Viêm gan B lây qua đường nào? Lưu ý để phòng chống lây nhiễm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Viêm gan B lây qua đường nào? Lưu ý để phòng chống lây nhiễm

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Trang Vũ

    19/08/21

    Rất nhiều người hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào? Dẫn đến những quan niệm sai về căn bệnh này. Vậy thực tế bệnh viêm gan B có lây không? Nếu có thì đường lây truyền của căn bệnh này là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây!

    5/5 - (13 bình chọn)

    Câu hỏi: Chào bác sĩ, em là sinh viên và ở trong ký túc xá gồm 4 bạn nữa. Tháng này phòng chúng em có thêm một bạn mới vào ở. Bọn em được biết bạn ấy bị mắc bệnh viêm gan B nên khá lo lắng, sợ sẽ bị lây. Bác sĩ cho em hỏi, đối với bệnh viêm gan B thì có lây không và lây qua những đường nào? Em xin cảm ơn! (Đoàn Thấm – Hà Nội).

    Câu hỏi của bạn Hoàng Phương sẽ được Đại tá Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn – Nguyên chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải đáp như sau:

    1. Bệnh viêm gan B có lây không?

    Đầu tiên phải khẳng định với bạn Đoàn Thấm rằng: Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, hoàn toàn có thể lây từ người qua người nếu không biết cách phòng tránh.

    viêm gan b lây qua đường nào

    Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể lây nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý

    Sau khi rời khỏi cơ thể, virus viêm gan B có thể tồn tại ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người, nếu người đó chưa được bảo vệ bằng vacxin. Thời gian ủ bệnh trung bình 75 ngày. Virus có thể được phát hiện trong 1-2 tháng sau khi nhiễm bệnh và tiếp tục tồn tại, phát triển thành viêm gan B.

    Theo đánh giá, virus viêm gan B rất dễ lây. Khả năng lây nhiễm cao hơn 100 lần so với virus HIV.

    Xem thêmViêm gan B – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    2. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

    Virus viêm gan B lây truyền khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch trên cơ thể người nhiễm bệnh xâm nhập vào cơ thể người khác thông qua các con đường sau:

    2.1 Lây qua đường máu

    Đây là con đường lây bệnh phổ biến của viêm gan B. Một số hành động có thể khiến bạn mắc bệnh bao gồm:

    Dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh.

    • Tiếp xúc với máu có virus HBV qua các vết trầy xước, vết thương hở.
    • Tiếp nhận máu của người bệnh.
    • Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa,…

    2.2 Viêm gan B lây qua đường tình dục

    Quan hệ tình dục không an toàn, hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách là con đường phổ biến nhất lây truyền bệnh viêm gan B ở các nước phát triển hiện nay. Theo nghiên cứu, ngoài máu, loại virus này còn được tìm thấy trong tinh dịch và dịch âm đạo.

    2.3 Lây từ mẹ sang con

    Chu kỳ lây nhiễm chủ ý diễn ra ở giai đoạn chu sinh(từ tuần thứ 28 của thai kỳ) hoặc những tháng đầu sau sinh, chứ không lây nhiễm qua nhau thai. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào mắc HBV cũng sẽ lây cho con của mình. Tỷ lệ lây nhiễm còn phụ thuộc vào:

    • Nồng độ virus HBV DNA
    • Tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ.

    Nếu nồng độ HBV DNA cao và HBeAg (+) thì khả năng con mắc bệnh càng cao.

    Lượng virus viêm gan B trong sữa mẹ khá thấp. Nhưng vẫn có thể lây cho trẻ nếu trong lúc bú mẹ, trẻ cắn làm tổn thương vú.

    3 con đường lây nhiễm viêm gan b

    *Lưu ý: Bệnh viêm gan B không lây qua đường tiếp xúc thông thường khi chúng ta bắt tay, ôm nhau hay người bệnh ho, hắt xì. Bệnh cũng không lây qua đường ăn uống như nhiều người vẫn lầm tưởng.

