Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian: 13 cách giúp giảm đau tức thì!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian: 13 cách đơn giản giúp giảm đau tức thì!

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian là giải pháp an toàn hiệu quả giúp người bệnh làm dịu cơn đau và giảm các triệu chứng khó chịu. Tham khảo ngay các mẹo dân gian hay chữa viêm loét và những lưu ý quan trọng khi áp dụng tại nhà! 

    Đánh giá article

    1. Hiểu rõ về viêm loét dạ dày và phương pháp dân gian

    Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày cũng gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn,… ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày là do thói quen ăn uống không lành mạnh, stress kéo dài hoặc sử dụng thuốc gây hại.

    Sử dụng các phương pháp dân gian chữa viêm loét dạ dày là giải pháp an toàn được nhiều người tin chọn. Điều trị viêm loét dạ dày với phương pháp dân gian bằng cách sử dụng các thảo dược, thực phẩm, kỹ thuật xoa bóp giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giảm viêm, giảm đau và làm lành vết loét.

    Mặc dù chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần tìm hiểu kĩ để áp dụng đúng, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

    Xem thêm: Viêm loét dạ dày – Điều trị cần chú ý gì?

    2. Ưu nhược điểm của chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian

    Với mỗi phương pháp chữa bệnh nào cũng mang những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian:

    2.1 Ưu điểm

    Các phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian mang lại nhiều ưu điểm:

    Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian: 13 cách đơn giản giúp giảm đau tức thì!

    • An toàn, ít tác dụng phụ: Phần lớn các phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, ít có tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng cách. Điều này làm giảm nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ như khi sử dụng thuốc tây.
    • Chi phí thấp: Các nguyên liệu dùng trong phương pháp dân gian thường có sẵn trong tự nhiên, giá thành rẻ, dễ tìm mua và thực hiện tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí điều trị.
    • Dễ áp dụng: Phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian không đòi hỏi phải ra ngoài tìm kiếm thuốc đặc biệt hay phải có sự can thiệp của bác sĩ. Chỉ cần sự kiên trì và thực hiện đúng cách, bạn có thể tự chữa trị ngay tại nhà.
    • Có thể kết hợp với phương pháp y học hiện đại: Phương pháp này không thay thế hoàn toàn việc điều trị y tế, nhưng có thể hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh.

    2.2 Nhược điểm

    Mặc dù chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian được nhiều người tin chọn và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những hạn chế:

    • Hiệu quả chậm: các nguyên liệu tự nhiên thường có dược tính nhẹ nên tác dụng chậm. Bởi vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
    • Không thay thế hoàn toàn thuốc tây: các mẹo hay bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, không chữa được dứt điểm viêm loét. Do đó người bệnh cần kết hợp với phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.
    • Phù hợp với những người bệnh mức độ nhẹ: các bài thuốc và mẹo dân gian chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mức độ nhẹ. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
    • Không phù hợp với tất cả mọi người: Một số người có thể bị dị ứng với các nguyên liệu tự nhiên, hoặc phương pháp dân gian không phù hợp với thể trạng của họ. Trong trường hợp đó, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

    3. Tổng hợp 13 cách chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian được khoa học chứng minh

    Dưới đây là một số cách chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian đơn giản, an toàn mang lại hiệu quả bất ngờ:

    3.1 Cải thiện viêm loét dạ dày với nước ép bắp cải

    Bắp cải là loại thực phẩm giàu vitamin c và các chất chống oxy hóa. Chúng có công dụng ngăn ngừa và chữa lành viêm loét dạ dày. Dùng nước ép bắp cải cũng là bài thuốc chữa viêm loét tự nhiên phổ biến được nhiều người áp dụng.

    Theo Healthline, một nghiên cứu được thực hiện trên 13 người bị loét dạ dày và đường tiêu hóa được cho uống 1 lít nước ép bắp cải tươi trong ngày. Kết quả cho thấy trung bình vết loét của người tham gia lành sau 7-10 ngày điều trị.

    Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian: 13 cách đơn giản giúp giảm đau tức thì!

    Cách làm rất đơn giản:

    • Chọn bắp cải tươi, rửa sạch bằng nước sau đó cắt nhỏ
    • Đem xay thành nước ép hoặc sinh tố để uống hàng ngày.

    3.2 Dùng nam việt quất trị viêm loét

    Quả nam việt quất được chứng minh chứa nhiều dưỡng chất giúp giảm bớt nhiễm trùng và chống lại vi khuẩn Hp hiệu quả.

    Để trị viêm loét dạ dày, bạn có thể uống nước ép nam việt quất, ăn hoặc dùng thực phẩm bổ sung từ nam việt quất để chăm sóc sức khỏe. Hạn chế các loại thức uống nam việt quất pha sẵn chứa đường hóa học và chất bảo quản không tốt cho dạ dày.

    3.3 Bài thuốc từ cam thảo giảm viêm loét

    Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng kết hợp với các dược liệu khác làm tăng công dụng chữa bệnh.

    Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết axit dịch vị và histamine hỗ trợ làm lành vết loét. Bên cạnh đó, các hợp chất có trong cam thảo cũng làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa. Điều này giúp thúc đẩy bài tiết nhầy từ dạ dày. Đồng thời hỗ trợ sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày.

    Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

    • Dùng 3-5g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày
    • Người bệnh nên duy trì uống liên tục từ 7-14 ngày rồi dừng
    • Cam thảo nên ăn hoặc uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

    Lưu ý: Không nên dùng quá thời gian trên vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

    3.4 Ăn tỏi sống giúp giảm vi khuẩn Hp viêm loét dạ dày

    Tỏi không chỉ được biết đến là một loại gia vị giúp tăng hương vị món ăn mà còn là vị thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh như cúm, ho. Thế nhưng ít người biết, tỏi cũng có tác dụng giúp chống viêm loét dạ dày.

    Tỏi chứa nhiều dưỡng chất như acid amin, allicin, vitamin A,B,C,D,… có tác dụng trong kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Theo Viện y tế quốc gia Mỹ, một nghiên cứu đã chỉ ra chiết xuất từ tỏi sống hoặc viên bột tỏi có khả năng chống lại vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và các bệnh lý khác.

    Mặc dù tỏi tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa vì chứa nhiều dưỡng chất, người mắc bệnh dạ dày có thể ăn tỏi nhưng cần ăn với số lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.

    Để tốt nhất cho sức khỏe, bạn chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày (3-6g).

    3.5 Bổ sung mật ong chữa viêm loét dạ dày

    Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hàm lượng cao flavonoid,… có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa cao. Chúng đều có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, làm dịu cơn đau rát ở vùng thượng vị.

    Bên cạnh đó, thành phần hydrogen peroxide có trong mật ong cũng có tác dụng giúp hỗ trợ làm lành vết loét, kháng khuẩn và kháng vi rút hiệu quả.

    Cách làm rất đơn giản:

    • Hòa mật ong với nước ấm để bổ sung. Nên uống vào buổi sáng giúp giảm axit và xoa dịu cơn đau dạ dày.

    3.6 Bài thuốc từ lô hội giúp giảm viêm loét dạ dày hiệu quả

    Lô hội (hay nha đam) có thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E và các axit amin. Chúng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa quá trình lan rộng của viêm loét dạ dày thực quản.

    Đặc biệt, tính kiềm nhẹ của nha đam cũng giúp trung hòa axit dịch vị, cải thiện tình trạng viêm loét, ợ chua, ợ nóng,..

    Cách làm:

    • Chọn lá lô hội tươi, mọng nước và không bị dập nát
    • Rửa sạch, lọc lấy gel và ăn từ 1-2 thìa trước bữa ăn
    • Lưu ý không nên ăn quá 400g nha đam tươi/ngày.

    3.7 Dùng gừng ngăn ngừa viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp

    Theo Đông y, gừng là loại củ có tính ấm, vị cay, chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp hỗ trợ làm giảm các cơn, chữa viêm loét dạ dày hiệu quả. Các dưỡng chất có trong gừng cũng được chứng minh giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

    Uống trà pha cùng một vài lát gừng tươi thái mỏng có tác dụng giúp làm giảm cơn đau dạ dày và các triệu chứng đau bụng buồn nôn hiệu quả.

    3.8 Trà hoa cúc tốt cho người viêm loét dạ dày

    Hoa cúc là một trong những loại thảo mộc có khả năng chống viêm, làm dịu và chống co thắt dạ dày hiệu quả. Dùng trà hoa cúc là một trong những cách dân gian hữu hiệu. Chúng giúp cải thiện cơn đau do viêm loét dạ dày.

    Nên dùng thảo dược này trước khi ăn khoảng 30 phút để giúp thư giãn và làm dịu các vết loét do viêm dạ dày.

    Cách dùng:

    • Uống trà hoa cúc, có thể thêm cam thảo và mật ong để tăng vị thơm ngon.

    3.9 Dùng lá đu đủ trị đau dạ dày

    Lá đu đủ chứa dồi dào các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giảm rối loạn dạ dày. Các hoạt chất kháng khuẩn có trong lá cũng giúp làm lành vết loét. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

    Dùng lá đu đủ là phương pháp an toàn lành tính tốt cho người viêm loét dạ dày.

    Cách làm:

    • Chuẩn bị 2 lá đu đủ tươi, rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ
    • Cho lá vào ấm, thêm nước lọc và đun sôi trong 15 phút.
    • Để nước nguội và uống trong khoảng 1 tháng để thấy tác dụng cải thiện viêm loét dạ dày.

    3.10 Cây nhọ nồi hỗ trợ chữa dạ dày

    Trong lá nhọ nồi chứa hàm lượng lớn Tanin, Ecliptin,… có tác dụng trung hòa dịch axit. Để chữa viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể kết hợp với liên cập thảo, lộ thảo và táo đỏ để bổ sung. Uống nước sắc lá nhọ nồi có công dụng giúp hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả:

    • Chuẩn bị lá nhọ nồi, liên cập thảo, lộ thảo và táo đỏ mỗi loại 20g
    • Đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 300ml.
    • Lưu ý uống ngày 2 lần và nên uống sau bữa ăn là tốt nhất.

