5 Cách dùng rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    5 Cách dùng rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    14/01/25

    Nếu bạn đang băn khoăn cây rau mương là cây gì? Liệu chữa trào ngược dạ dày bằng rau mương có thật sự hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết sau để tìm lời giải đáp!

    Đánh giá article

    1. Cây rau mương là cây gì?

    Theo Y học cổ truyền, rau mương có tính mát và thường được sử dụng làm thuốc để chữa các vấn đề về dạ dày H.Pylori, đau khớp hay viêm ruột.

    Trong sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của TS. Võ Văn Chi, rau mương còn được biết đến với tên gọi khác như rau mương thon, rau lục,… Tên khoa học của loại cây này là Ludwigia prostrate, thuộc họ rau dừa nước. Đây là một loại cây thân thảo thường mọc dại ở những nơi gần nước, đất ẩm như ven hồ nước, gò ruộng. Đặc điểm nhận biết là lá có hình thon dài, hoa màu vàng. Chiều dài cây rau này khoảng 25-50cm, thân có nhánh nhưng mọc thẳng đứng.

    Ở một số địa phương, cây rau mương thường được người dân trồng để thu hái quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thu hoạch giúp cây có dược tính tốt nhất là vào hè thu. Sau khi thu hoạch, cây thường được rửa sạch, phơi khô để bảo quản dùng trong thời gian dài.

    2. Tác dụng của rau mương với trào ngược dạ dày

    Đối với dạ dày, cây rau mương mang lại một số tác dụng nổi bật sau:

    • Giảm đau, khó chịu: rau mương chứa dồi dào hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp cải thiện các triệu chứng đau và khó chịu do bệnh dạ dày gây ra.
    • Làm lành vết loét: các chất chống oxy hóa có trong rau mương giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm lành viêm loét dạ dày.
    • Tăng cường tiêu hóa: rau mương có tác dụng bổ gan lợi mật, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.

    Ngoài ra, sử dụng đúng cách cây rau mương cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý khác như:

    • Trị tiêu chảy, đầy bụng
    • Trị mụn nhọt, mụn mủ
    • Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường
    • Hỗ trợ trị viêm họng, viêm ruột,…

    Tại Ấn Độ, hạt của cây rau mương còn được tận dụng để trị ho gà, lá được dùng để chữa đau cơ, nhức răng. Tại Trung Quốc, rau mương được dùng để chữa viêm ruột cấp, viêm gan vàng da, viêm hầu họng,…

    Click xem thêm Chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian với các bài thuốc tại nhà

    3. 5 cách dùng rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

    Trào ngược dạ dày gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo cách điều trị từ cây rau mương.

    Dưới đây là một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng rau mương được nhiều người áp dụng có hiệu quả hiện nay:

    3.1  Rau mương khô sao vàng hạ thổ chữa trào ngược

    Rau mương là thảo dược chữa trào ngược dạ dày, làm dịu cơn đau do viêm rất tốt. Bạn có thể dùng rau mương khô nấu nước uống để giảm cảm giác khó chịu của bệnh dạ dày.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị cây rau mương có hoa vàng và chiều cao từ 25-50cm.
    • Rửa thật sạch, phơi khô rồi sao vàng, hạ thổ.
    • Sử dụng rau mương khô để sắc nước uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.

    3.2 Nước cốt rau mương

    Với những người không có thời gian sắc nước rau mương khô, bạn hoàn toàn có thể dùng nước cốt rau mương tươi để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Cách làm này đơn giản nhưng bạn cần lưu ý sơ chế thật sạch cây rau mương để hạn chế nhiễm khuẩn dạ dày.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị một ít rau mương tươi (khoảng 20-30g), rửa thật sạch với nước. Sau đó đem ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 phút rồi tiếp tục rửa sạch, vớt để ráo.
    • Tiến hành giã nát rau mương với 1 ít nước lọc, vắt lấy nước cốt rồi chia thành 2 phần để uống trong ngày.
    • Sử dụng cây rau mương tươi thường đem lại hiệu quả nhanh hơn, giảm triệu chứng đau dạ dày và ngăn ngừa tái phát.

