Nổi mề đay có lây không, có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Nổi mề đay có lây không, có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    03/03/22

    Xin chào các bác sĩ, dược sĩ. Tôi năm nay 34 tuổi, hiện đang có triệu chứng nổi mề đay. Nhà đông người, trẻ con có, người già có nên tôi rất lo lắng, không biết nổi mề đay có lây không, có nguy hiểm không? Rất mong được tư vấn, giải đáp.

    5/5 - (12 bình chọn)

    (Nguyễn Mai Liên, Triệu Sơn, Thanh Hóa)

    Trả lời

    Xin chào chị Nguyễn Mai Liên, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Với câu hỏi “nổi mề đay có lây không, có nguy hiểm không”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với dược sĩ Hoàng Mạnh Cường. Mời chị và độc giả tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình.

    1. Nổi mề đay có lây không?

    Mề đay là tình trạng ngoài da phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Triệu chứng đặc trưng là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu đi kèm những nốt mụn đỏ xuất hiện trên da, đặc biệt ở cánh tay, lưng.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay thường là do cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như thuốc, hóa chất, phấn hoa, virus… Lúc này, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và giải phóng histamine, từ đó gây nên nổi mề đay.

    Nổi mề đay có lây không?

    Nổi mề đay có lây không?

    Tuy nhiên, theo WebMD, nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc có thể là do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm với cùng loại dị nguyên.

    Vì vậy, chị Liên có thể ngủ chung, tiếp xúc thân mật với người khác mà không phải lo lắng về vấn đề lây nhiễm. Bởi, đó là phản ứng dị ứng của mỗi cơ thể.

    Tuy nhiên, nổi mề đay có xu hướng tái phát và lan rộng ra các vùng da lân cận. Chính vì vậy, sau khi phát hiện bệnh, bạn hãy chủ động điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp, tránh những biến chứng bội nhiễm gây ra.

    Xem thêm Nổi mề đay là bệnh gì? – Tìm hiểu phương pháp điều trị hiệu quả tại đây

    2. Nổi mề đay có nguy hiểm không?

    Bên cạnh thắc mắc dị ứng nổi mề đay có lây không, nhiều người băn khoăn không biết khi bị mề đay có nguy hiểm không?

    Thông thường, tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Với những trường hợp cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 giờ hoặc kéo dài 1-2 ngày. Trường hợp bệnh mạn tính, mề đay ngứa ngáy khiến cho người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

    Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số triệu chứng do nổi mề đay mạn tính gây ra như:

    • Phù mạch
    • Nhiễm trùng da
    • Sốc phản vệ

    3. Nổi mề đay khi nào cần gặp bác sĩ?

    Như đã nói ở trên, thông thường triệu chứng mề đay sẽ biến mất sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp dị ứng hoặc nhiễm trùng nặng, xuất hiện triệu chứng kéo dài và tái phát liên tục.

    Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau:

    • Biểu hiện khó thở
    • Khò khè
    • Sưng cổ họng
    • Khó nuốt
    • Sốt
    Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Khi nào cần gặp bác sĩ?

    4. Cách điều trị mề đay hiệu quả

    Tham khảo các cách điều trị dưới đây nếu bạn đang bị nổi mề đay:

    4.1. Cách trị mề đay tại nhà với bài thuốc dân gian

    Khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa, người bệnh có thể khắc phục nhanh bằng cách chườm lạnh, tắm bột yến mạch hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây.

    • Chữa mề đay với lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi, cho vào nồi nấu sôi cùng với nước. Sau đó, để nước nguội bớt rồi tắm. Thực hiện hàng ngày sẽ giảm bớt ngứa, mẩn đỏ, sưng phù da.
    • Trị mề đay với kinh giới: Rửa sạch kinh giới, cho vào chảo sao nóng. Tiếp theo cho kinh giới vào khăn mỏng, chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa.
    • Bài thuốc dân gian với gừng: Cắt gừng thành lát mỏng, cho vào nồi cùng nước và đường đun sôi. Uống ngày 2 lần.
    • Trầu không: Hái 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, cho vào nồi cùng nước đun sôi. Dùng nước đun sôi để xông, khi nguội có thể rửa trực tiếp lên vùng da giúp kháng khuẩn.

    Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài dân gian từ nha đam, rau má, mật ong, bột yến mạch… cũng có tác dụng cải thiện mẩn ngứa.