    3.11 Dùng dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày

    Phương pháp chữa viêm loét dạ dày dân gian bằng dạ cẩm là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Trong Đông y, dạ cẩm có vị ngọt, tính bình. Loại thảo dược này có tác dụng giúp giảm đau thượng vị, giảm ợ nóng, ợ chua do đau dạ dày.

    Để trị viêm loét dạ dày bằng dạ cẩm, bạn thực hiện như sau:

    • Phơi khô lá dạ cẩm rồi đem sắc 40g lá với 500ml nước
    • Sắc đến khi nước hơi cạn, chia nhỏ uống hàng ngày, uống 3 lần/ngày.
    • Nên uống trước khi ăn 30 phút và kiên trì bổ sung trong 10-15 ngày để cảm nhận được hiệu quả.

    3.12 Nghệ trị viêm loét dạ dày

    Theo Đông y, nghệ có tính ấm, vị cay, có tính kháng viêm. Ngoài ra nghệ cũng giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nhanh các cơn đau. Đồng thời hỗ trợ hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

    Theo Y học hiện đại, trong nghệ cũng dồi dào hoạt chất curcumin giúp phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, 250ml nước ấm, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
    • Pha tinh bột nghệ với nước ấm, thêm mật ong và khuấy đều, uống trực tiếp.
    • Lưu ý, chỉ nên dùng 3 thìa tinh bột nghệ mỗi ngày và nên uống trước bữa ăn 20 phút. Không sử dụng tinh bột nghệ cho người bị rối loạn đông máu, người chuẩn bị phẫu thuật,…

    3.13 Mẹo dân gian xoa bóp bấm huyệt giảm viêm loét dạ dày

    Bên cạnh các bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày, người bệnh cũng có thể áp dụng cách xoa bụng và bấm huyệt hỗ trợ giảm triệu chứng đau tức, đầy hơi, khó tiêu,…

    Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

    • Chuẩn bị 1 lượng dầu nóng, xoa đều vào 2 lòng bàn tay
    • Đặt lên bụng và massage nhẹ nhàng từ theo chiều kim đồng hồ để cải thiện cơn đau dạ dày.

    Trong quá trình xoa bóp có thể kết hợp với bấm huyệt để chữa dạ dày. Xác định các huyệt cần bấm, ấn nhẹ đầy ngón tay cái day và ấn trong khoảng 1 phút rồi thả ra. Thực hiện các động tác này giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau thượng vị, chướng bụng,… hiệu quả:

    • Bấm huyệt trung quản: vị trí trên rốn 4 thốn
    • Bấm huyệt thượng quản: trên đường trắng giữa bụng, phía trên rốn 5 thốn
    • Huyệt thiên xu: vị trí từ rốn sang ngang 2 thốn.
    • Huyệt khí hải: Nằm trên đường trắng giữa bụng, khoảng cách từ rốn xuống 1,5 thốn.

    (thốn là đơn vị đo độ dài trong đông y, 1 thốn tương đương với độ dài của đốt giữa ngón giữa của người bệnh)

    4. Lưu ý quan trọng khi áp dụng chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian

    Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi áp dụng các cách chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian, cần lưu ý:

    Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian: 13 cách đơn giản giúp giảm đau tức thì!

    • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt là khi tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hoặc bạn đang sử dụng thuốc điều trị.
    • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Ngoài việc sử dụng phương pháp dân gian, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh thức ăn cay nóng, acid, và các thực phẩm kích thích dạ dày.
    • Kiên trì và có thời gian: Các phương pháp dân gian thường không cho kết quả nhanh chóng. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để thấy được hiệu quả.
    • Không lạm dụng: Một số thảo dược dù tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây tác dụng phụ. Do đó, cần tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng.

    Kết luận

    Tóm lại, phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bệnh trở nặng,cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Để được hỗ trợ tư vấn bệnh viêm loét dạ dày, độc giả có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư? Câu trả lời nhiều người giật mình 26/11/24
      Hỏi: Tôi năm nay 40 tuổi, mắc bệnh trào ngược dạ dày gần 8 năm nay. Dù đã uống thuốc…
      {Tổng hợp} 12 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà làm dịu cơn đau nhanh 26/03/25
      Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thì cách…
      [REVIEW] TOP 16 thuốc trào ngược dạ dày của Nhật tốt nhất hiện nay 01/04/25
      Thuốc trào ngược dạ dày của Nhật là một trong những giải pháp tốt nhất, được ưu tiên sử dụng…
      10 kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày hiệu quả không cần dùng thuốc! 04/02/25
      Trào ngược dạ dày không chỉ gây ra các triệu chứng ợ hơi, vướng họng, khó nuốt,… mà còn là…
      Xem thêm