Viêm loét dạ dày Hp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nào tốt?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày Hp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nào tốt?

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Viêm loét dạ dày Hp là bệnh về tiêu hóa phổ biến có tỷ lệ người mắc cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tái phát và gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị là điều cực kỳ quan trọng với người bệnh.

    Đánh giá article

    1. Viêm loét dạ dày HP là gì?

    Viêm loét dạ dày Hp là tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn lây nhiễm. Khi xâm nhập dạ dày, chúng có thể làm hỏng mô, tấn công lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày.

    Theo Bộ y tế, hiện nay số lượng người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn dạ dày Hp rất cao khoảng 60 đến 70%. Một số biến chứng nguy hiểm mà vi khuẩn Hp có thể gây ra cho người bệnh như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

    1.1 Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày HP

    Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp:

    • Lây nhiễm quá đường miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt nên việc lây nhiễm là khó tránh khỏi. Chúng có thể dễ dàng lây khi dùng chung dụng cụ ăn hoặc gắp thức ăn cho nhau. Vì vậy để tránh lây nhiễm Hp, bạn nên ăn uống vệ sinh và ăn chín uống sôi.  Đồng thời giữ thói quen rửa tay thật kĩ bằng xà phòng trước khi ăn.
    • Nhiễm Hp qua đường phân: Thông thường vi khuẩn Hp có thể được đào thải ra môi trường qua đường bài tiết.
    • Lây nhiễm qua đường dạ dày: Do cư trú trong dạ dày nên khi gặp tình trạng ợ hơi, ợ chua, vi khuẩn Hp cũng dễ dàng bị đẩy lên khoang miệng. Ngoài ra, nó cũng có thể bám vào các dụng cụ nội soi và lây nhiễm chéo khi dụng cụ không được khử trùng sạch.

    1.2 Triệu chứng nhận biết viêm loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

    Thực tế, viêm loét dạ dày Hp cũng có những biểu hiện giống với viêm loét dạ dày thông thường. Việc xác định Hp cần tiến hành các phương pháp xét nghiệm hơi thở, máu hoặc nội soi.

    Các triệu chứng dễ nhận biết ở người viêm loét dạ dày Hp phải kể tới:

    • Thường đau vùng thượng vị: cơn đau xuất hiện cả khi đói hoặc no trong vài phút đến vài giờ.
    • Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy xót ruột, cồn cào, nóng rát,…
    • Sôi bụng, buồn nôn
    • Ợ hơi, ợ chua, bị rối loạn tiêu hóa,…
    • Ăn không ngon miệng, mệt mỏi, khó chịu, sụt cân bất thường
    • Có thể đi ngoài phân đen hoặc có máu, trường hợp nặng có thể bị xuất huyết tiêu hóa

    Do đó, khi thấy biểu hiện bất thường, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Không nên chủ quan vì nhiều trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ những bên trong đã bị tổn thương nghiêm trọng, nguy cơ ung thư cao.

    >>> Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm loét dạ dày – Nhận biết bệnh chính xác đến 99%

    2. Viêm loét dạ dày HP có nguy hiểm không?

    Thực tế, viêm loét dạ dày Hp thường không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát và gây biến chứng nếu chủ quan lơ là.

    Viêm loét dạ dày Hp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

    • Loét dạ dày: khi lớp niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng gây ra vết loét, đau đớn cho người bệnh.
    • Chảy máu dạ dày: Các vết loét do vi khuẩn Hp gây ra trở nên nặng hơn gây ra tình trạng chảy máu dạ dày và có thể dẫn đến thiếu máu. Nguy hiểm đến tính mạng.
    • Thủng dạ dày: Viêm loét dạ dày Hp nghiêm trọng có thể làm thủng dạ dày, gây viêm phúc mạc nguy hiểm cho người bệnh.
    • Ung thư dạ dày: Trong các trường hợp bị viêm loét Hp mãn tính có thể phát triển thành ung thư nếu không được điều trị đúng.