    Bài tắm lá kinh giới giảm ngứa ngáy

    Bài tắm lá kinh giới giảm ngứa ngáy

    4.2. Trị nổi mề đay bằng thuốc tây

    Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Để cải thiện triệu chứng nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng histamine với những trường hợp cấp tính. Trường hợp nặng sẽ kê thêm thuốc corticoid.

    • Thuốc kháng histamine dạng uống hoặc bôi: Cetirizine, loratadine, fexofenadine… Tác dụng ngăn chặn hoạt chất histamine gây kích ứng da.
    • Thuốc corticoid: Dexamethasone, prednisone… sử dụng trong thời gian ngắn do hoạt lực mạnh.
    • Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1% calamine, hydrocortisone, dermovate cream…

    Lưu ý: Thuốc tây cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra.

    >> Tìm hiểu thêm: Tham khảo ngay 15 cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt đơn giản

    5. Làm sao để phòng ngừa bệnh mề đay?

    Thắc mắc “nổi mề đay có lây không” đã có câu trả lời. Tuy, mề đay không lây nhưng lại rất dễ mắc phải nếu chẳng may cơ thể tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên chú ý những điều sau:

    5.1. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

    Dị ứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay. Khi tiếp xúc với thành phần gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamine và gây ra phản ứng bất thường của cơ thể.

    Thực phẩm: Nổi mề đay dị ứng với thực phẩm là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Sau khi ăn xong, các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như hải sản, nhộng tằm, trứng, sữa… có thể khiến bạn bị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy.

    Mỹ phẩm: Nhiều trường hợp người bệnh bị dị ứng với mỹ phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt, phấn trang điểm… Dù sản phẩm gì khi sử dụng nếu có biểu hiện dị ứng nên dừng ngay.

    Dị nguyên khác: Một số dị nguyên khác ảnh hưởng đến da như côn trùng (ong, kiến), dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc…

    5.2. Thực hiện các biện pháp chăm sóc da

    Da khô, yếu cũng có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa, mề đay. Do vậy, để phòng ngừa bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc da cẩn thận, cấp ẩm tốt cho da.

    • Tắm rửa hàng ngày để loại bỏ tế bào chết. Khi tắm nên dùng sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ.
    • Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm để da luôn đủ độ ẩm.
    • Không cào gãi, chà xát mạnh lên da vì điều này khiến triệu chứng mẩn ngứa nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây trầy xước và nhiễm trùng.
    • Tắm bằng nước có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.
    • Tránh mặc quần áo bó sát và có chất liệu dễ bị kích ứng như da lộn, len…

    5.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý. Do đó, với người bị nổi mề đay cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Cụ thể:

    • Tăng cường trái cây, rau củ có hàm lượng vitamin A, C, B góp phần nâng cao sức đề kháng cơ thể.
    • Bổ sung đủ nước ở nhiều dạng khác nhau như nước khoáng, nước ép trái cây, nước ép rau củ…
    • Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, động vật có vỏ như tôm, cua, ngao, sò… và các loại hạt với các cơ thể nhạy cảm.
    • Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá.

    5.4. Tập thể dục hàng ngày

    Rèn luyện thể lực mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật.

    Với những người bị nổi mề đay, khi tập thể dục nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có độ thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, tắm rửa với xà phòng dịu nhẹ sau khi tập thể dục.

    Tập thể dục hàng ngày tăng cường sức khỏe

    Tập thể dục hàng ngày tăng cường sức khỏe

    6. Kết luận chung

    Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Liên và độc giả đã có câu trả lời về thắc mắc “nổi mề đay có lây không, có nguy hiểm không”. Mặc dù nổi mề đay không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, chủ động hạn chế những dị nguyên gây dị ứng cơ thể.

    Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về phương pháp điều trị nổi mề đay có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Review] top 16+ thuốc giải độc gan, bổ gan tốt nhất hiện nay 2024 30/07/24
      Hỏi: Gần đây tôi có biểu hiện người mệt mỏi, da ngứa ngáy, nổi mề đay. Nhiều người nói tôi…
      Cảnh giác với 12 thói quen xấu có hại cho gan 25/07/22
      Một số thói quen hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tới gan mà bạn không hề hay biết. Việc…
      Viên uống bổ gan Kwangdong: Công dụng – Thành phần – Cách dùng 01/06/22
      Viên uống bổ gan Kwangdong thuộc danh mục thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Sản phẩm…
      Top 10 cách tăng cường chức năng gan – Mấu chốt để bảo vệ gan 04/04/22
      Lối sống hiện đại, sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thường xuyên uống rượu bia… khiến…
      Xem thêm