“Sinh đứa đầu tiên được vài ngày thì tôi có biểu hiện nổi mề đay, ngứa ngáy khắp chân tay. Đến đứa thứ hai cũng bị mề đay tương tự nhưng tình trạng này kéo dài cả tháng nay không đỡ. Vậy cho tôi hỏi, nguyên nhân nổi mề đay sau sinh do đâu? Phải làm sao để tôi có thể chấm dứt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu này? Tôi xin cảm ơn.”
(Nguyễn Thị Thương, 34 tuổi, Nghệ An)
Chào chị Nguyễn Thị Thương, nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến mà nhiều sản phụ đang gặp phải. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của người mẹ, đặc biệt là giai đoạn mới sinh con. Để hiểu rõ hơn về nổi mề đay sau sinh do đâu, triệu chứng và cách khắc phục, mời chị Thương và bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nổi mề đay sau sinh là bệnh gì?
Nổi mề đay sau sinh là tình trạng bệnh lý da liễu phổ biến. Sau sinh, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có những thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch và sức khỏe cũng suy giảm khiến cho phụ nữ sau sinh dễ mắc phải vấn đề về sức khỏe, trong đó có nổi mề đay.
Mề đay là dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với tác nhân trung gian gây dị ứng histamine. Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt ban đỏ kèm triệu chứng ngứa, nóng rát, khó chịu.
Nổi mề đay sau sinh mặc dù không nguy hiểm nhưng biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến biến chứng hạ huyết áp, sốc phản vệ.
Nổi mề đay là bệnh gì? – Câu trả lời chính xác từ chuyên gia
2. Triệu chứng nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay sau sinh trông giống với biểu hiện của phát ban đỏ hoặc nốt sần trên da. Vì vậy, không ít người nhầm lẫn đó là bệnh chàm. Nhìn chung, các mẹ sau sinh bị mề đay thường có triệu chứng:
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng ngứa.
- Xuất hiện những đám da phù có màu hồng hoặc nhạt, kích thước to nhỏ khác nhau. Khi ấn vào thì chuyển sang màu trắng, sưng và cao hơn vùng da xung quanh.
- Vị trí phát ban phổ biến là ở mặt, cổ, ngực, bụng, cánh tay hoặc chân.
- Trường hợp nặng có thể sưng phù từng mảng trên da, đặc biệt là ở mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục.
- Phần da vùng bị ảnh hưởng trông khô, thô ráp, đôi khi có cả vảy như bị vảy nến.
3. Nguyên nhân do đâu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh, cụ thể:
3.1. Stress sau sinh
Các mẹ bỉm sữa sau sinh đều rơi vào trạng thái căng thẳng, stress do nhiều yếu tố như: chăm sóc con, cơ thể suy nhược, giờ giấc đảo lộn… dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này các cơ quan trở nên mẫn cảm với những tác nhân xung quanh.
3.2. Do sự thay đổi nội tiết tố
Như đã nói ở trên, khi trải qua giai đoạn mang thai và sinh nở, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi trong quá trình sản xuất nội tiết tố. Hormone prolactin trong cơ thể tăng cao, ức chế sản sinh estrogen, kích thích hệ miễn dịch, từ đó gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay.
3.3. Do chế độ dinh dưỡng thay đổi
Phụ nữ sau sinh thường có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tập trung vào những món lợi sữa. Điều này đã làm mất cân bằng dinh dưỡng, từ đó hệ miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ bị mẩn ngứa mề đay.
3.4. Do quá trình vệ sinh da
Sau sinh, quá trình vệ sinh ở chị em gặp nhiều hạn chế do tâm lý ở cữ, sinh mổ hoặc đau vết mổ sau sinh. Chính điều này đã vô tình tạo điều kiện cho mồ hôi, bụi bẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay.
3.5. Rối loạn chức năng gan và bị thiếu máu
Mất máu nhiều khi sinh nở, chế độ ăn uống không điều độ, cộng thêm với việc dùng thuốc nhiều sẽ khiến chức năng đào thải độc tố của gan bị “quá tải”. Cơ thể suy nhược, thiếu máu kết hợp với tích tụ độc tố trong cơ thể hình thành mảng dị ứng da tạm thời sau sinh.
Ngoài ra, trường hợp dị ứng với lông chó, mèo, phấn hoa… cũng là nguyên nhân gây mề đay ở những trường hợp có cơ địa nhạy cảm.
4. Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Nổi mề đay sau sinh không có gì nguy hiểm, chúng chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị, có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính với các biến chứng:
- Phù nề mí mắt, môi và các vùng da mỏng khác, gây mất thẩm mỹ.
- Mẹ sau sinh bị nổi mề đay có nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng nếu vùng da có vết thương hở.
- Tăng nguy cơ sốc phản vệ và co thắt phế quản.
5. Ngứa ngáy, nổi mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?
Như đã nói ở trên, nổi mề đay sau sinh liên quan đến nội tiết tố, hệ miễn dịch và thể trạng của người mẹ. Vì vậy, không có thông tin chắc chắn bao lâu tình trạng nổi mề đay sẽ chấm dứt.
Nhiều trường hợp mề đay có thể tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều người bệnh sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi mề đay tái phát nhiều lần, bệnh mề đay mạn tính khả năng tự khỏi là rất hiếm. Lúc này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Việc điều trị mề đay trong bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp điều trị, cơ địa, ăn uống kiêng khem…
6. Làm sao để khắc phục tình trạng nổi mề đay sau sinh
Để cải thiện cơn ngứa ngáy, khó chịu kèm cảm giác nóng rát của mề đay, sản phụ sau sinh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:
6.1. Chữa nổi mề đay theo kinh nghiệm dân gian
Việc sử dụng thuốc tây ở sản phụ sau sinh còn gặp hạn chế, do một số loại thuốc ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ, không tốt cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, áp dụng các bài thuốc dân gian là lựa chọn an toàn lúc này.
