Bài tập yoga điều trị tai biến được các chuyên gia đánh giá cao trong phục hồi chức năng vận động của người bệnh. Vậy cách thực hiện như thế nào? Có lưu ý gì? Tham khảo ngay 12 bài tập dưới đây.
1. Tác dụng của Yoga trong điều trị tai biến
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não) là tình trạng phần não bị tổn thương do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ khiến cho não không nhận được máu và oxy kịp thời.
Sau tai biến, những người may mắn thoát tử vong thì phải chịu di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo miệng, khó nói, mất trí nhớ… Chính vì vậy, sau tai biến người bệnh phải thực hiện các giải pháp nhằm phục hồi chức năng.
Trong các phương pháp phục hồi, Yoga là liệu pháp hỗ trợ hữu ích cho người bệnh. Bởi, chúng mang đến tác dụng:
- Cải thiện chức năng vận động, nhất là khả năng thăng bằng
- Tăng cường lưu thông máu
- Hồi phục tổn thương các dây thần kinh bị liệt
- Giúp cơ thể chuyển động linh hoạt hơn
- Cải thiện hơi thở và tinh thần cho người bệnh
- Tăng cường trí nhớ
- Giúp tinh thần thoải mái, chống trầm cảm.
Tai biến mạch máu não: Tìm hiểu căn bệnh có thể khiến bạn mất mạng chỉ trong phút mốt
2. Top 12 bài tập yoga điều trị tai biến “tập đâu hiệu quả đó”
2.1. Bài tập lăn và trở mình điều trị tai biến
Sau tai biến, giai đoạn đầu người bệnh thường nằm một vị trí, khí huyết bị tắc nghẽn, khớp cứng và co cụm lại. Vì vậy, việc thực hiện bài tập lăn và trở mình giúp khí huyết được lưu thông, các khớp được chuyển động.
Thực hiện:
- Đặt người bệnh nằm trên đệm cứng hoặc chiếu;
- Giơ hai tay ngược lên đầu, chân duỗi thẳng;
- Trở mình và vận động các phần không liệt trên cơ thể;
Ở giai đoạn này, người bệnh phải có sự giúp đỡ của người thân, mỗi ngày thực hiện 30 phút, lăn và trở mình 100 vòng.
2.2. Bài tập yoga – tư thế nằm
Người bị tai biến mạch máu não, không thể thực hiện các bài tập tư thế đứng có thể áp dụng 2 bài tập dạng nằm.
Nằm ngửa: Người bệnh bám vào cánh tay của người nhà, người nhà choàng ra sau đỡ vai người bệnh rồi ngồi dậy từ từ.
Nằm nghiêng: Trường hợp người bệnh nằm nghiêng, chân trên để gập. Người nhà ngồi phía sau, một tay đỡ vai dưới, tay còn lại đỡ vai trên. Thực hiện chậm rãi đưa người bệnh ra khỏi giường. Người bệnh có thể đưa tay ra sau để chống tạo lực nâng người lên.
2.3. Bài tập yoga ngồi và thở
Sau bài tập lăn và trở mình, người bệnh có thể áp dụng bài tập điều trị tai biến ngồi và thở.
Cách thực hiện:
- Hít vào từ từ ở bụng, chân duỗi thằng, đồng thời quay cổ nhìn sang bên trái trong 7 giây.
- Thở ra hóp sâu bụng, quay đầu nhìn thẳng về phía trước.
- Lặp đi lặp lại bài tập này với bên còn lại.
- Sau khi thực hiện xong hai bên vai tiếp tục bài hít vào bằng bụng và ngước nhìn lên trên.
- Mỗi động tác thực hiện 50 lần, mỗi ngày 3 lần.
2.4. Tập đứng thăng bằng:
- Trước khi tập cho bệnh nhân đi nên giúp họ đứng thăng bằng và vững càng càng tốt.
- Nên tập đứng trong thanh song song trước rồi chuyển sang với tay hoặc cúi xuống nhặt đồ dưới đây.
- Thực hiện hàng ngày, mỗi ngày một hành động, lặp đi lặp lại 10 lần.
