Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Điểm mặt 10 loại tốt nhất và 8 cấm kỵ!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Điểm mặt 10 loại tốt nhất và 8 cấm kỵ!

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì để bệnh nhanh khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều người. Mặc dù hoa quả và trái cây chứa dồi dào vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại nào cũng tốt với người viêm loét dạ dày. Tham khảo ngay thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

    Đánh giá article

    1. Vai trò của trái cây trong chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải. Khi bị đau dạ dày, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn hợp lý. Điều này giúp hạn chế những cơn đau khó chịu, hỗ trợ làm giảm tiết acid, hạn chế hoặc loại bỏ những chất kích thích có hại giúp dạ dày được nghỉ ngơi và mau lành vết thương.

    Trong đó, việc chọn các loại trái cây phù hợp có thể giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, cung cấp dồi dào các dưỡng chất cần thiết. Trái cây không chỉ cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và các chất xơ mà còn chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với người bị viêm loét dạ dày. Do đó, việc tìm hiểu và lựa chọn đúng các loại trái cây là điều cần thiết giúp giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ quá trình làm lành vết loét hiệu quả.

    Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Điểm mặt 10 loại tốt nhất và 8 cấm kỵ!

    >>> Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì? Chuyên gia mách bạn 

    2. Tiêu chí lựa chọn trái cây cho người bị viêm loét dạ dày

    Để bổ sung đúng các loại trái cây phù hợp giúp cải thiện triệu chứng viêm loét, bạn cần lưu ý một số tiêu chí sau:

    • Chọn các loại trái cây có độ pH trung tính hoặc kiềm (tránh axit): các loại quả có độ pH thấp (tính axit cao) có thể kích thích tiết axit dịch vị, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm tăng triệu chứng. Do đó người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tiêu thụ các loại trái cây có tính axit cao.
    • Ưu tiên các loại quả giàu chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E): Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương và hỗ trợ làm lành vết loét. Một số các loại trái cây quả mọng, táo, nho, chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho người bị đau dạ dày.
    • Chọn trái cây có chứa flavonoid hoặc enzyme hỗ trợ tiêu hóa: các chất này có tác dụng giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland cho biết, chất flavonoid cũng có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, một loài vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày. Ăn nhiều trái cây giàu flavonoid giúp ngăn ngừa và trị lành vết loét và viêm dạ dày.

    3. Top 10 loại trái cây tốt nhất cho người viêm loét dạ dày

    Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, tham khảo ngay một số loại trái cây giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ làm dịu cơn đau hiệu quả:

    3.1 Chuối giàu dưỡng chất tốt cho người viêm loét dạ dày

    Quả chuối là trái cây lành tính với dạ dày. Trong chuối chứa hàm lượng cao pectin có vai trò giúp kích thích tăng nhu động ruột tự nhiên, tốt cho dạ dày.

    Người bị viêm loét dạ dày nên ăn chuối chín và ăn từ 1-2 quả/ngày. Bên cạnh đó, người bị bệnh dạ dày nên ăn chuối ngự, chuối lá, hạn chế ăn chuối tiêu.

    3.2 Táo

    Với thành phần dồi dào enzyme và pectin, chất xơ cao, táo là loại hoa quả tốt với người bị đau dạ dày. Các dưỡng chất trong táo có tác dụng giúp phân hủy nhanh thức ăn, hỗ trợ làm dịu cơn đau khó chịu trong dạ dày.

    Nếu đang băn khoăn viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì thì bạn đừng bỏ qua táo nhé!

    3.3 Nho

    Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Điểm mặt 10 loại tốt nhất và 8 cấm kỵ!

    Theo Đông y, nho có vị ngọt, chua, tính bình có tác dụng lợi tiêu hóa và nhuận tràng. Trong y học hiện đại, quả nho chứa nhiều vitamin B, C và các chất chống oxy hóa. Nguồn dưỡng chất này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ xoa dịu tổn thương dạ dày.

    Do đó, nho là loại trái cây tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên người đau dạ dày chỉ nên ăn tối đa 100g nho/ngày. Bởi nho cũng chứa nhiều axit hữu cơ nếu ăn nhiều có thể gây ợ chua.

    3.4 Lựu

    Trong lựu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các chất này giúp hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và làm dịu cơn đau dạ dày. Đồng thời thêm lựu vào thực đơn cũng giúp bồi bổ sức khỏe và xoa dịu cơn đau ngắn hạn với những người bị viêm loét dạ dày cấp tính.

