Viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không? 5 điều cần ghi nhớ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không? 5 điều cần ghi nhớ

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    Rau muống là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, người bị viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không? Ăn rau muống liệu có làm nặng thêm tình trạng đau loét dạ dày? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Thành phần, công dụng của rau muống đối với sức khỏe

    Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở nước ta, rau muống là thực vật dễ trồng, phát triển tốt. Nghiên cứu thành phần cho thấy loại rau này chứa các thành phần dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể là:

    lợi ích của rau muống đối với sức khoẻ

    • Vitamin A: Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh, hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch và bảo vệ da.
    • Vitamin C: Hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
    • Vitamin B: Vitamin nhóm B tham gia vào nhiều quá trình quan trọng của cơ thể, bao gồm chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và sản xuất tế bào máu.
    • Sắt: Rau muống là nguồn cung cấp sắt tự nhiên, thiết yếu cho sự hình thành hemoglobin trong hồng cầu; giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
    • Canxi: Ăn rau muống giúp bổ sung lượng canxi nhất định, đóng góp cho sự phát triển và duy trì xương, răng chắc khỏe; đồng thời tham gia vào ổn định chức năng cơ bắp và dẫn truyền thần kinh.
    • Kali: Cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp và hỗ trợ chức năng tim mạch.
    • Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong rau muống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón; hỗ trợ kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.

    Xem thêm “Điểm mặt” TOP 7 nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày 

    2. Người viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không?

    Rau muống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc viêm loét dạ dày có nên sử dụng rau muống không?

    viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không

    Mặc dù có quan niệm cho rằng người bị bệnh dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng nên kiêng rau muống, nhưng nếu được chế biến và sử dụng đúng cách, loại rau này vẫn có thể mang lại một số lợi ích nhất định với đường tiêu hóa:

    • Cung cấp lượng xơ mềm dồi dào: Chất xơ trong rau muống, đặc biệt khi được nấu chín kỹ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra một cách nhẹ nhàng. Chất xơ hòa tan có thể tạo thành một lớp gel trong đường ruột, làm chậm quá trình hấp thu và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi tổn thương dạ dày: Các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, sắt, kali… trong rau muống giúp hỗ trợ tái tạo tế bào và phục hồi các tổn thương, bao gồm cả những tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
    • Chống oxi hóa, giảm viêm: Các hợp chất chống oxy hóa trong rau muống giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào dạ dày khỏi các gốc tự do gây hại, góp phần làm lành vết loét.
    • Hỗ trợ trung hòa axit dạ dày: Rau muống có tính kiềm nhẹ, có thể giúp trung hòa một phần axit trong dạ dày, từ đó giảm bớt cảm giác khó chịu, giảm viêm loét và trào ngược dạ dày do axit.

    Như vậy, đau dạ dày có ăn được rau muống không? Câu trả lời là CÓ THỂ. Tuy nhiên, nên ăn như thế nào cho tốt và không ảnh hưởng đến dạ dày?

    3. Hướng dẫn sử dụng rau muống đối với người dạ dày

    Sau đây là hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn, chế biến, lượng ăn khi sử dụng rau muống đối với người bị bệnh dạ dày:

    • Chọn rau tươi non: Rau muống tươi xanh, cọng non sẽ mềm và dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng hơn rau già.
    • Sơ chế rau cẩn thận: Nhặt bỏ phần rau già úa, rửa thật sạch để loại bỏ đất cát, ký sinh trùng. Nên ngâm nước muối rồi rửa lại để đảm bảo an toàn.
    • Chế biến: Ưu tiên phương pháp luộc, hấp, nấu canh để đảm bảo dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Hạn chế xào nhiều dầu mỡ, gia vị gây khó tiêu, tạo thêm gánh nặng cho dạ dày.
    • Không nên ăn rau muống sống, tái vì trong rau còn chứa nhiều nhựa. Đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, gây hại cho hệ tiêu hóa.
    • Chỉ nên ăn một lượng vừa phải và không ăn quá thường xuyên.
    • Kết hợp rau muống với các thực phẩm lành mạnh khác trong bữa ăn chính. Không ăn khi bụng đói…

    4. Gợi ý một số món ăn từ rau muống tốt cho người viêm loét dạ dày

    Nguyên tắc chung khi chế biến các món ăn từ rau muống dành cho người viêm loét dạ dày là hạn chế dầu mỡ, gia vị cay nóng, chua… Đặc biệt, món ăn nên được nấu chín kỹ để “thân thiện” hơn với dạ dày. Dưới đây là gợi ý những món ngon từ rau muống tốt cho người dạ dày:

    các món ăn từ rau muống tốt cho dạ dày

    4.1 Rau muống luộc sấu

    Rau muống luộc thêm quả sấu đánh nước chua là cách chế biến rất “được lòng” các gia đình Việt, nhất là vào những ngày hè oi nóng. Đối với người bệnh dạ dày, món ăn này cũng rất phù hợp. Rau muống mềm ngọt, giữ được dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo dễ tiêu hóa.