    3. Viêm gan B có lây qua đường hô hấp, nước bọt không?

    Mặc dù là bệnh dễ lây nhiễm, tuy nhiên theo các bác sĩ, nếu chỉ tiếp xúc thông thường qua nói chuyện, bắt tay, ôm hôn thì không có khả năng lây truyền virus HBV. Như vậy viêm gan B hoàn toàn không lây qua đường hô hấp.

    Tuy nhiên, theo nghiên cứu virus HBV vẫn có thể tồn tại một lượng nhỏ không đáng kể trong nước bọt. Điều này đôi khi tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng để đảm bảo an toàn thì bạn không nên hôn người bị viêm gan B trong trường hợp đang có tổn thương nơi khoang miệng. Virus viêm gan có thể từ nước bọt xâm nhập qua các tổn thương này phát triển thành bệnh trong cơ thể.

    4. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

    Rất nhiều người hiện nay vẫn bị nhầm lẫn viêm gan B lây qua đường ăn uống. Dẫn đến thái độ kỳ thị, không dám ăn uống chung với người bệnh. Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm, bệnh viêm gan B không lây qua đường ăn uống chung hoặc tiếp xúc thông thường. Chính vì thế, việc ăn riêng và sinh hoạt riêng với người bệnh là không cần thiết.

    5. Chồng bị viêm gan B có lấy sang cho vợ không?

    Chồng bị viêm gan B có lây sang cho vợ không và ngược lại là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Về vấn đề này chúng tôi xin được trả lời như sau:

    Như đã nói ở trên, viêm gan B là bệnh lý có khả năng lây truyền qua máu, tinh dịch và dịch tiết khác trong cơ thể. Vì vậy, nếu chồng bị viêm gan B thì có thể lây nhiễm sang cho vợ và ngược lại trong trường hợp hai người quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh (dùng bao cao su) hoặc sử dụng chung vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…

    Ngoài ra, nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng để vết thương hở của bản thân tiếp xúc với đối phương thì cũng có khả năng bị lây nhiễm.

    6. Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B

    Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là mỗi chúng ta hãy chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm. Đối với trẻ sơ sinh nên tiêm mũi đầu tiên càng sớm càng tốt. Vacxin có tác dụng tạo kháng thể bảo vệ đến 95%, kéo dài ít nhất 20 năm, thậm chí là suốt đời nếu nồng độ kháng thể kháng virus được tạo ra sau tiêm chủng lớn hơn 1000IU/L.

    Ngoài ra, mỗi cá nhân cần bảo vệ sức khỏe nói chung và phòng bệnh viêm gan B bằng một lối sống lành mạnh và sự cảnh giác với những yếu tố nguy cơ lây bệnh:

    • Sàng lọc máu và các chế phẩm máu khi tiếp nhận.
    • Không dùng chung kim tiêm hay các dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cao.
    • Tình dục an toàn.
    • Tránh tiếp xúc với máu, dịch tiết từ bệnh nhân HBV.

    Kết luận chung

    Viêm gan B là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao gấp nhiều lần so với các bệnh truyền nhiễm hiện nay. Bệnh có thể lây qua đường máu, tình dục, từ mẹ sang con. Tuy nhiên sẽ không lây qua đường ăn uống hay tiếp xúc thông thường.

    Cần chủ động phòng bệnh bằng lối sống khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, phương pháp bảo vệ bản thân tốt nhất là chích ngừa vacxin để tạo kháng thể chống lại virus viêm gan B.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tầm soát ung thư gan – Phương pháp và quy trình 27/06/22
      Theo số liệu năm 2020, ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến nhất tại nước ta. Lo ngại…
      Trị mề đay bằng rượu: 6 cách hữu hiệu được dân gian tin dùng 28/02/22
      Trị mề đay bằng rượu là phương pháp không còn xa lạ trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai…
      Bệnh xơ gan sống được bao lâu? Làm gì để kéo dài tuổi thọ? 17/09/24
      Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh.…
      Vôi hóa gan nên ăn gì kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia 26/10/22
      Vôi hóa gan là tình trạng trong gan xuất hiện các nốt canxi hóa, lâu dần gây ảnh hưởng tới…
      Xem thêm