Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    25/12/24

    Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của mẹ bầu. Dưới đây là gợi ý những mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu đơn giản, giúp chị em vượt qua thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Trào ngược dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, ảnh hưởng

    Một trong những bệnh lý đường tiêu hóa dễ mắc nhất là trào ngược dạ dày. Tình trạng này có xu hướng gia tăng và nặng hơn ở phụ nữ giai đoạn mang thai. Khi cơ vòng thực quản dưới hoạt động không hiệu quả, khiến axit dạ dày trào ngược lên trên được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

    ảnh hưởng trào ngược dạ dày đến mẹ bầu

    Nguyên nhân phụ nữ mang bầu dễ bị trào ngược dạ dày

    • Do sự thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nội tiết tố progesterone tăng lên. Đây là hormone giúp thư giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ vòng thực quản dưới. Đây là nguyên nhân khiến axit dạ dày dễ dàng trào lên trên.
    • Áp lực từ tử cung: Thai nhi lớn dần sẽ chèn ép lên dạ dày làm tăng áp lực, đẩy axit trào lên.
    • Do các yếu tố khác: Tăng cân quá nhanh, chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thời kỳ mang thai…

    ❎ Các triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị trào ngược

    Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày đến mẹ bầu và thai nhi

    • Khiến bà bầu khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, giảm cảm giác ngon miệng; thậm chí có thể dẫn đến sụt cân do thiếu dinh dưỡng.
    • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non…

    2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả

    Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, khi mang thai nên hạn chế dùng thuốc. Vì vậy, trong thai kỳ, chị em có thể áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu đơn giản, an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé sau đây:

    mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu

    2.1 Chia nhỏ bữa ăn

    Dạ dày chịu áp lực lớn là một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược. Khi bạn chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ vòng dưới thực quản. Ăn nhiều bữa nhỏ cũng giúp dạ dày có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

    Thay vì ăn 3 bữa, với cùng lượng thức ăn đó, bà bầu có thể chia làm 6 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên ăn sát giờ đi ngủ.

    2.2 Ăn chậm, nhai kỹ

    Ăn quá nhanh, nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng dạ dày căng tức, tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu.

    bà bầu nên ăn chậm nhai kỹ để chống trào ngược dạ dày

    Đặc biệt, khi ăn quá nhanh, bạn sẽ vô tình nuốt phải không khí. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng đẩy lượng không khí dư thừa ra ngoài bằng cách ợ hơi. Áp lực từ lượng không khí trong dạ dày cũng có thể đẩy axit dạ dày trào ngược lên thực quản, làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.

    2.3 Tránh xa thức ăn cay nóng, dầu mỡ

    Thức ăn cay nóng, dầu mỡ có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và thực quản. Vì thế, cách chữa trào ngược cho bà bầu là không ăn những đồ ăn này.

    Đồ ăn có vị cay nóng kích thích các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, gây ra cảm giác nóng rát và tăng tiết axit. Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa hơn, làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản dưới.

    Lời khuyên là cho phụ nữ bị trào ngược dạ dày khi mang thai là nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu; ưu tiên phương pháp chế biến luộc, hấp, nướng…

    2.4 Nói không với rượu bia, chất kích thích

    Rượu bia và các chất kích thích như trà, cà phê không làm tăng sản xuất axit dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn làm giãn cơ vòng thực quản dưới; khiến “vách ngăn” này trở nên lỏng lẻo. Rượu bia cũng khiến quá trình tiêu hóa chậm hơn, thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây khó chịu; đồng thời tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

    2.5 Thêm vào thực đơn những thực phẩm phù hợp

    Một số thực phẩm bà bầu nên thêm vào thực đơn để giảm trào ngược dạ dày là:

    thực phẩm tốt cho dạ dày bà bầu

    • Rau củ quả: Đây không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất lành mạnh mà còn giảm sản xuất axit dạ dày, cải thiện tiêu hóa một cách tự nhiên.
    • Thực phẩm giàu canxi, kali: Điển hình như tôm, cua, chuối… giúp trung hòa axit dạ dày hiệu quả.
    • Thực phẩm giàu protein: Như các loại thịt đỏ, đậu phụ, cá… cũng hỗ trợ giảm tiết axit dạ dày.
    • Ngũ cốc nguyên cám, sữa chua…

    2.6 Uống đủ nước

    Nước giúp làm loãng dịch vị trong dạ dày, giảm nồng độ axit và giảm thiểu sự kích ứng lên niêm mạc thực quản. Nước giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn, giảm áp lực lên dạ dày, giảm táo bón – nguyên nhân khiến trào ngược trầm trọng hơn.

    Theo khuyến khích của chuyên gia, mỗi ngày nên uống 2-2,5 lít nước.

    Xem thêm:

    Bà bầu bị trào ngược dạ dày – Điều trị cần chú ý gì?

    Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng

    Trào ngược dạ dày lưỡi trắng có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào?

    2.7 Ngủ đủ giấc

    Ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng/ ngày) không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn.

    Tác dụng của giấc ngủ là giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, giảm tiết axit dạ dày, giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Ngủ đủ giấc giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, bao gồm cả hormone cortisol. Hormone cortisol có liên quan đến việc tăng tiết axit dạ dày.

