Trị mề đay bằng rượu là phương pháp không còn xa lạ trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng rượu giảm mề đay hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp này.
Tác dụng của rượu với bệnh nổi mề đay
Trong dân gian, rượu là loại đồ uống lên men có tính sát khuẩn cao. Vì vậy người ta thường sử dụng rượu trong các bài thuốc điều trị nhiễm trùng, mẩn ngứa… Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng rượu trực tiếp lên các vết thương hở hay xoa lên vùng đang nổi mề đay. Bởi nồng độ cồn cao dễ gây cháy da, sưng tấy và ngứa ngáy. Trên cơ sở lý thuyết này, thì người bệnh bị nổi mề đay không nên sử dụng trực tiếp rượu để thoa lên da với mục đích giảm sưng ngứa.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tận dụng tính kháng khuẩn của rượu để trị mề đay hay mày đay nếu dùng đúng cách. Theo kinh nghiệm dân gian, khi kết hợp rượu cùng các thảo dược phù hợp, sẽ tạo ra bài thuốc trị mề đay hiệu quả.
Thực chất, tác dụng trị mề đay của rượu trong trường hợp này đến từ tác dụng của các thảo dược. Khi các thảo dược này ngâm cùng rượu sẽ giúp gia tăng hiệu quả giảm mẩn ngứa, mề đay. Bên cạnh đó, cách làm này cũng giúp các thảo dược bảo quản và giữ được dược tính lâu hơn so với các phương pháp sắc nước hay sử dụng trực tiếp.
Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng rượu ngâm
Trong tự nhiên có thể sử dụng gừng, kinh giới, lá đinh lăng, quả nhàu… ngâm rượu để trị mề đay. Cách thực hiện cụ thể của từng phương pháp như sau:
1. Trị mề đay bằng đinh lăng ngâm rượu
Trong Đông y, Đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng bổ huyết, chống viêm, giải độc hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể ngâm đinh lăng với rượu để giảm nổi mề đay hiệu quả.
Chuẩn bị: Nửa lít rượu trắng, 4g rễ đinh lăng.
Thực hiện:
- Rửa sạch rễ đinh lăng, để cho thật ráo nước.
- Xếp rễ đinh lăng vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập rễ rồi đậy nắp lại.
- Để bình rượu nơi thoáng mát, khoảng 1 tháng là có thể dùng được.
- Mỗi ngày uống 1-2 chén nhỏ sau bữa ăn có thể giảm tình trạng nổi mề đay.
2. Kinh giới với rượu giảm mẩn ngứa mề đay
Kinh giới cũng được sử dụng nhiều trong điều trị nổi mề đay do tính mát và độ sát khuẩn cao. Kết hợp rượu và kinh giới bôi lên vùng da nổi mề đay để giảm mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
- Xay hoặc giã nhuyễn lá, thêm lượng rượu trắng vừa đủ vào sao cho được hỗn hợp sền sệt.
- Bôi một lớp mỏng hỗn hợp thu được lên vùng da nổi mề đay. Chờ 5-10 phút cho rượu ngấm rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Nên bôi hỗn hợp này vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm ngứa ngáy, giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Chú ý không bôi lên vết thương hở.
3. Chữa nổi mày đay bằng rượu quả nhàu
Sách Đông y cho biết, quả nhàu có khả năng giảm viêm đau hiệu quả. Do đó, loại quả này được dùng nhiều trong các bài thuốc trị mẩn ngứa, mề đay, viêm da cơ địa hay các bệnh ngoài da.
Các tài liệu Y học hiện đại ghi nhận, trong thành phần quả nhàu có nhiều vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt thành phần phytochemicals với hàm lượng cao giúp chống nấm, vi khuẩn và virus hiệu quả.
Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở sử dụng rượu trái nhàu trong điều trị mề đay. Người bệnh thực hiện ngâm rượu theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
- Rửa sạch 10 quả nhàu khô, để ráo nước rồi cho vào lọ thủy tinh.
- Đổ rượu trắng ngập quả, chèn một cục đá sạch lên trên để quả không nổi trên bề mặt.
- Đậy kín bình để nơi khô ráo khoảng 1 tháng là dùng được.