    3.5 Bơ

    Quả bơ dồi dào kali và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn bơ giúp làm dịu các cơn đau dạ dày. Ngoài ra còn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

    Do đó, nếu bị viêm loét dạ dày, bạn hoàn toàn có thể thêm bơ vào thực đơn bổ sung dinh dưỡng.

    3.6 Thanh long

    Trong thanh long chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan tốt cho tiêu hóa. Người bị đau dạ dày ăn thanh long giúp hỗ trợ giảm viêm, trung hòa axit dạ dày và làm dịu cơn đau do viêm loét hiệu quả.

    3.7 Ổi

    Trong Đông y, ổi có tính kiện tỳ điều vị tốt cho tiêu hóa. Ăn ổi giúp cải thiện táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Trong y học hiện đại, ổi chứa nhiều vitamin C giúp tấn công vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Quả ổi cũng giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa. Hàm lượng cao magie trong ổi giúp trung hòa axit dịch vị, giảm triệu chứng ợ nóng và đầy hơi cho người bị đau dạ dày.

    Do đó người bị viêm loét dạ dày nên thêm ổi vào thực đơn.

    3.8 Cherry

    Quả cherry rất giàu flavonoid (chất chống oxy hóa) tốt cho người viêm loét dạ dày. Hoạt chất này có tác dụng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ tăng cường đề kháng hiệu quả.

    3.9 Việt quất

    Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Câu trả lời chính là việt quất. Thành phần chính trong việt quất nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giúp kiểm soát mức độ gây hại của các gốc tự do gây viêm nhiễm. Người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể thêm việt quất vào thực đơn.

    3.10 Đu đủ chín

    Một trong những loại trái cây tốt cho người bị viêm loét dạ dày phải kể tới đó là đu đủ chín. Đu đủ chín chứa nhiều papain và chymopapain giúp phá vỡ các protein để làm dịu cơn đau dạ dày.

    Bạn có thể ăn đu đủ chín sau bữa ăn, vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa tốt cho sức khỏe.

    4. Điểm mặt 8 loại trái cây người bị viêm loét dạ dày cần tránh

    Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần lưu ý tránh một số loại trái cây dưới đây:

    4.1. Trái cây họ cam quýt

    Các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên chúng lại có lượng axit cao không tốt cho người viêm loét dạ dày. Vị chua và tính axit cao gây kích thích niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit. Điều này làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.

    Do đó những người viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn quá nhiều các loại trái cây này, đặc biệt là khi đói.

    4.2 Dưa hấu

    Dưa hấu là trái cây chứa nhiều vitamin A, C, B, kali,… tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dưa hấu có tính hàn nên với những người tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn nhiều.

    4.3 Quả hồng

    Hồng ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng người bị viêm loét da dày không nên ăn nhiều. Bởi quả hồng có chứa chất tannin gây ra vị chát và chất pectin. Đây là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhiều tới nhu động ruột. Khi ăn nhiều hồng, đặc biệt là lúc đói, các chất này sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng khó tiêu.

    Với những người bị viêm loét, các cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi ăn hồng. Do đó, người bị dạ dày không nên ăn hồng.

    4.4 Xoài xanh

    Trong xoài chứa nhiều protein, vitamin C và A,.. có lợi cho sức khỏe nhưng không tốt với người viêm loét dạ dày. Kể cả các loại xoài chín vẫn còn vị chua cũng có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.

    Do đó người viêm loét dạ dày không nên ăn xoài xanh. Chỉ ăn xoài chín ngọt, ăn ít và không nên ăn khi đói.

    4.5 Dứa

    Quả dứa chứa nhiều axit và các loại enzym có tác dụng phân hủy protein, tăng phản ứng viêm dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ăn dứa khi đói cũng làm tăng viêm loét niêm mạc dạ ày. Do đó người viêm loét dạ dày không nên ăn dứa.

    4.6 Đu đủ xanh

    Hàm lượng lớn papain có trong đu đủ xanh có thể tăng tiết acid, gây kích ứng niêm mạc, không tốt cho người bị đau dạ dày. Thay vì ăn đu đủ xanh, người bị viêm loét dạ dày nên chọn đu đủ chín để bổ sung.

    4.7 Kiwi

    Trong kiwi chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, kiwi có tính lạnh, ăn nhiều có thể làm tổn thương dạ dày, gây đau bụng tiêu chảy.

    Bên cạnh đó, thành phần pectin trong kiwi cũng làm tăng axit dịch vị gây ợ chua. Đồng thời làm tăng triệu chứng đau do viêm loét khi thời tiết nồm hoặc lạnh.