    Viêm loét dạ dày Hp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nào tốt?

    3. Làm thế nào để chẩn đoán đúng viêm loét dạ dày Hp

    Phải khẳng định, không phải tất cả các trường hợp viêm loét dạ dày đều nhiễm khuẩn Hp. Thông thường, để chẩn đoán đúng viêm loét dạ dày Hp, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp xét nghiệm. Đồng thời, các bác sĩ cũng kiểm tra lâm sàng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp và mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày.

    Dưới đây là các bước và phương pháp phổ biến trong quá trình chẩn đoán:

    3.1 Khám lâm sàng và khai thác triệu chứng

    Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và hỏi về các triệu chứng của bạn nếu bạn ở nhóm nguy cơ:

    • Trường hợp bị loét dạ dày hoặc có tiền sử bị loét dạ dày
    • Trong gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày
    • Trường hợp đang dùng các loại thuốc chống viêm, thuốc aspirin dài ngày.

    Bởi những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày Hp cho người bệnh.

    3.2 Nội soi dạ dày

    Nội soi dạ dày là một phương pháp xâm lấn. Trong đó bác sĩ sử dụng một ống mềm với camera gắn ở đầu để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và tá tràng. Nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của niêm mạc, phát hiện các vết loét hoặc viêm, và lấy mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm H. pylori.

    Đây là phương pháp chính xác và có thể xác định tình trạng viêm loét do vi khuẩn H. pylori.

    3.3 Sinh thiết và xét nghiệm mô học

    Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ dạ dày trong quá trình nội soi để xét nghiệm. Phương pháp này giúp xác định H. pylori bằng cách nhuộm mẫu mô và quan sát dưới kính hiển vi.

    Sinh thiết cũng có thể giúp xác định mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày và phát hiện các dấu hiệu viêm mạn tính.

    3.4 Xét nghiệm hơi thở

    Xét nghiệm thở là một phương pháp chẩn đoán rất hiệu quả để phát hiện nhiễm Hp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một dung dịch chứa urea (một hợp chất có chứa carbon). Sau đó bạn sẽ thở vào một ống thu thập mẫu hơi thở.

    Nếu có H. pylori, vi khuẩn này sẽ phân hủy urea và giải phóng khí carbon. Nhờ đó có thể phát hiện vi khuẩn Hp qua hơi thở. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn và cho kết quả nhanh chóng.

    3.5 Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sự hiện diện của các kháng thể chống lại H. pylori trong máu. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể xác định được sự nhiễm trùng hiện tại. Vì nó có thể chỉ ra sự nhiễm trong quá khứ. Do đó, xét nghiệm máu thường không phải là phương pháp chính trong chẩn đoán viêm loét dạ dày do H. pylori.

    3.6 Xét nghiệm phân

    Xét nghiệm phân giúp phát hiện sự có mặt của H. pylori trong hệ tiêu hóa. Phương pháp này giúp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn qua phân. Nhờ đó có thể xác định liệu bạn có bị nhiễm H. pylori hay không.

    3.7 Xét nghiệm kháng nguyên Hp trong phân

    Xét nghiệm này giúp phát hiện kháng nguyên của H. pylori trong phân. Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán H. pylori. Đặc biệt là trong những trường hợp không thể làm xét nghiệm thở hoặc nội soi.

    Xem thêm:

    Viêm loét dạ dày bao lâu thì khỏi? Câu trả lời khiến nhiều người giật mình

    Trào ngược dạ dày nên uống gì? Top 15 thức uống giúp bụng êm

    TPBVSK Dạ dày Tâm Bình có tác dụng gì mà nhiều người tin tưởng?

    4. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày có HP hiệu quả

    Điều trị viêm loét dạ dày có Hp thường tập trung vào việc ngăn vết loét dạ dày tái phát. Đồng thời chữa lành vùng niêm mạc dạ dày và loại bỏ vi khuẩn Hp gây bệnh. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư.