6.1.1. Tắm lá khế giảm mề đay
Khi nổi mề đay, bạn có thể áp dụng bài thuốc cải thiện cơn ngứa với nước lá khế. Y học hiện đại đã chứng minh, trong thành phần lá khế chứa chất kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây dị ứng, ngứa da. Đồng thời, lá khế giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, chữa mề đay hiệu quả.
Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, đun sôi với 1-2 lít nước. Gạn nước để tắm khi đã nguội, phần lá chà nhẹ nhàng lên vùng da nổi mẩn ngứa.
6.1.2. Sử dụng giấm táo
Với nồng độ axit lớn, giấm táo cũng được xem là nguyên liệu giúp kháng viêm, sát khuẩn cực tốt cho người bị ngứa ngáy, mề đay.
Cách thực hiện như sau:
- Cho giấm táo vào nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó khuấy đều.
- Tiếp theo, bạn dùng miếng bông sạch tẩm hỗn hợp, chà nhẹ lên vùng da bị nhiễm bệnh.
Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày, áp dụng hàng ngày sẽ thấy biểu hiện ngứa ngáy biến mất.
6.1.3. Chườm lạnh giảm ngứa ngáy
Thêm một mẹo đơn giản nữa dành cho sản phụ bị mề đay chính là chườm lạnh. Tác dụng của phương pháp này là làm mạch máu thu nhỏ lại, giảm quá trình giải phóng các histamine. Từ đó, tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy không còn xuất hiện nhiều như trước.
Cách thực hiện:
- Sử dụng khăn mỏng bọc đá lạnh hoặc túi chườm đá chuyên dụng.
- Chườm lên vùng da bị kích ứng, thực hiện 3-4 lần mỗi ngày.
- Ngoài ra, tắm bằng nước mát cũng là liệu pháp hiệu quả khi bị nổi mề đay.
Tuy nhiên, các bài thuốc chữa mề đay tại nhà trên chỉ phù hợp với những sản phụ có triệu chứng ngứa nhẹ, nổi ban đỏ ngoài da. Việc áp dụng sai cách có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm, phồng rộp da, do đó cần tìm hiểu kĩ khi áp dụng. Người bệnh nên thử trên vùng da dưới cổ tay trước khi sử dụng toàn thân để tránh kích ứng.
6.2. Sử dụng thuốc tây chữa mề đay
Những trường hợp nổi mề đay có triệu chứng nặng hơn, người bệnh đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc tây thường được chỉ định trong điều trị mề đay như:
- Thuốc kháng histamine: Có tác dụng giảm triệu chứng phát ban, ngứa ngáy hiệu quả.
- Các loại thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm không chứa corticoid được chỉ định với trường hợp thể trạng phù hợp, triệu chứng không quá nặng. Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chứa corticoid nhưng cần thận trọng.
- Ngoài ra, bạn cũng được bác sĩ kê thêm thuốc bôi ngoài da giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng phát ban đỏ.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa, sản phụ cần lưu ý và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
7. Lời khuyên từ chuyên gia
Với những căn bệnh ngoài da, việc thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa tái phát. Vì vậy, sản phụ bị nổi mề đay nên chú ý:
7.1. Chế độ sinh hoạt
Theo dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, sản phụ cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt như sau:
- Không nên sử dụng mỹ phẩm trong quá trình điều trị, bởi chúng chứa thành phần hóa học có thể gây kích ứng da.
- Hạn chế tối đa việc gãi ngứa, bởi càng gãi càng ngứa. Không những vậy, gãi còn khiến cho da bị trầy xước, dẫn tới nhiễm trùng.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê… Thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ mà còn khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng.
7.2. Nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh chế độ sinh hoạt, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường còn đưa ra lời khuyên về thực phẩm nên ăn và kiêng khi bị nổi mề đay:
7.2.1. Nổi mề đay sau sinh nên ăn gì?
- Bổ sung các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi… giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
- Tăng cường ăn những loại rau xanh đậm như bông cải canh, rau bina, rau ngót…
- Bổ sung thêm tỏi, nghệ vào món ăn hàng ngày.
- Uống nhiều nước, đặc biệt nước trà xanh giúp thanh nhiệt, mát gan, tốt cho sức khỏe.
7.2.2. Phụ nữ sau sinh nổi mề đay kiêng ăn gì?
- Hạn chế hải sản như cua, cá, tôm… vì chúng có thể khiến tình trạng mẩn ngứa, mề đay thêm trầm trọng.
- Không nên ăn những món ăn cay nóng, nhiều gia vị.
- Tránh đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Kết luận chung
Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại tác động đến cuộc sống và sức khỏe của sản phụ sau sinh. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa không nên chủ quan, nếu có biểu hiện ngứa ngáy bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Tham khảo 20 cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả
- Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú? – Lắng nghe giải đáp chính xác từ chuyên gia
- Mề đay nên ăn gì và kiêng gì? – Chú ý thực phẩm bổ sung hàng ngày
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nổi mề đay sau sinh
https://www.momjunction.com/articles/postpartum-hives_00356486/ - Tất cả những thông tin về nổi mề đay sau sinh
https://www.healthline.com/health/postpartum-hives
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.