Dị ứng kháng sinh nổi mề đay – Tư vấn cách xử lý kịp thời
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Dị ứng kháng sinh nổi mề đay – Tư vấn cách xử lý kịp thời

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/07/23

    Dị ứng kháng sinh nổi mề đay là hiện tượng thường gặp trong quá trình sử dụng thuốc. Biểu hiện lâm sàng tình trạng này rất đa dạng nhưng chủ yếu là nổi mề đay, mẩn ngứa. Triệu chứng có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng nếu không được xử lý kịp thời. Vậy, dị ứng kháng sinh có nguy hiểm không? Phải xử lý thế nào để khỏi ngay lập tức.

    5/5 - (147 bình chọn)

    1. Thuốc kháng sinh là gì?

    Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật khác.

    Có thể nói, thuốc kháng sinh là nhóm thuốc quan trọng trong quá trình điều trị những bệnh về nhiễm khuẩn. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này, nhiều cơ địa có nguy cơ bị dị ứng. Trong đó, dị ứng kháng sinh nổi mề đay là biểu hiện điển hình.

    Các loại kháng sinh có nguy cơ dị ứng cao nhất là Penicillin (Amoxicillin, Oxacillin…). Sau đó là nhóm Cephalosporin (Cefaclor, Cephalexin, Cefadroxil…).

    thuốc kháng sinh

    2. Dị ứng kháng sinh nổi mề đay là gì?

    Dị ứng kháng sinh nổi mề đay là phản ứng bất thường của cơ thể khi sử dụng hoặc tiếp xúc với thuốc kháng sinh. Phản ứng bất thường này thường gây nên những thay đổi trên da, có thể là nổi mề đay, mẩn ngứa (hay còn gọi là phát ban) ngay sau khi sử dụng. Quá trình này còn được hiểu là do sự kết hợp của các dị nguyên với lympho tế bào mẫn cảm hoặc các kháng thể dị ứng do đã bị mẫn cảm trước đó.

    Theo Tổ chức Dị ứng Thế Giới (WAO), mức độ dị ứng thuốc kháng sinh sẽ không phụ thuộc vào liều lượng dùng thuốc. Tùy vào mức độ mẫn cảm của mỗi người mà cũng như thời gian mà phản ứng dị ứng sẽ khác nhau.

    Có người sẽ xảy ra phản ứng dị ứng ngay sau khi uống, có người sau vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng muộn sẽ hiếm gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.

    dị ứng kháng sinh nổi mề đay

    Click xem thêmNổi mề đay là bệnh gì?  – Tìm hiểu rõ nguyên nhân và phương pháp xử lý kịp thời

    3. Dấu hiệu khi xảy ra dị ứng kháng sinh nổi mề đay

    Khi bị dị ứng nổi mề đay sau dùng kháng sinh, phần lớn người bệnh đều có biểu hiện sau:

    • Triệu chứng nổi mề đay thường xuất hiện sau dùng thuốc 5 – 10 phút đến vài ngày, tùy thuộc vào từng loại thuốc và cơ địa.
    • Những nốt ban đỏ xuất hiện thường đi kèm biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu.
    • Các nốt phát ban có màu hồng, quanh viền màu đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, chúng có kích thước to bằng hạt đậu, đồng xu.
    • Mật độ nốt mề đay dày đặc, có khi liên kết với nhanh thành từng mảng dày.
    • Phù Quincke: Thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi…. Khi biểu hiện ở mặt, thường khiến người bệnh sưng to 2 mí mắt, môi và da mặt… khiến mặt phù nề bất thường.
    • Một số trường hợp còn có biểu hiện đau bụng, đau khớp, buồn nôn, đau đầu, sốt cao…
    • Trường hợp nặng, có thể đi kèm biểu hiện khó thở, ho, giọng khàn, khó nói, ngất xỉu…và nguy cơ tử vong cao.

    biểu hiện dị ứng kháng sinh nổi mề đay

    4. Làm gì khi bị dị ứng, nổi mề đay sau khi uống kháng sinh?

    Làm gì khi bị dị ứng, mẩn ngứa sau khi uống thuốc kháng sinh? Đây là thắc mắc thường gặp của những người bị dị ứng.

