Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    25/11/24

    Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng y tế cảnh báo bệnh đang có chiều hướng chuyển biến xấu. Đâu là nguyên nhân gây tình trạng này và cách khắc phục ra sao?

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Trào ngược dạ dày gây khó thở là gì?

    Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Khi lượng axit trong dạ dày sản xuất quá nhiều dẫn đến dư thừa, đẩy ngược lên thực quản gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

    trào ngược dạ dày gây khó thở

    Khi axit dạ dày trào lên thực quản sẽ tác động đến đường thở. Theo thống kê, có đến 45% người bị trào ngược dạ dày gặp phải triệu chứng khó thở.

    Bên cạnh khó thở, trào ngược dạ dày còn có các biểu hiện khác như:

    • Nóng rát ngực, ợ nóng, ợ chua sau khi ăn
    • Buồn nôn, nôn
    • Ho, khàn giọng, mất giọng
    • Khó nuốt
    • Đau tức ngực…

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày gây khó thở là:

    • Thoát vị cơ hoành
    • Chức năng dạ dày suy giảm
    • Hen suyễn
    • Tiểu đường
    • Phụ nữ có thai bị trào ngược dạ dày
    • Ảnh hưởng bởi lối sống: thường xuyên hút thuốc, ăn đồ cay nóng, nằm sau khi ăn…

    2. Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

    Trào ngược dạ dày gây khó thở nguyên nhân do axit trong dịch vị dạ dày khi trào ngược lên trên đã xâm nhập vào đường thở, đặc biệt là phổi gây sưng và chẹn đường thở.

    nguyên nhân, triệu chứng trào ngược dạ dày gây khó thở

    Thông thường, khi axit ở dạ dày tiết ra quá nhiều, cơ thể sẽ tự điều chỉnh tăng sản xuất bazo để trung hòa axit. Đối với những người mắc bệnh, axit sản xuất ra quá nhiều, bazo không đủ để trung hòa dẫn đến dư thừa. Axit khiến thực quản giãn ra, không thể đóng chặt gây khó thở.

    Cơ chế cụ thể là:

    • Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và lan vào các đường dẫn khí nhỏ, khiến chúng bị co lại gây khó thở.
    • Axit kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở phần dưới của thực quản, khiến cơ trơn của thực quản co lại. Do đó, đường thở bị hẹp, dẫn đến tình trạng người bệnh cảm thấy khó thở.
    • Áp lực thức ăn tại đường thực quản lớn gây chèn ép lên khí quản, hơi thở bị đứt quãng dẫn tới triệu chứng khó thở ở người bệnh, đặc biệt là sau khi ăn xong.

    Xem thêm:

    Trào ngược dạ dày nôn ra máu – Điều trị kịp thời đề phòng biến chứng

    Trào ngược do vi khuẩn HP – Giải pháp điều trị hiệu quả

    Sau khi uống rượu bị trào ngược – Xử lý thế nào?

    3. Triệu chứng khó thở do trào ngược dạ dày, thực quản

    Khi tình trạng trào ngược xảy ra có thể kích thích phản ứng hen suyễn, viêm phổi hít với các triệu chứng như:

    • Thở khó khăn
    • Thở khò khè
    • Tức ngực
    • Ho nhiều
    • Co thắt đường thở
    • Tăng tiết dịch nhầy…

    Mặc dù trào ngược dạ dày không gây hen suyễn nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh này. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý.

    4. Trào ngược dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp

    Trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến đường thở là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển biến theo hướng xấu. Vì thế, đây có thể coi là triệu chứng nguy hiểm.

    Tình trạng này kéo dài có phát sinh nhiều biến chứng, điển hình như:

    4.1 Viêm loét thực quản

    Axit trong dạ dày với tính ăn mòn rất cao, khi trào ngược lên thực quản gây kích thích và bào mòn niêm mạc. Vi khuẩn có hại cũng nhân cơ hội xâm nhập, làm tổn thương các tế bào, gây viêm nhiễm, lở loét.

    4.2 Viêm họng, viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi mạn tính

    Trước sự tấn công và bào mòn của axit, các cơ quan hô hấp có nguy cơ bị tổn thương, viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mạn tính, gây mất giọng nói và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp.

    4.3 Hẹp thực quản

    Thực quản sau nhiều lần bị tổn thương, tái đi tái lại sẽ không còn cơ hội tái tạo, phục hồi. Đây là nguyên nhân gây nên các mô sẹo, khiến thành thực quản bị thu hẹp lại.

    4.4 Barrett thực quản

    Đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp của trào ngược dạ dày; khi niêm mạc thực quản chuyển từ tế bào vảy bình thường sang tế bào trụ, tương đồng với tế bào ruột. Những người bị trào ngược dạ dày tái đi tái lại có nguy cơ cao bị barrett thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

    4.5 Ung thư thực quản

    Tuy là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn không loại trừ nguy cơ. Khi có tế bào ung thư, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu đi rất nhanh với các triệu chứng dồn dập, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị.

