Thức khuya có hại gan không? là thắc mắc của nhiều người, nhất là giới trẻ hiện nay. Bởi, đây là độ tuổi thường xuyên có thói quen cày phim, tán ngẫu bạn bè tới 00h, 1h sáng. Để hiểu rõ về tác hại thức khuya ảnh hưởng đến gan thế nào, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thức khuya có hại cho gan không?
Nhiều người do công việc nên thường xuyên phải thức đêm, nhưng cũng có nhiều trường hợp thức khuya nhằm mục đích giải trí, lạm dụng thiết bị thông minh. Chính thói quen này đã vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có gan.
Theo chuyên gia gan mật, gan là cơ quan thải độc lớn nhất nên đóng vai trò quan trọng đối với con người. Nếu chúng ta ngủ muộn, thức khuya sau 23h không chỉ gây cảm giác uể oải, mệt mỏi mà còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý gan mật. Vì vậy, câu trả lời “thức khuya có hại cho gan không” là có. Cụ thể:
1.1. Thức khuya gia tăng gánh nặng thải độc cho gan
Theo đồng hồ sinh học, buổi tối từ 23h đến 1h sáng hôm sau là thời gian gan tập trung thải độc, loại bỏ chất thải ra ngoài. Từ 1h – 3h sáng, túi mật trong gan đẩy mạnh tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cholesterol. Gan sẽ thực hiện tốt vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
Tuy nhiên, nhiều người lại thức khuya làm thay đổi đồng hồ sinh học. Đồng thời, thức khuya làm tăng sinh phản ứng oxy hóa tại gan. Các phản ứng oxy hóa này sẽ sản sinh chất trung gian độc hại, tăng gánh nặng cho gan và phá hủy tế bào gan.
1.2. Cản trở quá trình chuyển hóa chất béo ở gan
Không chỉ gia tăng gánh nặng thải độc, thức khuya còn cản trở quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên thức khuya có nguy cơ gan nhiễm mỡ.
1.3. Thiếu hụt lượng máu trong gan
Tình trạng thức khuya, thiếu ngủ còn dẫn đến thiếu hụt lượng máu trong gan. Một nghiên cứu cho thấy, tư thế đứng thẳng lương máu lưu hành trong gan giảm 40%, khi vận động là 80 – 85%. Và tư thế nằm, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc lượng máu đến gan nhiều rõ rệt. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian để bản thân được ngủ nghỉ đúng giờ.
1.4. Gia tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư gan
Nhiều yếu tố miễn dịch trong cơ thể được hình thành trong giấc ngủ. Nếu chúng ta thức đêm thường xuyên sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi.
Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch còn là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư. Khi miễn dịch cơ thể giảm sẽ làm gia tăng yếu tố mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định, thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng xuất hiện bệnh ung thư gan, ung thư vú, ung thư ruột kết.
Mặt khác, những người thường xuyên thức đêm sẽ tiết ra adrenalin nhiều hơn so với người bình thường. Điều này làm gia tăng gánh nặng cho gan, thận và tăng nguy cơ mắc bệnh lý gan mật.
2. Làm thế nào để tránh thức khuya hại gan?
Như đã thông tin ở trên, thức khuya thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan. Vì vậy, với câu hỏi “thức khuya có hại gan không” thì hoàn toàn có. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ gan và sức khỏe là thực hiện thói quen ngủ sớm.
Để thực hiện được điều này bạn nên xây dựng thời gian biểu hoàn chỉnh, khoa học và duy trì thói quen ngủ trước 22h giờ mỗi ngày. Tuy rằng ban đầu sẽ gặp khó khăn nhưng khi kiên trì thì cơ thể sẽ tự thiết lập lại đồng hồ sinh học. Bạn sẽ dễ dàng ngủ sớm, đúng giờ.
Trong trường hợp bạn trằn trọc, khó ngủ có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Tắm nước nóng, ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ. Nước ấm giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp bạn cảm thấy thoải mái, ngủ sâu giấc hơn.
- Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đáng, mát mẻ.
- Quần áo khi đi ngủ nên mặc rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt nhất.