    Cách xử lý là nên ngừng sử dụng thuốc. Sau đó, hãy thông báo ngay cho bác sĩ, người chỉ định sử dụng kháng sinh. Hoặc trường hợp nghiêm trọng, liên hệ ngay với xe cấp cứu và đến cơ sở y tế gần nhất.

    Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tình trạng dị ứng kháng sinh tại nhà. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong nếu loại thuốc được sử dụng cũng có khả năng kích thích phản ứng dị ứng.

    5. Cách điều trị dị ứng kháng sinh nổi mề đay

    Để điều trị dị ứng, mẩn ngứa sau khi uống thuốc kháng sinh, tốt nhất người bệnh nên hỏi chuyên gia, ý kiến bác sĩ. Bác sĩ không chỉ giúp bạn cách xử lý hiệu quả mà còn đưa ra lời khuyên phòng tránh.

    Stop thuốc kháng sinh khi phát hiện cơ thể có biểu hiện dị ứng và liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ

    Stop thuốc kháng sinh khi phát hiện cơ thể có biểu hiện dị ứng và liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ

    Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dị ứng kháng sinh như sau:

    • Sử dụng thuốc kháng histamine: Thuốc giảm nhanh triệu chứng dị ứng, ngứa, phát ban từ nhẹ đến trung bình.
    • Epinephrine được chỉ định trong điều trị dị ứng nổi mề đay nghiêm trọng, sốc phản vệ.
    • Giải mẫn cảm: Phương pháp này có thể được chỉ định sau khi bị dị ứng. Bác sĩ sẽ dùng chính thuốc gây dị ứng để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ban đầu bác sĩ sẽ sử dùng khác sinh với liều rất nhỏ trong vài giờ nhằm theo dõi hoặc điều trị ngay nếu phản ứng dị ứng xảy ra. Sau đó, tăng dần liều đến khi đạt đủ liều và ngừng thuốc.

    Một số biện pháp dân gian như uống nước chanh, nước đậu xanh chữa dị ứng chưa được kiểm chứng. Vì vậy, người bệnh nên tránh tự ý thực hiện.

    6. Biện pháp phòng ngừa dị ứng, nổi mề đay sau khi uống kháng sinh

    Dị ứng thuốc là tình trạng nguy hiểm, có thể gây sốc phản vệ, thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, không riêng gì kháng sinh, bạn cần chú ý những điều sau:

    • Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dựa trên biểu hiện lâm sàng.
    • Khi được chỉ định sử dụng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng để được tư vấn.
    • Không sử dụng thuốc quá hạn, mất nhãn hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
    • Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì thuốc trước khi sử dụng.
    • Không sử dụng các loại đã từng dị ứng. Sử dụng lần 2 có thể làm phát sinh phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí gây sốc phản vệ.
    • Khi dùng kháng sinh, nên uống một giờ cố định. Đồng thời nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ quá mẫn.
    • Khi xuất hiện triệu chứng dị ứng, ngứa, nổi mề đay… sau khi dùng thuốc, cần ngưng và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

    Có thể nói dị ứng kháng sinh nổi mề đay là dị ứng thuốc phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn đe dọa nghiêm trọng sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tuân thủ chỉ định thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng để hạn chế rủi ro không đáng có xảy ra.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tham khảo 8 cách chữa mề đay bằng lá trầu đơn giản 21/05/22
      Khi tìm hiểu về các loại lá cây chữa mề đay chắc hẳn bạn đã từng nghe về chữa mề…
      Viêm gan B tập gym được không? Tập sao cho đúng? 15/09/22
      Viêm gan B tập gym được không hay bị viêm gan B mạn tính có tập thể hình được không…
      Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B có ý nghĩa gì? Chi phí bao nhiêu? 27/04/23
      Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B là xét nghiệm quan trọng và cần thiết trong quá trình điều…
      Người bị nóng gan nên ăn gì, kiêng gì? Tham khảo 16 gợi ý này 07/09/22
      Ăn uống lành mạnh là “liều thuốc tự nhiên” hữu ích tốt cho người nóng gan. Đó là lý do…
      Xem thêm