    4.8 Qủa đào

    Đào chứa nhiều chất “đại phân tử” như chất xơ không hòa tan. Các chất này làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đặc biệt với những người bị viêm loét dạ dày ăn nhiều đào có thể khiến cơ thể khó tiêu, đầy bụng,…

    5. Nguyên tắc ăn trái cây đúng cách cho người viêm loét dạ dày

    Để việc bổ sung mang lại những lợi ích sức khỏe tối ưu, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc ăn trái cây sau:

    5.1 Thời điểm ăn trái cây phù hợp để bảo vệ dạ dày

    • Ăn trái cây vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn: Việc ăn trái cây vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp giảm nguy cơ tăng axit trong dạ dày. Tránh ăn trái cây khi đói. Vì nó có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng cảm giác đau.
    • Chia nhỏ bữa ăn: Nếu cảm thấy khó chịu khi ăn trái cây, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn trái cây ít một để dạ dày không bị quá tải.

    5.2 Liều lượng trái cây an toàn cho người viêm loét dạ dày

    • Ăn trái cây với lượng vừa phải: Người bị viêm loét dạ dày cần ăn trái cây với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một lần. Mỗi ngày, bạn có thể ăn từ 1 đến 2 khẩu phần trái cây (tương đương khoảng 100-150g) để đảm bảo an toàn cho dạ dày.
    • Không ăn trái cây thay cơm: Trái cây không thể thay thế các bữa ăn chính. Bạn cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày.

    5.3 Các phương pháp chế biến trái cây tối ưu cho sức khỏe dạ dày

    • Chế biến trái cây mềm: Nếu dạ dày của bạn nhạy cảm, hãy chế biến trái cây thành sinh tố hoặc nấu chín. Điều này giúp giảm độ cứng và giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn. Ngoài ra, các trái cây chín mềm như chuối hoặc táo có thể ăn trực tiếp mà không gây khó khăn cho dạ dày.
    • Tránh ăn trái cây lạnh: Trái cây lạnh có thể gây co thắt dạ dày và làm tăng các triệu chứng viêm loét. Bạn nên để trái cây ở nhiệt độ phòng hoặc làm ấm nhẹ trước khi ăn.

    6. Những lưu ý quan trọng về chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày

    Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn xây dựng chế độ ăn phù hợp hỗ trợ điều trị và cải thiện viêm loét dạ dày hiệu quả:​

    Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Điểm mặt 10 loại tốt nhất và 8 cấm kỵ!

    • Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia 5-6 bữa nhỏ trong ngày để giảm tải cho dạ dày. Nhờ đó giúp hạn chế tiết axit quá mức và giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc.​
    • Ăn chậm và nhai kỹ: Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.​
    • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Ưu tiên các loại thịt như cá, tôm, gà, bò, heo,… Nên chế biến luộc, hấp hoặc hầm tốt cho dạ dày.​ Một số rau củ tốt cho dạ dày như cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, cải thảo, rau muống,…
    • Hạn chế thực phẩm gây kích ứng: thực phẩm nhiều chất béo, đồ uống có cồn và caffeine, đồ uống có gas, thực phẩm cay, chua và lên men,… do chúng có thể tăng tiết axit và gây kích ứng.
    • Uống đủ nước giúp duy trì chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.​
    • Quản lý căng thẳng: Stress có thể làm tăng triệu chứng viêm loét dạ dày. Do đó hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc hít thở sâu.​
    • Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.​
    • Tập thể dục nhẹ nhàng: Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình lành vết loét.​

    Kết luận

    Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài đã giúp bạn giải đáp viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì. Điều trị viêm loét dạ dày cần kết hợp duy trì chế độ ăn hợp lý và sinh hoạt lành mạnh. Do đó, ngoài bổ sung trái cây, bạn đừng quên xây dựng thực đơn đa dạng để bổ sung đủ chất. Hãy nhớ theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nên đi khám bác sĩ kịp thời nếu các triệu chứng viêm loét có dấu hiệu trở nặng.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trào ngược dạ dày gây ho đờm – Cảnh báo biến chứng nguy hiểm 23/12/24
      Trào ngược dạ dày gây ho đờm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường hô hấp…
      Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh 11/11/24
      “Gần đây tôi hay bị ợ chua, nóng ran vùng ngực. Tìm hiểu trên mạng thì được biết có thể…
      Viêm loét dạ dày có cần nhập viện? Dấu hiệu cần cấp cứu kịp thời 02/04/25
      Viêm loét dạ dày thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn…
      Viêm loét dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn! 22/03/25
      Viêm loét dạ dày khi mang thai thường gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, đau tức…
      Xem thêm