- Có thể đọc sách, nghe nhạc với giai điệu nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
3. 4 biện pháp khắc phục tổn thương gan khi thường xuyên thức khuya
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những tác hại về việc thức khuya. Tuy nhiên, có những trường hợp do đặc đù công việc như bảo vệ, tiếp viên hàng không, lái xe đường dài… thường xuyên thức khuya. Lúc này, chúng ta cần phải chú ý những biện pháp hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Bởi, khi chủ động bảo vệ gan sẽ giúp bạn phòng được nguy cơ tổn thương gan.
Vậy, làm gì để khắc phục tổn thương gan khi thường xuyên thức khuya?
3.1. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Các chất trong thức ăn được hấp thụ vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, sau đó được đưa đến gan để chuyển hóa và lọc thải. Nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm không đảm bảo, chứa nhiều hóa chất, đường, chất béo, rượu bia… gan sẽ bị quá tải. Lúc này, các chất độc không được lọc bỏ hết ra ngoài, lâu dần sẽ gây suy giảm chức năng gan.
Do đó, mỗi chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách:
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày như: rau họ cải, măng tây, nho, bưởi, việt quất… giúp gan hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B, E, C… thúc đẩy gan chuyển hóa chất béo tốt hơn.
- Uống đủ nước 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày hỗ trợ khả năng thải độc ở gan.
- Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn như gà rán, pizza, thịt hun khói, xúc xích… gây quá tải cho gan.
- Nên tránh thực phẩm nhiều đường, muối, bởi đây cũng là nguyên nhân khiến gan bị “quá tải”.
3.2. Tập thể dục, thể thao đêu đặn
Tập thể dục, thể thao giúp tăng tưới máu, oxy nuôi dưỡng các mô, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tại gan.
Mặt khác, hoạt động thể chất giúp cơ thể sản sinh glutathione – chất tham gia quá trình thải độc gan, khử gốc tự do sinh ra tại gan, hỗ trợ gan thải độc. Đồng thời, thể dục thể thao còn làm tiêu hao mỡ thừa, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
3.3. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan
Theo quan niệm Đông y, cảm xúc con người đều liên quan đến một tạng, phủ nào đó của cơ thể. Ví dụ như cáu giận hại can (gan), lo nghĩ hại tỳ (lá lách)…
Tức giận làm ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của can, điều này khiến gan khí ứ trệ. Theo thời gian sẽ làm rối loạn chức năng gan, có thể dẫn tới bệnh về gan. Vì vậy, hãy biết cân bằng cảm xúc, tâm trạng của mình. Luôn giữ cho mình tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái.
3.4. Massage vùng gan
Một cách giúp bạn cải thiện sức khỏe lá gan là thường xuyên massage vùng gan. Khi thực hiện massage, hãy nằm ngửa, dùng ngón tay xoa bóp vùng bụng dưới bên phải nơi chứa gan và túi mật. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu đến gan, giúp gan hoạt động tốt, tăng khả năng thải độc gan.
TPBVSK Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan
Sử dụng sản phẩm thảo dược, tinh chất thiên nhiên cũng là một trong những cách hỗ trợ gan giải độc, tăng cường chức năng gan. Giải pháp này hiện đang được nhiều người thực hiện bởi có ưu điểm an toàn, lành tính và tác dụng hỗ trợ hiệu quả.
TPBVSK Bổ gan Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình hiện đang làm sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, bổ gan được nhiều người tin dùng.
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của 7 thảo dược quý: Actiso, Giảo cổ lam, Sài hồ, Bạch thược, Sài hồ, Cà gai leo, Rau đắng đất, Diệp hạ châu và 4 tinh chất thiên nhiên là chiết xuất Kế sữa, Khúng khéng, Mật nhân, Novasol Curcumin.
Bổ gan Tâm Bình hỗ trợ:
- Thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan, bảo vệ gan;
- Bổ gan, tăng cường chức năng gan;
- Giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém;
- Giảm tác hại rượu bia, thuốc ảnh hưởng đến gan.
Sở hữu thành phần thảo dược, tác dụng ưu việt, Bổ gan Tâm Bình được bình chọn là Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích và giải thưởng Tin dùng 2023. Vì vậy, người dân có thể an tâm khi lựa chọn Bổ gan Tâm Bình hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Xem thêm:
- Tổn thương gan do bia rượu? – Nam giới nên đọc để bảo vệ gan
- Men gan cao do dùng thuốc tây dài ngày – Người bị mỡ máu cao, tiểu đường, huyết áp cần phải biết
- TPBVSK Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, giảm tác hại rượu bia, thuốc ảnh hưởng đến gan
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.