    2.8 Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu: Luôn ngồi thẳng

    Khi ngồi thẳng, dạ dày sẽ ở vị trí thấp hơn thực quản, giúp ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên trên. Tư thế ngồi thẳng cũng giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giảm áp lực lên cơ hoành; từ đó giúp giảm áp lực lên dạ dày.

    Bạn nên ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng, tránh cúi đầu sâu. Có thể sử dụng ghế có tựa để hỗ trợ, giúp tư thể ngồi thoải mái hơn.

    2.9 Không nằm ngay sau khi ăn

    Một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu là không nằm ngay sau khi ăn. Khi nằm xuống, áp lực lên vùng bụng tăng lên, khiến cho axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.

    Nằm ngay sau khi ăn cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày lâu hơn; gây khó chịu và tăng nguy cơ trào ngược gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, viêm họng do trào ngược dạ dày… Ít nhất, bà bầu cần ăn trước khi nằm khoảng 2 tiếng.

    2.10 Bị trào ngược dạ dày khi mang thai nên sử dụng gối cao

    Ngủ với gối cao là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày khi mang thai.

    bà bầu nên sử dụng gối cao để tránh trào ngược dạ dày

    Khi kê gối cao đầu sẽ giúp giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng thực quản dưới đóng vai trò như một van ngăn cách dạ dày và thực quản. Khi áp lực giảm đi sẽ giúp nhóm cơ này hoạt động hiệu quả hơn.

    Ngoài ra, nằm với gối cao, dạ dày sẽ ở vị trí thấp hơn thực quản. Điều này giúp ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên trên, gây kích ứng niêm mạc thực quản.

    2.11 Thể dục nhẹ nhàng

    Những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay đi bộ, đạp xe góp phần thư giãn, nâng cao sức chịu đựng của cơ bụng, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa. Thể dục cũng là cách giúp tiêu hao năng lượng, giúp bà bầu duy trì cân nặng hợp lý.

    Nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tham gia vào môn thể thao nào đó.

    2.12 Yoga cho bà bầu

    Một trong những cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu hiệu quả là tập yoga. Các tư thế yoga nhẹ nhàng không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn cải thiện tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ quá trình mang thai khỏe mạnh.

    Các bài tập phù hợp còn giúp thư giãn vùng bụng, đặc biệt khu vực dạ dày, kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn, giảm đầy hơi, khó tiêu, nóng bụng…

    3. Khi nào bà bầu cần gặp bác sĩ?

    Khi áp dụng các mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu mà tình trạng không thuyên giảm, chị em vẫn cảm thấy khó chịu thì phải thăm khám y khoa để có biện pháp điều trị khác.

    khi nào bà bầu cần đi khám

    Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau, thai phụ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

    • Đau tức ngực dữ dội: Đây là biểu hiện cho thấy bệnh trào ngược dạ dày có xu hướng nặng lên.
    • Nôn nhiều: Có thể gây mất nước, gây thiếu dinh dưỡng cung cấp cho mẹ và bé.
    • Nôn ra máu: Đây là dấu hiệu nghiêm trọng, cần cấp cứu kịp thời.
    • Phân đen: Có thể do chảy máu đường ruột hoặc dạ dày, không thể trì hoãn điều trị.
    • Sụt cân, mệt mỏi: Thức ăn khi vào cơ thể không được tiêu hóa mà đã nôn ra ngoài gây thiếu hụt dinh dưỡng, khiến bà bầu sụt cân, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
    • Ho khó thở, đau bụng, sốt…

    4. Lưu ý để phòng tránh trào ngược dạ dày cho phụ nữ mang thai

    Trào ngược dạ dày khi mang thai ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây cản trở và hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Một số trường hợp nặng còn làm tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ bé bị trào ngược dạ dày bẩm sinh.

    lưu ý phòng tránh trào ngược dạ dày khi mang thai

    Để phòng tránh trào ngược dạ dày ở phụ nữ trong thai kỳ, chị em cần lưu ý:

    • Tránh mặc quần áo quá chật, nhất là ở phần bụng.
    • Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng hoặc ngồi thẳng ít nhất 1-2 tiếng.
    • Tránh ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
    • Hạn chế chất béo và đường trong thực đơn.
    • Nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng, stress…

    Trên đây là những mẹo chữa trào ngược dạ day cho bà bầu và lưu ý cần thiết. Trong giai đoạn nhạy cảm này, phụ nữ cần hết sức cẩn trọng, tránh để trào ngược ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Stress gây trào ngược dạ dày – 5 cách giúp bạn dễ chịu hơn 07/11/24
      Căng thẳng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, một trong số là stress gây trào ngược dạ dày.…
      Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc này 08/11/24
      Ho do trào ngược dạ dày không phải là dấu hiệu điển hình thế nhưng có tới 25% trường hợp…
      Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 08/11/24
      Theo thống kê năm 2022, Việt Nam có tới 5 - 10 triệu người bị trào ngược dạ dày –…
      Trào ngược dạ dày có lây không? Trường hợp nào cần lưu ý? 02/12/24
      “Vợ tôi bị trào ngược dạ dày, thường xuyên ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị. Xin hỏi…
      Xem thêm