    Hướng dẫn cách làm:

    • Rau muống nhặt, rửa sạch, để ráo
    • Đun sôi nước, cho vào vài hạt muối tinh
    • Cho rau muống vào nước sôi, trở vài lần cho rau chín đều và xanh
    • Vớt rau, cho 3-4 quả sấu tươi, đun đến khi sấu chín thì đánh nhuyễn là hoàn thành.

    *Lưu ý: Không dùng quá nhiều sấu vì loại quả này chứa nhiều axit, có thể gây kích ứng dạ dày.

    4.2 Rau muống nấu canh tôm/ thịt

    Món canh rau muống thanh đạm được bổ sung protein từ tôm hoặc thịt giúp cung cấp dinh dưỡng cho người bị bệnh dạ dày. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Bạn nên lưu ý đun sôi kỹ để rau chín mềm sẽ ngon và tốt hơn.

    Hướng dẫn cách làm:

    • Tôm, thịt bằm nhỏ, xào chung với hành phi rồi cho nước đun sôi
    • Rau muống rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn, thả vào nồi
    • Nêm nếm gia vị vừa ăn, đợi canh sôi lại tầm 2 phút thì tắt bếp.

    4.3 Rau muống hấp gừng

    Ưu điểm của phương pháp chế biến này là giúp rau chín mềm mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên, các vitamin, khoáng chất. Cách làm cũng rất nhanh gọn, tiện lợi như sau:

    • Sử dụng sửng hấp
    • Đặt rau lên trên sửng
    • Thêm một nhánh gừng đập dập để tăng hương vị và hỗ trợ tiêu hóa
    • Đậy kín và đun sôi khoảng 5 phút là rau chín mềm
    • Thưởng thức với mắm pha.

    5. Đau dạ dày khi nào không nên sử dụng rau muống?

    Viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không? Đa phần người bệnh nếu đang ở giai đoạn hồi phục, triệu chứng dịu vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, những người sau đây không nên hoặc cần hạn chế ăn rau muống:

    Thứ nhất, viêm loét dạ dày giai đoạn cấp tính. Khi các triệu chứng như đau bụng dữ dội, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn mửa đang diễn ra nghiêm trọng, niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương và rất nhạy cảm. Lúc này, việc sử dụng bất cứ thực phẩm nào đều cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, trong đó không loại trừ rau muống.

    Ngoài ra, khi các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau tăng sau khi ăn rau muống thì tốt nhất nên tránh loại thực phẩm này. Đây là dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn quá nhạy cảm, không phù hợp để ăn rau muống.

    Đặc biệt, nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc, chất lượng của rau muống thì cũng không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá nói chung và dạ dày nói riêng.

    6. Lưu ý chung khi sử dụng rau muống với người viêm loét dạ dày

    lưu ý khi dùng rau muống với người viêm loét dạ dày

    Để rau muống là thực phẩm an toàn, có thể sử dụng trong thực đơn của những người gặp vấn đề dạ dày. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Ưu tiên chế biến rau muống thành những món thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, mắm muối, gia vị chua cay…
    • Nấu rau chín kỹ, không nên ăn sống, tái
    • Chỉ sử dụng một lượng vừa phải (khoảng dưới 200g/ lần ăn) và không ăn thường xuyên.
    • Nên kết hợp rau muống với các món dễ tiêu, tốt cho dạ dày như cơm mềm, cháo, súp, đu đủ, khoai lang… để không gây áp lực cho dạ dày.
    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp tình trạng lạ khi ăn rau muống.

    Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi viêm loét dạ dày có ăn được rau muống không và những lưu ý cần thiết khi sử dụng. Ngoài ra, để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hạn chế sự “biểu tình” của dạ dày, cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Nên bổ sung các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ cân bằng axit dịch vị, phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    >>> XEM THÊM:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      15 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả – Dễ tìm, dễ dùng 01/04/25
      Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên…
      5 cách dùng rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày – Khám phá ngay 02/01/25
      Rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà.…
      Trào ngược dạ dày nên ăn sáng gì? Gợi ý các món NGON – LÀNH – BỔ 26/02/25
      Bữa sáng là bữa ăn quan trọng hàng đầu, giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe khoắn, năng động…
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào? 11/11/24
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng cần được xử lý y tế khẩn cấp, nếu kéo…
      Xem thêm