    5. Điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở

    Để phòng ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng, khó thở do trào ngược dạ dày cần phải được điều trị sớm. Sau đây là các phương pháp có thể được chỉ định:

    5.1 Trào ngược dạ dày gây khó thở uống thuốc gì?

    Thuốc điều trị chủ yếu tác động vào nguyên nhân gây khó thở là trào ngược dạ dày. Cụ thể là:

    • Thuốc ức chế bơm proton: Đây là nhóm thuốc phổ biến và hiệu quả nhất trong việc giảm sản xuất acid dạ dày. Các loại phổ biến nhất là Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Lansoprazole…
    • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Sucralfat, Rebamipide, Misoprostol,…
    • Thuốc kháng axit tiết ra trong dạ dày như: Nhôm hydroxit, Natri bicarbonat, muối Magie,…
    • Thuốc anti H2 như: Famotidin, Ranitidin…

    5.2 Sử dụng thảo dược

    Trong y học cổ truyền, nhiều thảo dược được sử dụng trong chữa bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng. Ngày nay, y học hiện đại phát triển đã chiết xuất ra các tinh chất từ thảo dược giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

    điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở

    Gừng tươi

    Gừng tươi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày.

    Nhờ các thành phần hoạt chất như gingerol và shogaol, gừng có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm viêm, giảm sản xuất axit dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Gừng cũng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, đau bụng, đầy hơi.

    Lá khôi

    Lá khôi có vị chua, tính hàn, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị tổn thương; giảm cảm giác nóng rát, khó chịu. Đặc biệt, lá khôi có khả năng ức chế sự tiết axit dạ dày, giúp cân bằng độ pH trong dạ dày; từ đó giảm tình trạng trào ngược.

    Ngoài ra, các hoạt chất trong lá khôi còn có tác dụng kháng viêm; thúc đẩy quá trình làm lành vết loét niêm mạc dạ dày; hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

    Nano curcumin

    Đây là tinh chất từ củ nghệ vàng, đã được bào chế ở kích thước nano, giúp tăng khả năng hấp thu vào cơ thể gấp nhiều lần so với curcumin thông thường.

    Curcumin giúp kháng viêm mạnh mẽ, giảm các vết loét niêm mạc dạ dày, thực quản do acid dạ dày gây ra; đồng thời thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết loét mau lành. Curcumin còn hỗ trợ giảm lượng acid dư thừa, từ đó giảm trào ngược.

    Herbagut

    Herbagut là chiết xuất từ nhiều loại thảo dược quý như: cây cà ri Ấn Độ, dây thần thông, cam thảo, bán tràng, muồng hoàng yến…  Các thành phần này đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống trào ngược.

    5.3 Điều chỉnh lối sống

    Ngoài phương pháp sử dụng thuốc điều trị và thảo dược, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống để cải thiện trào ngược dạ dày gây khó thở:

    • Ăn uống khoa học, đủ bữa, đúng giờ.
    • Không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
    • Không nằm ngay sau khi ăn, bữa ăn nên cách giờ đi ngủ 2-3 tiếng.
    • Ưu tiên những thực phẩm tốt cho dạ dày như sữa chua, rau xanh, quả tươi, ngũ cốc chưa qua tinh chế…
    • Không uống cà phê, hút thuốc lá, không ăn đồ ăn cay nóng, đồ lên men…
    • Kiểm soát tốt cân nặng, không để tình trạng thừa cân, béo phì.
    • Kê gối cao lúc ngủ để thở dễ dàng hơn và hạn chế trào ngược.
    • Tránh mặc đồ bó sát ở vùng ngực và bụng…

    Như vậy, trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng cảnh báo bệnh tiến triển nặng, có thể gặp nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1800 28 28 85 để được tư vấn cụ thể.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám trào ngược dạ dày ở đâu Hà Nội? Top 9 địa chỉ uy tín 14/11/24
      Khi nghi ngờ mắc phải bất kỳ bệnh lý nào và muốn biết chính xác về tình trạng của mình,…
      Xem ngay 4 cách giảm trào ngược dạ dày gây đau lưng trên 13/11/24
      Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau lưng trên sau khi ăn hoặc nằm đi kèm với buồn…
      Trào ngược dạ dày lưỡi trắng có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào? 12/11/24
      Trào ngược dạ dày lưỡi trắng gây ra hiện tượng nấm miệng không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà…
      Điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản – Cẩn thận biến chứng 15/11/24
      Viêm họng do trào ngược dạ dày là bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của…
      Xem thêm