Trào ngược dạ dày sau khi uống rượu là một trong những tình trạng nhiều người gặp phải và nó gây ra những hệ lụy nhất định tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này ngay dưới đây.
1. Triệu chứng trào ngược dạ dày sau khi uống rượu
Trong trường hợp này, uống rượu là yếu tố gây trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, những triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi uống rượu hoặc sau khi uống được một thời gian. Đặc trưng là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, khó tiêu, ho nhiều… do dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Tất nhiên, không phải bất kỳ ai uống rượu đều bị trào ngược axit; mức độ, tần suất các triệu chứng trào ngược ở mỗi người cũng khác nhau.
Bên cạnh các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản, người uống nhiều rượu bia cũng có thể bị đau bụng sau khi uống rượu bia, xót ruột sau khi uống rượu, mệt mỏi sau khi uống rượu bia.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định loại đồ uống có cồn nào gây ra triệu chứng trào ngược axit trầm trọng hơn nhưng kết quả vẫn chưa thuyết phục. Trong bài viết này sẽ đề cập tới tình trạng trào ngược dạ dày do rượu nói riêng cũng như các đồ uống có cồn nói chung.
2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày sau khi uống rượu
2.1. Giãn cơ vòng thực quản
2.2. Gây bất thường về nhu động thực quản
2.3. Uống rượu làm tăng tiết axit dạ dày
Chất cồn trong rượu, đặc biệt là rượu có nồng độ cồn cao sẽ làm tăng tiết axit dạ dày để chuyển hóa cồn. Lượng axit dạ dày dư thừa sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ bị trào ngược axit, đau dạ dày sau khi uống rượu.
3. Trào ngược dạ dày có uống rượu được không?
Không chỉ là yếu tố gây khởi phát, theo một đánh giá năm 2019, uống rượu có thể làm nặng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản sẵn có. Do đó các chuyên gia khuyến cáo những người dễ bị trào ngược axit hoặc có tiền sử trào ngược axit nên hạn chế loại đồ uống này. Đây cũng là câu trả lời cho trào ngược dạ dày có uống bia được không.
4. Trào ngược dạ dày sau khi uống rượu có nguy hiểm không?
Nếu bạn thường xuyên uống rượu bia và lần nào cũng gặp hiện tượng trào ngược axit với triệu chứng kéo dài và lần sau nặng hơn lần trước thì có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản là viêm loét thực quản, hẹp thực quản. Ở người lớn tuổi, dịch vị axit bị trào ngược có thể bị hít vào đường thở gây viêm phổi.
5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Nếu đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà mà không thuyên giảm hoặc các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn thì hãy tới gặp bác sĩ. Để chẩn đoán chính xác mức độ trào ngược và biến chứng có thể đang gặp phải, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp như:
- Đo pH thực quản 24 giờ: Giúp xác định mức độ, tần suất trào ngược axit.
- Đo áp lực thực quản: Xác định chức năng hoạt động của cơ vòng thực quản.
- Nội soi dạ dày thực quản: Xác định thương tổn trên niêm mạc dạ dày, thực quản.
6. 4 Cách xử lý trào ngược dạ dày sau khi uống rượu
6.1. Uống nước ấm giảm trào ngược dạ dày sau khi uống rượu
Một trong những biện pháp đơn giản giúp trung hòa axit dạ dày chính là một cốc nước ấm. Bạn có thể uống nước ấm trước, trong và đặc biệt là sau khi uống rượu.
6.2. Gừng làm dịu trào ngược dạ dày sau khi uống rượu bia
6.3. Mật ong và gừng
6.4. Thuốc giảm trào ngược dạ dày
Bạn nên dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường nếu tình trạng của bạn kéo dài hoặc đặc biệt gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Thuốc kháng axit, thuốc giảm tiết axit, thuốc bao phủ dạ dày, tăng trương lực cơ vòng thực quản có thể được kê trong trường hợp này. Đây cũng là loại thuốc thường được chỉ định kết hợp với thuốc khác để giảm đau dạ dày sau khi uống rượu hay giảm đau dạ dày sau khi uống bia.
- Thuốc giảm tiết acid ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazon, Lansoprazol…
- Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Ranitidin…
- Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày, thực quản: Gastropulgit…
- Thuốc làm tăng trương lực cơ vòng thực quản: Metoclopramide…
7. Cách phòng tránh
Có một số cách mà bạn có thể thực hiện để tránh gặp phải tình trạng này. Nói một cách hoa mỹ thì chúng như một dạng “thuốc bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu”.
- Giới hạn lượng rượu và tuân thủ theo giới hạn ấy. Mức khuyến cáo là 150ml rượu vang hoặc 44 ml rượu trắng hay 350ml bia/ngày. Nhưng tùy theo cơ địa mỗi người mà mức này có thể thấp hơn.
- Một số người có thói quen uống nước chanh, nước cam hoặc đồ uống có ga trong hoặc sau lúc uống rượu bia. Những loại đồ uống không cồn này làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit. Do đó, nếu háo nước hay thay bằng nước lọc, nước ép táo…
- Hạn chế thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ khi uống rượu bia. Thay vào đó hãy lựa chọn rau củ, trái cây và thực phẩm dễ tiêu.
- Không hút thuốc lá vì nicotine trong thuốc lá có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng các triệu chứng của trào ngược axit.
- Không nằm ngay sau khi uống rượu bia.
- Tránh uống rượu bia trong khoảng thời gian 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
KẾT LUẬN
Không phải ai sau khi uống rượu cũng gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, mức độ của các triệu chứng nếu có cũng không giống nhau. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện thoáng qua và có thể cải thiện bằng cách biện pháp tự chăm sóc thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên nếu trào ngược axit kéo dài và ngày càng nghiêm trọng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
XEM THÊM
Tìm hiểu ngay sản phẩm phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Uống rượu có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2880354/ - Đồ uống có cồn tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
https://www.healthline.com/health/gerd/alcohol
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.