- Sử dụng rượu trắng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Cách 2:
- Chọn 2 quả nhàu tươi rửa sạch rồi giã nát.
- Lọc lấy nước cốt rồi trộn với 10ml rượu trắng.
- Dùng khăn gạc mềm thấm vào hỗn hợp trên rồi thoa lên vùng da nổi mề đay. Lưu ý cần làm sạch vùng da này trước khi thoa.
- Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần cho đến khi các nốt mề đay lặn hẳn.
4. Trị mề đay bằng rượu gừng
Gừng sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: khu phong, tán hàn, giảm đau, sát trùng, chống ngứa… Khi kết hợp gừng cùng rượu trắng có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu do mề đay gây nên.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch 1kg gừng ta.
- Dùng dao đập dập cho vào lọ thủy tinh.
- Đổ rượu trắng ngập mặt gừng rồi đậy nắp lại ngâm.
- Bảo quản bình rượu nơi thoáng mát, khoảng 1-2 tháng là có thể sử dụng được.
- Bạn có thể dùng rượu này để tắm hoặc bôi ngoài da đều được.
5. Ngâm rượu với các thảo dược khác để giảm mày đay
Người bệnh có thể ngâm rượu thuốc bằng cách kết hợp nhiều vị thảo dược khác nhau để nâng cao hiệu quả chữa mề đay, mẩn ngứa.
Chuẩn bị: 20g nhân sâm, 30g mỗi loại: củ cơm nếp, hà thủ ô, tần quy, trúc ngọc và 1,5l rượu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các loại thảo dược đã chuẩn bị, để ráo rồi cho vào lọ thủy tinh.
- Đổ rượu ngập các thảo dược rồi đậy nắp để khoảng nửa tháng.
- Sử dụng rượu 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 1 ly nhỏ.
6. Trị mề đay bằng rượu ngâm đậu đen
Không chỉ là loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, trong dân gian, người ta còn ngâm đậu đen với rượu để trị mề đay, mẩn ngứa. Tham khảo bài thuốc sau để bổ sung thêm kiến thức điều trị mề đay cho bản thân:
Chuẩn bị: 1kg đậu đen, 1 lít rượu trắng, 1 chiếc bình thủy tinh chịu nhiệt tốt để đựng rượu ngâm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu đen, sau đó vớt ra rổ, để ráo nước.
- Cho đậu đen vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp.
- Mang bình thủy tinh chứa rượu và đậu đen hấp cách thủy khoảng 4 tiếng.
- Bảo quản bình rượu ngâm này ở nơi thoáng mát để dùng dần.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống một ly nhỏ.
Hệ thống lưu ý quan trọng khi điều trị mề đay bằng rượu
Để phát huy tối đa công dụng cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh khi áp dụng các cách chữa mề đay bằng rượu, chúng ta cần lưu ý:
- Không dùng rượu bôi, xoa trực tiếp lên da, nhất là những loại rượu có nồng độ cao. Chỉ dùng bôi da khi đã ngâm hoặc kết hợp với các thảo dược khác.
- Dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng, không pha cồn.
- Rượu để ngâm càng lâu thì hiệu quả càng cao.
- Chỉ uống lượng rượu vừa phải từ 1-2 chén (ly) nhỏ mỗi ngày.
- Rượu khi bôi lên da cần vệ sinh da sạch sẽ. Tuyệt đối không thoa rượu lên vết thương hở, hoặc vùng da trầy xước chưa lành.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên áp dụng cách này, chỉ nên dùng các cách trị mề đay ngoài da.
- Kết hợp cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Cũng cần lưu ý rằng các cách trị nổi mề đay trên đây chỉ mang tính tạm thời, hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ. Muốn điều trị dứt điểm mề đay cần xác định được căn nguyên gây bệnh. Từ đó có hướng điều trị phù hợp.
TIN LIÊN QUAN:
- Mề đay nên ăn gì và kiêng gì? Tham khảo ngay 10 loại sau
- Bệnh nóng gan – Làm gì để hạ nhiệt hiệu quả cho gan?
- Nổi mề đay có được ăn trứng không? Lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.