    Thông thường, các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày Hp có thể cần thời gian từ 1-2 tuần để bắt đầu phát huy hiệu quả.

    Viêm loét dạ dày Hp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nào tốt?

    4.1 Điều trị viêm loét dạ dày nhiễm HP bằng thuốc Tây

    Khi được chẩn đoán viêm loét dạ dày Hp, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc ức chế tiết acid dạ dày.

    Một số loại thuốc thường được kê đơn trong điều trị viêm loét dạ dày Hp phải kể tới như:

    • Sử dụng thuốc kháng sinh: Để loại bỏ Hp, bác sĩ thường kê đơn một hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin hoặc metronidazole.
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Những thuốc này giúp giảm sản xuất axit dạ dày, tạo môi trường thuận lợi để chữa lành vết loét và tăng hiệu quả của kháng sinh. Ví dụ: omeprazole, esomeprazole.
    • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Những thuốc như sucralfate hoặc misoprostol giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit và hỗ trợ quá trình lành vết loét.

    Lưu ý: Việc điều trị cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lại để xác định xem Hp đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa.

    4.2 Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày HP bằng nguyên liệu tự nhiên

    Chữa viêm loét dạ dày nhiễm Hp bằng các nguyên liệu tự nhiên là phương pháp được nhiều người tin chọn. Cũng bởi đây là giải pháp giúp xử lý bệnh từ gốc và phục hồi sức khỏe.

    • Mật ong chữa viêm loét dạ dày Hp

    Theo Healthline, mật ong có khả năng kháng khuẩn chống lại khuẩn HP theo nghiên cứu của Malaysia năm 2020. Bên cạnh đó, mật ong cũng giúp ngăn ngừa hình thành vết loét và thúc đẩy làm lành vết thương.

    Tuy chưa có nghiên cứu khẳng định mật ong tiêu diệt HP. Mặc dù vậy, dùng mật ong cũng mang lại tác dụng giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn này và rút ngắn thời gian điều trị.

    • Rễ cây cam thảo

    Đây là vị thuốc phổ biến trong chữa viêm loét dạ dày. Hàm lượng axit glycyrrhizic dồi dào có trong rễ cây cam thảo có thể giúp chống lại vi khuẩn HP. Đồng thời hỗ trợ giảm chứng khó tiêu và trào ngược axit. Bên cạnh đó, các tác dụng dược lý của rễ cam thảo cũng hỗ trợ chống viêm, chống dị ứng và kháng khuẩn.

    • Nghệ

    Curcumin dồi dào trong nghệ là hoạt chất có thể chống viêm và chống nhiễm trùng. Đặc biệt, curcumin là polyphenol chính được phân lập từ nghệ có tác dụng ngăn sự phát triển của khuẩn HP, cải thiện phản ứng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra chúng cũng hỗ trợ chữa lành tổn thương mô dạ dày.

    Theo Healthline, trong một nghiên cứu với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp được cho dùng 500mg nghệ bốn lần mỗi ngày. Sau 4 tuần điều trị, 63% người tham gia không còn vết loét và sau 8 tuần, tỷ lệ này tăng lên 87%.

    Tuy nhiên để áp dụng các bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng giúp chữa viêm loét dạ dày Hp an toàn hiệu quả.

    4.3 Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày HP

    Ngoài tuân thủ theo đúng chỉ định, người viêm loét dạ dày Hp cũng cần điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

    Một số lưu ý cần nhớ:

    + Điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

    + Tránh làm việc và căng thẳng quá sức.

    + Nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua,…

    + Hạn chế ăn nhiều các đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,…

    + Duy trì thói quen ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

    5. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày nhiễm HP tái phát

    Để phòng ngừa viêm loét dạ dày Hp hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

    – Chế độ dinh dưỡng: Lựa chọn các thực phẩm sạch, nguồn nước an toàn.