2.5. Tập đứng dồn trọng lực
Sau khi người bệnh đứng thăng bằng được thì thực hiện bài tập đứng dồn trọng lực ở 2 chân.
- Tư thế đứng thẳng, 2 chân cách nhau chừng 15-20cm, 2 tay xuôi.
- Đứng trụ chân trái, nhấc chân phải lên.
- Ngược lại, trụ chân phải, nhấc chân trái lên.
- Kiên trì tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn chập chững, đi từng bước một.
2.6. Bài tập trên giường – Yoga hiệu quả cho người tai biến
Với những người gặp khó khăn khi vận động, có thể thực hiện bài tập trên giường trước.
Nâng hông:
- Tư thế nằm ngửa, tay dọc theo cơ thể, hai chân gấp lại, sát nhau.
- Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, động tác này thực hiện càng lâu càng tốt.
- Lặp đi lặp lại liên tục trong 10 lần.
Đưa 2 tay lên phía đầu:
- Hai bàn tay đan cài vào nhau rồi đưa ra phía đầu.
- Sau đó, đưa khuỷu tay ngang bằng với tai rồi hạ về vị trí cũ.
- Thực hiện động tác này 10-15 lần mỗi ngày.
2.7. Gập duỗi khớp háng – Bài tập yoga hiệu quả cho người tai biến
Bài tập phục hồi chân cho người bị tai biến.
- Đặt người bệnh nằm thẳng, chân tay duỗi.
- Người giúp đỡ ngồi vuông góc với người bệnh.
- Nâng chân lên gập đầu gối, sau đó hạ chân xuống.
- Thực hiện động tác này liên tục 20 lần.
2.8. Tập kéo dãn cổ tay và cổ chân
Kéo dãn cổ tay và cổ chân là bài tập không thể không nhắc đến khi thực hiện các bài tập yoga cho người tai biến.
Cổ tay: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai. Một tay người nhà duỗi cho khuỷu tay của người bệnh thẳng, tay còn lại duỗi cổ tay và các ngón tay.
Cổ chân: Thực hiện như duỗi cổ tay. Một tay người nhà giữ cẳng chân, một tay giữ bàn chân và gót chân. Sau đó, bàn chân bệnh nhân dựa vào cẳng tay người nhà, người nhà kéo gót chân và đẩy mũi bàn chân trong khoảng 30 giây. Kiên trì thực hiện động tác này trong 15 lần.
2.9. Tập vai bên liệt
Đặt người bệnh nằm tư thế ngửa, vai bên liệt về phía cạnh mép giường. Một tay người thân giữ vai, một tay cầm cẳng tay của người bệnh đưa lên phía đầu, đưa càng cao càng tốt. Thực hiện trong 30 giây rồi đưa về vị trí ban đầu. Thực hiện cho tới khi nào người bệnh có cảm giác đau thì dừng lại.
2.10. Tập cơ ở tay – bài tập yoga giúp cử động cánh tay
Với những người có thể đi lại được tuyệt đối không nên bỏ qua bài tập cơ ở tay này.
Người bệnh đưa hai tay lên cao quá đầu, lòng bàn tay áp sát vào nhau. Sau đó, hạ tay xuống, thực hiện liên tục trong 20 lần.
2.11. Tư thế đại bàng – Bài tập yoga cho người đột quỵ
Bài tập giúp làm căng vùng cơ đùi, hông, lưng, vai, giúp người bệnh thực hiện khả năng ổn định tư thế, giữ thăng bằng tốt.
- Đứng và giữ thẳng người, chùng 2 gối xuống.
- Từ từ đưa đùi chân trái đặt lên đùi chân phải, bàn chân trái bắt chéo ra sau bàn chân phải, chân phải làm trụ.
- Giơ 2 tay lên trước ngực, vòng quần tay phải xung quanh tay trái, khuỷu tay chồng lên nhau.
- Tư thế giữ thăng bằng trong 30 giây. Đầu gối được giữ nguyên ở vị trí trung tâm.
- Hít thở thật sâu, cơ thể thoải mái.