    >>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày uống gì tốt? – Giải pháp tự nhiên cho người viêm dạ dày, trào ngược dạ dày

    3.3 Ngâm rượu cây rau mương giảm trào ngược

    Ngoài 2 mẹo trên, bạn có thể tham khảo phương pháp chữa trào ngược dạ dày tự nhiên với rượu ngâm rau mương.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 1 ít cây rau mương tươi, rượu 45 độ và bình thủy tinh sạch.
    • Rửa thật sạch lá rau mương, để ráo nước rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Tráng sơ qua với rượu rồi cho vào bình thủy tinh.
    • Tiếp đến đổ rượu vào sao cho ngập rau mương, đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.
    • Sau 15 ngày bạn có thể sử dụng. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 15ml, kiên trì sử dụng để có kết quả tốt.

    3.4 Nấu cháo rau mương

    Không chỉ xuất hiện trong các bài thuốc, cây rau mương cũng có thể sử dụng làm món ăn giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Trong đó, cháo rau mương là một trong những món ngon bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho người dạ dày.

    Cháo mềm, dễ tiêu hóa giúp hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày.

    Cách thực hiện;

    • 1 nắm rau mương tươi, 100g gạo tẻ, 1 ít muối
    • Rửa sạch rau mương, ngâm qua nước muối loãng, vớt để ráo, cắt nhỏ dễ ăn. Gạo vo sạch qua 2-3 lần nước. Ngâm gạo 30 phút trước khi nấu.
    • Tiến hành nấu cháo, để cháo không bị sệt, nấu theo công thức 3 phần nước và 1 phần gạo.
    • Sau khi cháo chín, cho rau mương vào nấu thêm 5 phút. Nêm gia vị vừa ăn.

    3.5 Chữa trào ngược dạ dày với rau mương xào thịt

    Xào thịt với rau mương là món ngon bổ dưỡng tốt cho người dạ dày. Bạn có thể tham khảo thêm vào thực đơn giúp cải thiện tình trạng trào ngược.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị thịt nạc và 1 chút lá rau mương.
    • Sơ chế rau mương sạch, ngâm qua nước muối loãng, vớt ráo rồi cắt nhỏ.
    • Tiến hành ướp thịt với gia vị trong 15 phút rồi vào thịt với rau mương đã cắt, đảo đều cho chín.
    • Thưởng thức mỗi tuần từ 3-4 lần để thấy hiệu quả.

    4. Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng rau mương

    Trong quá trình dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

    • Để sử dụng rau mương an toàn và hiệu quả, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.
    • Dùng rau mương chỉ giúp làm dịu triệu chứng trào ngược nhờ vào khả năng giảm đau và chống viêm. Phương pháp này chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ.
    • Nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu.

    Lưu ý khi dùng rau mương

    • Trước khi dùng rau mương cần sơ chế sạch sẽ, ngâm qua nước muối loãng để sát khuẩn. Điều này giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm bên ngoài vào dạ dày làm bệnh nặng hơn.
    • Không nên uống quá nhiều nước rau mương trong ngày. Liều dùng cây rau mương an toàn để đạt dược tính tốt được khuyến cáo là 40-50g với rau mương tươi và 20-40g với cây khô.
    • Rau mương lành tính nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không nên lạm dụng dùng quá nhiều. Tốt nhất nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian khuyến nghị để hạn chế tác dụng phụ.
    • Với những người mắc dạ dày mãn tính, tốt nhất nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây rau mương trị trào ngược dạ dày. Không dùng rau mương cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    Tóm lại, những thông tin về công dụng và các cách chữa trào ngược dạ dày bằng rau mương chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi thực tế cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về loại thảo dược này. Do đó, khi sử dụng cây rau mương trị bệnh, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định được hiệu quả của bài thuốc dân gian này. Liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn bệnh dạ dày.

    >>> XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì? Cách xử lý như thế nào? 04/12/24
      Khó nuốt, nghẹn cổ họng là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ…
      Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 08/11/24
      Theo thống kê năm 2022, Việt Nam có tới 5 - 10 triệu người bị trào ngược dạ dày –…
      Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh 11/11/24
      “Gần đây tôi hay bị ợ chua, nóng ran vùng ngực. Tìm hiểu trên mạng thì được biết có thể…
      Trào ngược dạ dày ban đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? 09/12/24
      Trào ngược dạ dày ban đêm là nỗi kinh hoảng, ám ảnh của nhiều người. Bởi lẽ, nó gây ra…
      Xem thêm