    – Bổ sung thêm các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe dạ dày như: súp lơ, rau bó xôi, ớt chuông, bắp cải,…

    – Duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chế biến đồ ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    – Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.

    – Luyện tập các môn thể thao phù hợp với thể trạng và tuổi tác để tăng cường sức khỏe và tăng đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.

    – Khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn Hp. Bởi việc phát hiện sớm giúp rút ngắn thời gian trị bệnh và tăng cường hiệu quả chữa trị.

    6. Những câu hỏi thường gặp về viêm loét dạ dày Hp

    6.1 Uống thuốc bao lâu thì hết Hp?

    Thời gian điều trị nhiễm H. pylori thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Điều trị bằng phác đồ thuốc kháng sinh kết hợp. Thông thường bao gồm 2 loại kháng sinh và một loại thuốc ức chế axit dạ dày.

    Việc tuân thủ đúng liệu trình và chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để tiêu diệt vi khuẩn Hp hiệu quả. Nếu điều trị không đầy đủ, vi khuẩn có thể không bị tiêu diệt hoàn toàn và có thể tái nhiễm.

    6.2 Viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp có tự khỏi được không?

    Viêm loét dạ dày do H. pylori không thể tự khỏi. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến viêm loét mạn tính, kéo dài và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hoặc thậm chí ung thư dạ dày.

    Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.

    6.3 Viêm loét dạ dày Hp có thể tái phát không?

    Viêm loét dạ dày do H. pylori có thể tái phát nếu không điều trị triệt để. Nguyên nhân tái phát có thể do:

    • Điều trị không đủ liều hoặc không đúng cách.
    • Không thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau điều trị, như thay đổi chế độ ăn uống và tránh các yếu tố gây hại như stress, thuốc lá và rượu.
    • Môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt không thay đổi. Điều này khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập lại.

    6.4 Sau khi điều trị HP bao lâu thì xét nghiệm lại?

    Sau liệu trình điều trị, bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm lại để kiểm tra xem H.p đã bị tiêu diệt hoàn toàn hay chưa.

    Thông thường, xét nghiệm lại sẽ được thực hiện vào khoảng 4 đến 6 tuần sau khi kết thúc điều trị. Điều này giúp xác định liệu vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn và bệnh không còn nguy cơ tái phát.

    6.5 Liệu viêm loét dạ dày Hp có gây ung thư dạ dày không?

    Nhiễm H. pylori là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn này có thể gây ra viêm dạ dày mạn tính. Đồng thời làm tổn thương lâu dài niêm mạc dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm H. pylori có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng. Phổ biến trong số đó là loét dạ dày mạn tính và biến chứng ung thư dạ dày.

    Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nhiễm H. pylori đều dẫn đến ung thư. Việc phát hiện và điều trị nhiễm H. pylori sớm sẽ giúp giảm nguy cơ này.

    Kết luận

    Hiện nay, tình trạng tái nhiễm Hp hay Hp kháng kháng sinh khiến viêm loét trở nên trầm trong ngày càng phổ biến. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh dạ dày, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Để được hỗ trợ tư vấn bệnh viêm loét dạ dày, độc giả có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày – Cơ chế và cách điều trị 08/11/24
      Nhiễm vi khuẩn HP gây ra nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới vi khuẩn HP gây trào ngược…
      Viêm loét dạ dày gây khó thở – Đâu là nguyên nhân và cách xử lý? 27/03/25
      Viêm loét dạ dày gây khó thở là triệu chứng thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua. Tình trạng…
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong có hiệu quả không? Xem ngay 06/01/25
      Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.…
      Xem ngay 17 tư thế yoga chữa trào ngược dạ dày 21/12/24
      Yoga chữa trào ngược dạ dày có lẽ là điều khiến nhiều người khá bất ngờ. Những lợi ích mà…
      Xem thêm