- Cơ thể nhẹ nhàng, thực hiện với bên còn lại.
2.12. Tư thế cánh cung
Bài tập này giúp giảm lo âu, cải thiện sự tập trung của người bị đột quỵ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tập được tư thế cánh cung, bởi yêu cầu khả năng linh hoạt vận động kết nối cả chân và tay.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp dưới sàn nhà, hai tay duỗi theo cơ thể.
- Từ từ gập đầu gối, ngực nâng lên khỏi mặt đất, tay đưa ra phía sau nắm lấy cổ chân, mặc hướng về phía trước.
- Tư thế ổn thăng bằng, hít thở thật sâu để thư giãn, duy trì trong 15 giây.
- Thở ra, nhẹ nhàng thả hai tay, hạ chân và ngực xuống dưới sàn.
3. Lưu ý khi tập yoga điều trị tai biến
Không thể phủ nhận yoga là giải pháp tốt cả về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh sau đột quỵ. Tuy nhiên, nếu muốn phục hồi sức khỏe, người bệnh cần lưu ý những điều cơ bản sau:
- Yoga là liệu pháp hỗ trợ phục hồi chức năng, không phải là cách điều trị độc lập. Do đó, chúng chỉ có tác dụng cải thiện bệnh tốt hơn, người bệnh không nên “phó mặc” hoàn toàn cho giải pháp này.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để biết đâu là bài tập, tư thế tốt và phù hợp nhất.
- Mới bắt đầu, người bệnh không nên thực hiện những tư thế khó. Nếu không cẩn thận có thể gây chấn thương.
- Kiên nhẫn, luyện tập yoga thường xuyên để sớm phục hồi sức khỏe.
4. Phòng tránh tai biến mạch máu não từ thực phẩm quanh ta
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói này rất đúng với bệnh tai biến mạch máu não. Để ngăn ngừa tai biến, bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm có khả năng kiểm soát mỡ máu, thông tắc mạch máu, cụ thể:
- Tăng cường thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như: Cà chua, cà rốt, nho, cam, bông cải xanh, mận, dâu tây… có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tiêu diệt gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Bổ sung cá thu, cá ngừ, cá hồi… thực phẩm chứa omega 3 có tác dụng chống oxy hóa, đào thải gốc tự do, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm bền thành mạch, phù hợp với người mỡ máu cao.
- Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng kali cao như: Chuối, bí đỏ, lê, táo… giúp lưu thông mạch máu, hạn chế tình trạng bít tắc mạch máu dẫn tới tai biến, đột quỵ.
- Bên cạnh đó, người bệnh chú ý không hút thuốc lá, kiểm tra mỡ máu và huyết áp thường xuyên để sớm phát hiện và kiểm soát bệnh tốt.
Có thể nói, bài tập yoga điều trị tai biến được xem là liệu pháp hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến. Ngay bây giờ, mỗi người hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng Mỡ máu Tâm Bình hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…
Xem thêm:
- Bị tai biến nên ăn gì – kiêng gì– Tham khảo ngay thực đơn dinh dưỡng để sớm phục hồi sức khỏe
- 15 bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não– Muốn phục hồi chức năng vận động và sức khỏe thì tuyệt đối không nên bỏ qua
- Mỡ máu Tâm Bình: Giải pháp ngăn ngừa xơ vữa, tai biến mạch máu não an toàn, hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Xin chào bác sỹ
Mẹ tôi năm nay 55 tuổi do bị tai nạn, hiện nay tay chân vận động kém. Có thể tập được không. Tập thì đăng ký như nào. Tôi ở Cầu Giấy, Hà Nôi
Chào bạn!
Tùy thuộc vào khả năng vận động, Yoga có các bài tập từ nhẹ đến nặng phù hợp cho từng đối tượng để cải thiện sức khỏe. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều trung tập tập yoga, bạn có thể tham khảo nhé.
Nếu bạn cần hỗ trợ gì thêm có thể để lại thông tin hoặc gọi số 0343446699 để được dược sĩ tư vấn cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe!