh ăn trước giờ đi ngủ: tốt nhất nên ăn cách giờ ngủ 2-3 tiếng. Đi lại nhẹ nhàng hoặc ngồi thẳng sau khi ăn.
    • Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, vừa giúp thai nhi không bị chèn ép, vừa hạn chế trào ngược.
    • Nằm gối cao hoặc nâng đầu giường giúp hạ thấp vị trí của dạ dày so với thực quản.

    5.2 Gợi ý một số nhóm thực phẩm bà bầu bị trào ngược nên ăn

    Một số nhóm thực phẩm gợi ý dưới đây không chỉ cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào mà còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản:

    Tinh bột

    Tinh bột là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tinh bột đều phù hợp với người bị trào ngược dạ dày.

    Bà bầu nên ăn các loại tinh bột chưa qua tinh chế như bánh mỳ nguyên cám, yến mạch, gạo lứt, ngô, khoai lang… vì chúng có nhiều chất xơ hơn, tiêu hóa chậm hơn, giúp ổn định đường huyết và tránh áp lực lên dạ dày.

    Các loại tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, kích thích sản xuất axit dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.

    Rau củ, trái cây

    Rau củ, trái cây chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Những thực phẩm này còn rất giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác no, làm giảm áp lực lên dạ dày và thực quản.

    Đặc biệt, rau quả còn hạn chế tiết axit dạ dày do chứa ít chất béo. Một số loại rau củ, trái cây có tính kiềm giúp trung hòa axit dạ dày; vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Mẹ bầu nên tăng cường sử dụng những loại sau:

    • Rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina, súp lơ…
    • Củ quả có màu đậm: cà rốt, củ dền, khoai lang, bí đỏ…
    • Táo, chuối, bơ, dưa hấu…

    Bổ sung thực phẩm giàu đạm dễ tiêu hóa

    Đạm là thành phần dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho phụ nữ giai đoạn mang thai, giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề dạ dày, nên lựa chọn những thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa như thịt gà, cá hồi, thịt nạc heo…

    Sữa chua

    Trong chế độ ăn của bà bầu bị trào ngược dạ dày không nên bỏ qua sữa chua. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium. Những lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm.

    Lợi khuẩn trong sữa chua giúp làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm viêm và tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ.

    Mồi ngày, bà bầu nên ăn hoặc uống từ 1-2 hộp sữa chua. Nên chọn loại không đường, ít béo. Ăn sau bữa cơm khoảng 2-3 giờ.

    5.3 Uống đủ nước

    Uống đủ nước giúp làm loãng dịch vị dạ dày, giảm ợ chua. Nước cũng giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, giảm áp lực lên dạ dày; đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa tổng đẩy chất thải, giảm gánh nặng cho đường ruột.

    Cách uống nước tốt nhất là hãy chia nhỏ lượng nước, không uống quá nhiều cùng lúc. Nên uống nước ấm; tránh nước có ga, nước ép có tính axit…

    5.4 Điều trị bằng thuốc

    Những trường hợp bầu bị trào ngược dạ dày sau khi đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng không giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị:

    • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Sucralfat, Rebamipide, Misoprostol,…
    • Thuốc kháng axit tiết ra trong dạ dày như: Nhôm hydroxit, Natri bicarbonat, muối Magie,…
    • Thuốc anti H2 như: Famotidin, Ranitidin,…
    • Thuốc làm ức chế bơm Proton như: Pantoprazole, Omeprazole, Lansoprazole,…

    Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ chỉ định bác sĩ. Tùy ý dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào? 11/11/24
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng cần được xử lý y tế khẩn cấp, nếu kéo…
      Chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian với các bài thuốc tại nhà 30/12/24
      Trào ngược dạ dày gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng kéo…
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong có hiệu quả không? Xem ngay 06/01/25
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.…
      Thử ngay 6 cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng 17/12/24
      Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là một trong những mẹo dân gian phổ biến. Nhưng có lẽ không…
      Xem thêm