Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi của anh Đinh Văn Đông (Ba Đình, Hà Nội) về tình trạng mẩn ngứa nổi cục. Mối lo lắng của anh Đông chắc hẳn cũng là băn khoăn chung của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Bài viết sau sẽ giúp giải tỏa thắc mắc của anh Đông.
1. Mẩn ngứa nổi cục là gì?
Mẩn ngứa nổi cục là tình trạng trên da xuất hiện các nốt nổi cục gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Độ lớn của các nốt này ở mỗi người có thể khác nhau, đó có thể là mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt, mẩn ngứa nổi cục to…
Vị trí xuất hiện có thể là toàn thân, bắp tay, bắp chân, đùi, bụng, bất kỳ vị trí nào trên cơ thể… Đây không phải là hiện tượng của một đối tượng đặc trưng mà có thể xuất hiện ở bất kỳ ai.
2. Dấu hiệu mẩn ngứa nổi cục
Da ngứa nổi cục rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng sẽ biểu hiện ra bên ngoài ngay lập tức. Người bệnh sẽ cảm nhận được ngay.
- Ngứa ngáy: Trên da xuất hiện cảm giác ngứa khiến người bệnh chỉ muốn gãi kèm cảm giác châm chích như muỗi đốt.
- Nổi cục: Vùng da nổi mẩn có thể sưng tạo thành nhiều mảng hoặc một mảng to nổi cộm trên da. Có cảm giác gần giống với những nốt bị muỗi đốt.
- Đau rát: Khi gãi quá mức, da có thể trở nên đau rát hoặc nóng rát.
- Lan rộng: Ngứa ngáy kèm nổi cục có thể lan rộng ra các vùng lân cận tới các khu vực khác.
- Một số trường hợp còn bị sưng, viêm nhẹ tại vùng da bị nổi mẩn.
3. Nguyên nhân gây mẩn ngứa nổi cục
Da bị mẩn ngứa nổi cục có thể xuất phát từ nhiều lý do. Có thể kể đến như: dị ứng, bệnh da liễu, bệnh gan, bệnh về máu.
3.1. Dị ứng gây mẩn ngứa nổi cục
Nguyên nhân đầu tiên gây bệnh mẩn ngứa nổi cục mà nhiều người hay nghĩ tới đó là dị ứng. Cơ thể có thể bị dị ứng với nhiều loại tác nhân có thể kể đến như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc… Hoặc khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với lông vật nuôi, bụi kim loại, hóa chất, cao su… sẽ gây ra phản ứng quá mẫn với những cơ thể nhạy cảm. Biểu hiện điển hình của tình trạng dị ứng là nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu khắp người.
3.2. Nhiễm giun, sán, ký sinh trùng
Giun, sán, ký sinh trùng có thể là nguyên do gây nổi mẩn đỏ. Điều này được lý giải là do khi hệ miễn dịch tạo kháng thể để chống lại ký sinh trùng sẽ vô tình sản sinh ra cả histamine. Chất này gây mẩn ngứa trên da. Đặc biệt, giun chui ống mật có thể gây tắc ống mật và gây nổi mẩn ngứa dạng cục toàn thân. Đây cũng là lý do phổ biến khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi cục.
3.3. Bệnh da liễu
Mề đay mẩn ngứa nổi cục thường là dấu hiệu của bệnh về da như: chàm, vảy nến, hắc lào… Mỗi căn bệnh ngoài việc nổi mẩn ngứa thành cục còn có thể đi kèm các dấu hiệu khác. Hình dáng, kích thước, màu sắc của các vết trên da cũng khác nhau.
3.4. Suy giảm chức năng gan gây mẩn ngứa nổi cục
Hiện nay, tình trạng gan kém gây ra hiện tượng nồi mề đay, mẩn ngứa ngày càng phổ biến. Nhiều trường hợp, đặc biệt là nam giới uống nhiều bia rượu, người có vấn đề về gan, người uống thuốc tây điều trị bệnh mạn tính thường bị mẩn ngứa.
Anh Nguyễn Văn Long (44 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ: “Tôi hay uống rượu bia nên thường xuyên bị mẩn ngứa, triệu chứng này rõ nhất vào buổi tối khiến nhiều hôm tôi mất ngủ. Tình trạng ngứa thường kèm triệu chứng nổi cục, càng gãi càng ngứa và lan rộng hơn.”
Theo chuyên gia, gan có chức năng thanh lọc và đào thải độc tố. Vì nguyên nhân nào đó như uống rượu bia nhiều, dùng thuốc tây liên tục, ăn nhiều đồ chiên rán… khiến gan “quá tải” và làm tổn thương gan. Lúc này, khả năng thải độc của gan bị hạn chế, độc tố không được đào thải ra ngoài gây kích ứng lên da. Đó là lý do vì sao bạn gặp phải tình trạng mẩn ngứa.
3.5. Bệnh lý về máu
Đây là một tình trạng hiếm gặp xong không nên loại trừ. Các rối loạn tổ chức máu như: Tăng đa hồng cầu, loạn sản tủy, tăng Eosinophil máu… có thể gây ra tình trạng mề đay nổi cục.
3.6. Một số bệnh lý khác
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể là căn nguyên gây bệnh như: Bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, lupus ban đỏ…
Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường huyết cao nó sẽ kích thích lên các đầu dây thần kinh. Từ đó truyền tín hiệu cho cơ thể gây ra những phản ứng quá mẫn.
Suy giáp: Khi mắc bệnh này, da của người bệnh sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ bị mẩn ngứa hơn.
Lupus ban đỏ: Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Từ đó nhận diện nhầm các cơ quan khỏe mạnh là “kẻ địch” cần phải tấn công. Mà da là cơ quan đầu tiên bị tấn công.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện các triệu chứng sau đừng chần chừ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám tìm ra nguyên nhân.
– Triệu chứng kéo dài và ngày càng tăng nặng
– Mẩn ngứa lan rộng, xuất hiện những vết loét, sưng đau, chảy mủ trên da.
– Mẩn ngứa gây căng thẳng, stress, mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống.
– Đã có lịch sử bệnh da liễu hoặc có bệnh lý khác như gan, tiểu đường, tuyến giáp.
5. Mẩn ngứa nổi cục có nguy hiểm không?
Đừng quá lo lắng, mẩn ngứa nổi cục không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, bởi nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả, hiện tượng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể:
- Tổn thương da: Ngứa khiến người bệnh cào, gãi liên tục, điều này có thể gây trầy xước. Từ đó, tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn… xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Mất ngủ, căng thẳng: Mẩn ngứa luôn khiến chúng ta khó chịu và điều này đương nhiên gây ra căng thẳng, stress và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Có thể nói, mẩn ngứa ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Mất tự tin và giới hạn hoạt động: Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy sẽ khiến chúng ta khó chịu, gãi liên tục. Chính điều này sẽ giới hạn hoạt động gây mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.
6. Điều trị mẩn ngứa nổi cục
Như trên đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ứng với từng nguyên nhân sẽ có phương án điều trị khác nhau.
6.1. Thuốc Tây
– Thuốc kháng histamine: Giúp làm giảm hàm lượng histamine trong máu – chất được tạo ra bởi phản ứng quá mẫn của cơ thể.
– Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp phản ứng trên da là do hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc phản ứng quá mức.
– Thuốc bôi chứa corticoid: Giảm sưng viêm trên da.
– Thuốc kháng sinh, kháng nấm: Trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng, nấm.
– Thuốc tiêm chống dị ứng dưới da: Thường được chỉ định khi mẩn ngứa kéo dài.
– Kem dưỡng da: Tạo độ ẩm cho da.
6.2. Mẹo dân gian trị mẩn ngứa nổi cục do suy giảm chức năng gan
Như trên đã đề cập, suy giảm chức năng gan là một trong những nguyên nhân phổ biến. Do đó, việc sử dụng các biện pháp làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc sẽ hỗ trợ cho quá trình hoạt động của gan. Từ đó, giảm lượng độc tố tích tụ trong cơ thể giúp giảm bớt mẩn ngứa. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa mẩn ngứa nổi cục tại nhà dưới đây.
Nha đam: Thịt nha đam cắt hạt lựu nấu cùng đường phèn vừa tạo ra món tráng miệng hợp khẩu vị mà còn tốt cho gan. Bởi nó giúp đào thải độc tố, bảo vệ tế bào gan.
Rau má: Rau má sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm rau má, ngâm nước muối loãng trong 15 phút và xay lấy nước uống. Đơn giản hơn là có thể dùng rau má như một loại rau.
Trà xanh: Uống trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên không nên uống quá đặc để tránh mất ngủ.
Trà Actiso: Uống trà actiso giúp bổ gan, mát gan, lợi tiểu.
Lá tía tô: Rửa sạch 4-5 lá tía tô, giã nhuyễn cùng với vài hạt muối rồi đắp lên da.
Thoa mật ong: Lấy một lượng nhỏ mật ong thoa lên vùng da đang bị nổi mẩn ngứa cũng giảm nhanh cơn ngứa.
7. Lời khuyên của chuyên gia
Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, anh Đông cũng như người bệnh cần lưu ý về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Người bệnh nên tắm rửa hàng ngày hoặc ngày 2 lần. Tắm bằng nước ấm, không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Lau khô người sau khi tắm bằng khăn mềm.
- Chăm sóc dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, không lo lắng, cáu giận.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn: Với những trường hợp sử dụng thuốc tây, cần dùng thuốc theo hướng dẫn, không tự ý tăng, giảm hoặc dừng thuốc.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện sớm những bệnh lý có nguy cơ mắc phải, bảo vệ sức khỏe.
8. Những câu hỏi thường gặp về mẩn ngứa nổi cục
Ngoài cung cấp thông tin, trang tin tambinh.vn còn giải thích những thắc mắc của người bệnh. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về tình trạng mẩn ngứa nổi cục:
8.1. Người bị nổi mẩn ngứa không nên làm gì?
- Hạn chế hoạt động dễ tạo ra mồ hôi, vì chúng có thể gây kích ứng làm trầm trọng tình trạng mẩn ngứa.\
- Hạn chế chà xát, gãi vùng da bị mẩn ngứa.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng.
- Nên tránh những đồ cay nóng như hạt tiêu, ớt, gừng…
- Không mặc quần áo bó sát người.
8.2. Mẩn ngứa nổi nhiều cục có lây nhiễm không?
Mẩn ngứa nổi cục không lây nhiễm sang người khác. Đây là triệu chứng của bệnh lý liên quan tới da liễu không phải bệnh lây nhiễm.
8.3. Người bị ngứa, nổi nhiều cục có kiêng tắm không?
Câu trả lời là không. Người bị ngứa gáy, nổi cục có thể tắm 1 ngày 1 lần hoặc 2 lần/ ngày để làm sạch da. Tuy nhiên, nên tắm nước ấm và không sử dụng sữa tắm, các loại sản phẩm gây kích ứng da.
Hy vọng những thông tin trong bài phần nào thỏa mãn thắc mắc của anh Đông cũng như độc giả mắc tình trạng này. Nếu cần tư vấn thêm những vấn đề có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Thường xuyên bị mẩn ngứa về đêm có đáng lo ngại?
- Top 10 thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa dị ứng mẩn ngứa nên chọn
- Tham khảo ngay 15 cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt đơn giản
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.