Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon nên thường được sử dụng phổ biến trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày có uống sữa được không? Uống sữa có ảnh hưởng đến dạ dày không? Cần lưu ý gì khi sử dụng sữa?
1. Lợi ích của sữa đối với sức khỏe
Để ghi nhận giá trị cũng như tầm quan trọng của sữa đối với sức khỏe toàn cầu, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc đã chọn ngày 1/6 hàng năm là Ngày Sữa Thế giới. Vậy, sữa mang lại những lợi ích cụ thể gì đối với sức khỏe con người?
- Cung cấp canxi và vitamin D: Canxi là chất vi lượng quan trọng giúp duy trì và phát triển hệ xương, răng; Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
- Bổ sung protein: Hàm lượng protein trong sữa rất cao, giúp xây dựng và phát triển cơ bắp, duy trì các mô, tế bào trong cơ thể.
- Cung cấp năng lượng: Sữa chứa carbohydrate dưới dạng đường lactose, giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể. Chất béo trong sữa cũng là nguồn năng lượng quan trọng.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B12, kẽm,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Một số chế phẩm từ sữa giúp bổ sung lợi khuẩn, có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.
- Tăng sức khỏe tim mạch: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là huyết áp cao.
2. Trào ngược dạ dày có uống được sữa không?
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Vậy, trào ngược dạ dày có nên uống sữa không? Theo thông tin từ các trang sức khỏe uy tín, sữa có thể mang lại những công dụng sau đối với người bệnh trào ngược dạ dày:
- Trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày và các triệu chứng trào ngược như ợ hơi, ợ nóng…
- Giảm kích ứng thực quản: Uống sữa có thể giúp giảm kích ứng niêm mạc thực quản do tác động của axit dạ dày.
- Bổ sung probiotic cho đường ruột, kích thích tiêu hóa, giảm tích tụ thức ăn trong dạ dày và ống tiêu hóa.
- Hỗ trợ làm lành tổn thương dạ dày và thực quản do axit dạ dày gây ra…
Như vậy, trào ngược dạ dày có uống được sữa không thì câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ. Đây là thực phẩm tốt cho người đang bị trào ngược. Tuy nhiên, những loại sữa nào nên và không nên uống?
3. Trào ngược dạ dày nên uống sữa gì?
Lựa chọn loại sữa thích hợp không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng trào ngược, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Nên tham khảo các loại sữa sau:
3.1 Sữa tươi
Sữa tươi trên thị trường thường được đóng hộp rất tiện dụng, có thể dùng vào bữa sáng hoặc các bữa ăn phụ. Mùi vị của sữa tươi cũng thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của đa số mọi người.
Với các thành phần dưỡng chất như protein, vitamin, canxi, chất khoáng…, sữa tươi giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe xương khớp… Đối với người trào ngược dạ dày, sữa tươi hỗ trợ trung hòa axit hiệu quả, giảm các cơn ho, rát họng do trào ngược dạ dày gây nên.
3.2 Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này có thể cải thiện tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, từ đó gián tiếp giảm nguy cơ trào ngược.
Đặc biệt, tương tự sữa tươi, sữa chua có tính kiềm, có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm bớt cảm giác ợ nóng, ợ chua, rát họng do trào ngược dạ dày…
3.3 Sữa từ các loại hạt
Sữa hạt không chứa lactose, thường có hàm lượng chất béo thấp hơn so với sữa động vật nhưng lại giàu chất xơ. Đặc điểm này khiến chúng trở thành thức uống được nhiều người có vấn đề về đường tiêu hóa lựa chọn.
Một số loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa óc chó, sữa yến mạch, hạt sen… có tính kiềm. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng như một biện pháp vừa bổ sung dinh dưỡng vừa trung hòa axit.
4. Trào ngược dạ dày không nên uống sữa gì?
Trào ngược dạ dày có uống được sữa không? Chuyên gia khuyến khích nên uống các loại sữa nói trên. Còn sữa nào nên kiêng?
4.1 Sữa đặc có đường
Sữa đặc có đường chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn. Điều này làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến trào ngược axit.
Bên cạnh đó, hàm lượng đường trong sữa đặc cũng ở mức cao; có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Đường cũng có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dễ dàng trào ngược.
4.2 Sữa đậu nành
Mặc dù hầu hết các loại sữa hạt đều tốt cho dạ dày; nhưng đây lại không phải là lựa chọn tốt cho người bị trào ngược. Đậu nành có tính axit, có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày; gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược.
Thành phần đậu nành chứa oligosaccharides, một carbohydrate khó tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó chịu, làm tăng áp lực lên dạ dày, gây trào ngược..
>>> XEM THÊM:
- 4 cách xử lý khi bị trào ngược dạ dày đơn giản – Tham khảo ngay để giảm ợ chua, buồn nôn
- Stress gây trào ngược dạ dày– Nhiều người vẫn không tin
- TPBVSK Dạ dày Tâm Bình: Công dụng, thành phần, liều dùng
5. Lưu ý cho người trào ngược dạ dày khi uống sữa
Bên cạnh vấn đề trào ngược dạ dày có uống được sữa không, nên uống loại sữa nào và kiêng loại sữa nào thì những lưu ý trong quá trình sử dụng sữa cũng rất quan trọng. Sau đây là những điều người dùng cần cẩn trọng:
- Lựa chọn loại sữa phù hợp: Nên sử dụng sữa tách béo thay vì sữa nguyên kem
- Ưu tiên sữa thực vật (trừ sữa đậu nành).
- Không uống sữa khi bụng đói và trước khi đi ngủ; nên uống sau bữa ăn.
- Sử dụng lượng sữa vừa phải, không uống quá nhiều
- Nên dùng sữa ấm hoặc sữa để nhiệt độ phòng, không nên uống sữa lạnh.
- Chọn loại sữa chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, người bệnh trào ngược dạ dày cần tránh các thực phẩm gây kích ứng như đồ cay nóng, đồ uống có ga, có cồn…; không nên ăn quá no, duy trì cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng… Bên cạnh đó, có thể bổ sung các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm trào ngược, chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Truy cập trang chủ:
- tambinh.vn
- Hotline: 1800 282885
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình