7 dấu hiệu viêm loét dạ dày – Nhận biết bệnh chính xác đến 99%
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    7 dấu hiệu viêm loét dạ dày – Nhận biết bệnh chính xác đến 99%

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng lại dễ bị bỏ qua vì dấu hiệu ban đầu thường mơ hồ. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới để nhận biết sớm 7 dấu hiệu viêm loét dạ dày chính xác 99%.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Viêm loét dạ dày là gì?

    Viêm loét dạ dày (hay còn gọi là viêm loét dạ dày tá tràng) là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày dẫn đến sự tổn thương và hình thành vết loét trong niêm mạc dạ dày. Đây là  một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân phổ biến là do nhiễm trùng vi khuẩn, lạm dụng thuốc tây hoặc uống quá nhiều bia rượu…

    Theo chuyên gia, viêm loét dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc xuất hiện chậm theo thời gian (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày. Vì vậy, cần nhận biết sớm triệu chứng cảnh báo để điều trị kịp thời.

    7 dấu hiệu viêm loét dạ dày

    Click xem thêmViêm loét dạ dày  Căn bệnh phổ biến với 15 – 20% dân số mắc phải

    2. Top 7 dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp – chẩn đoán bệnh chính xác 99%

    Dấu hiệu viêm loét dạ dày không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt là với những trường hợp viêm do nhiễm khuẩn. Để nhận biết các triệu chứng, người bệnh có thể dựa vào những biểu hiện sau:

    2.1. Đau vùng thượng vị – Dấu hiệu viêm loét dạ dày dễ nhận biết

    Đau thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng trên rốn, đôi khi lan ra sau lưng. Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là lúc đói.

    Theo nghiên cứu của Hiệp hội Dạ dày – Ruột Mỹ, đau vùng thượng vị có thể xảy ra ở khoảng 70% bệnh nhân.

    Biểu hiện đau thượng vị

    2.2. Ợ hơi và ợ chua

    Ợ nóng, ợ chua hoặc cảm giác nóng rát ở ngực, kèm theo hiện tượng trào ngược dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi acid dư thừa trong dịch vị cùng khí từ thức ăn lên men trào ngược gây ra.

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Y học, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể xuất hiện cùng với viêm loét dạ dày, đặc biệt là khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

    2.3. Buồn nôn, nôn

    Những người bị viêm loét dạ dày thường xuyên gặp phải tình trạng buồn nôn sau bữa ăn, thậm chí là nôn mửa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng buồn nôn có thể là một phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi trong hệ tiêu hóa, đặc biệt khi dạ dày bị kích thích do viêm hoặc loét.

    Triệu chứng buồn nôn, ói mửa có thể gặp ở giai đoạn viêm loét dạ dày cấp tính hoặc giai đoạn có các vết sẹo loét ở vùng môn vị hoặc tá tràng làm hẹp môn vị.

    2.4. Đầy hơi, chướng bụng – Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp

    Đây là biểu hiện thường gặp ở người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi thức ăn được tiêu hóa chậm sẽ gây ra triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu, đặc biệt sau khi ăn.

    2.5. Chán ăn, sụt cân

    Chán ăn, ăn uống không ngon miệng là một dấu hiệu khá phổ biến của viêm loét dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, hoặc cảm giác chán ăn ngay cả khi bụng đói. Theo một nghiên cứu từ Đại học Y Harvard, việc chán ăn và sụt cân không lý do có thể là dấu hiệu cho thấy viêm loét dạ dày đã phát triển đến mức nghiêm trọng.

    Nhiều trường hợp viêm loét dạ dày có biểu hiện sụt cân, chán ăn

    2.6. Phân có máu hoặc đen

    Một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày là phân có máu hoặc phân đen. Nếu có hiện tượng này, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời. Nghiên cứu từ Mayo Clinic chỉ ra rằng phân có máu là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xuất huyết dạ dày, một biến chứng nghiêm trọng của viêm loét dạ dày.

    2.7. Mệt mỏi, uể oải kéo dài – Dấu hiệu viêm loét dạ dày

    Khi dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể không thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt năng lượng.

    3. Khi nào triệu chứng viêm loét dạ dày cảnh báo nguy hiểm?

    Mặc dù rất hiếm gặp, tuy nhiên người bệnh cần phải cảnh giác nếu gặp triệu chứng nghiêm trọng sau:

    • Nôn hoặc nôn ra máu, dịch nôn có màu đỏ hoặc màu đen.
    • Phân có máu sẫm màu hoặc phân có màu đen.
    • Bụng đau đột ngột, đôi khi đau nhói dữ dội và không có biểu hiện dừng lại.
    • Người bệnh có cảm giác khó thở, chóng mặt, đầu choáng váng.
    • Sụt cân liên tục không rõ nguyên nhân.
    • Ngất xỉu

    Khi có biểu hiện này, điều cần làm là hãy đến bệnh viện để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời. Bởi, đây có thể là dấu hiệu viêm loét dạ dày xuất huyết.

    4. Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

    Viêm loét dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và một số phương pháp tự nhiên.

    4.1. Điều trị bằng thuốc tây

    Phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm mục đích giảm triệu chứng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:

    4.1.1. Thuốc kháng acid điều trị viêm loét dạ dày

    Các thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dạ dày, từ đó làm giảm triệu chứng đau rát, ợ nóng. Các loại thuốc kháng acid có thể được sử dụng ngay khi có triệu chứng đau hoặc khó chịu. Một số thuốc phổ biến gồm:

    • Tums (Calcium carbonate)
    • Maalox (Magnesium hydroxide và Aluminum hydroxide)

    Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời và không điều trị nguyên nhân bệnh.

    Maalox là thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

    Maalox là thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

    4.1.2. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

    Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp làm giảm sản xuất acid dạ dày. Từ đó giúp chữa lành các vết loét và giảm viêm. PPI là thuốc chủ yếu được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Những loại thuốc này thường được chỉ định:

    • Omeprazole (Losec)
    • Lansoprazole (Prevacid)
    • Pantoprazole (Protonix)

    Việc sử dụng PPI cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian để tránh các tác dụng phụ như loãng xương và viêm nhiễm do giảm acid trong dạ dày.

    4.1.3. Thuốc kháng H2

    Thuốc kháng H2 giúp giảm sự tiết acid trong dạ dày. Mặc dù tác dụng không mạnh mẽ như PPI, nhưng thuốc kháng H2 vẫn có thể hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày nhẹ. Một số thuốc kháng H2 phổ biến gồm:

    • Ranitidine (Zantac)
    • Famotidine (Pepcid)

    Thuốc này thường được dùng cho các trường hợp viêm loét nhẹ hoặc để hỗ trợ trong quá trình điều trị lâu dài.

    4.1.4. Thuốc kháng sinh (Dùng trong trường hợp do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori)

    Viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một nguyên nhân phổ biến gây loét. Để điều trị viêm loét do vi khuẩn này, bác sĩ thường chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế acid. Phác đồ thường bao gồm:

    • Amoxicillin
    • Clarithromycin
    • Metronidazole

    Đây là các loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, ngăn ngừa tình trạng loét tái phát.

    4.1.5. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

    Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt niêm mạc, giảm thiểu tác động của acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét và giảm đau hiệu quả.

    Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm:

    • Sucralfate (Carafate)
    • Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol)

    4.2. Phương pháp phẫu thuật (chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng)

    Một số trường hợp nặng, khi các phương pháp điều trị dược lý không hiệu quả hoặc có biến chứng nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định. Các trường hợp cần phẫu thuật bao gồm:

    • Thủng dạ dày: Khi vết loét thủng vào khoang bụng, gây nguy hiểm tính mạng.
    • Xuất huyết dạ dày nặng: Khi chảy máu không ngừng từ vết loét.
    • Tắc nghẽn dạ dày: Do sẹo xơ hoặc vết loét cản trở dòng chảy của thức ăn.

    Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ phần dạ dày bị tổn thương hoặc thực hiện thủ thuật khác như cắt bỏ mô loét hoặc tạo lối thoát cho thức ăn trong trường hợp có tắc nghẽn.

    4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

    Ngoài thuốc, phẫu thuật, người bệnh cần có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số lời khuyên giúp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt:

    4.3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

    • Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên: Thay vì ăn 3 bữa lớn, bạn nên ăn 5 – 6 bữa/ ngày để dạ dày không phải làm việc quá tải, tránh trào ngược axit.
    • Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Người bệnh nên chọn cơm nát, cháo, soup, thịt gà, cá hấp, đồ luộc… thay vì đồ ăn cứng, khó tiêu.
    • Tăng cường thực phẩm chứa chất xơ: Rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt… giúp cải thiện tiêu hóa, bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên, rau khó tiêu như bắp cải, hành tây.
    • Chọn thực phẩm giàu protein, ít béo: Có thể kể đến thịt nạc, cá, trứng, đậu, sữa… cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây kích thích dạ dày.
    • Tránh thức ăn cay, chua hoặc có tính acid: Những thực phẩm như ớt, cà chua, cam, chanh… làm tăng acid dạ dày gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
    • Không sử dụng đồ uống có cồn và caffeine: Rượu bia, cà phê có thể kích thích dạ dày tiết acid dịch vị, làm nghiêm trọng tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày.

    Người viêm loét dạ dày nên ăn món ăn dễ tiêu hóa như soup

    4.3.2. Thực hiện thói quen sống khoa học

    • Hạn chế stress: Stress là yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm loét dạ dày. Người bệnh nên áp dụng các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, thể dục nhẹ nhàng…
    • Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Một giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể phục hồi, hỗ trợ quá trình chữa lành niêm mạc dạ dày.
    • Tránh nằm sau khi ăn: Điều này làm gia tăng axit dạ dày gây cảm giác khó chịu. Hãy cố gắng đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn mới nằm xuống.
    • Hạn chế thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm khả năng phục hồi niêm mạc dạ dày và tăng khả năng tái phát viêm loét.

    Xem thêm:

    5. Những câu hỏi thường gặp về viêm loét dạ dày

    Khi tìm hiểu về dấu hiệu viêm loét dạ dày, nhiều độc giả băn khoăn và đặt ra thắc mắc:

    5.1. Dấu hiệu viêm loét dạ dày sớm là gì?

    Dấu hiệu viêm loét dạ dày sớm thường gồm cảm giác đau, nóng rát ở vùng bụng trên. Ngoài ra, còn kèm biểu hiện buồn nôn, đôi khi là nôn mửa.

    Triệu chứng đau dạ dày có thể xuất hiện khi đói hoặc ngay cả sau khi ăn. Nếu triệu chứng này kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên thì cần đi khám bác sĩ để tìm ra bệnh và nguyên nhân gây ra.

    5.2. Viêm loét dạ dày có chữa được không?

    Bệnh viêm loét dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Liệu pháp dùng thuốc tây kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp giảm viêm và phục hồi niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày có thể tái đi tái lại gây biến chứng nguy hiểm. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

    5.3. Viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày khác nhau như thế nào?

    Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tổn thương này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc lạm dụng thuốc tây. Từ đó gây ra triệu chứng đau bụng, đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, chảy máu tiêu hóa…

    Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày và các thành phần khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Từ đó, gây cảm giác khó chịu như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn…

    5.4. Dấu hiệu viêm loét dạ dày ở trẻ em là gì?

    Ở trẻ em, dấu hiệu viêm loét dạ dày thường thể hiện qua triệu chứng đau bụng, biếng ăn, nôn hoặc buồn nôn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ gặp phải cảm giác nóng rát dạ dày, thậm chí tiêu chảy. Nếu trẻ có những biểu hiện này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    5.5. Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng?

    Để phòng ngừa nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh, cụ thể:

    • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Tránh các thực phẩm kích thích dạ dày như đồ ăn cay, chua, chứa nhiều acid hoặc thức ăn có nhiều chất béo. Nên ăn các bữa nhỏ, đều đặn và tránh nhịn ăn lâu.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá: Rượu và thuốc lá làm tăng tiết acid dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét.
    • Giảm căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng acid trong dạ dày, gây kích ứng niêm mạc và dễ dẫn đến viêm loét. Thực hành các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
    • Điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan: Các bệnh như viêm dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.
    • Tránh lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs) có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu cần dùng, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ và tránh sử dụng lâu dài mà không có sự giám sát.

    Kết luận

    Như vậy, bài viết đã giới thiệu chi tiết dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp. Nếu xuất hiện các biểu hiện này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Mặc dù viêm loét dạ dày không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị tích cực bệnh có thể tái đi tái lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Để được hỗ trợ tư vấn bệnh viêm loét dạ dày, độc giả có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885.

    Xem thêm: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết trên được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nội dung được nêu trong bài viết phục vụ công tác đào tạo, cập nhật cấp kiến thức CBNV Dược phẩm Tâm Bình

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    205.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    198.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Giải độc gan nên ăn gì, kiêng gì? Top 15 thực phẩm giúp thanh lọc gan 10/09/22
      Gan là cơ quan đảm nhận hơn 500 nhiệm vụ khác nhau, do đó việc giải độc và thanh lọc…
      [Tìm hiểu] top 18 loại trà mát gan được sử dụng phổ biến 21/11/24
      Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, trà mát gan đang là lựa chọn hàng đầu của những người…
      Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? Gợi ý 14 loại Đông – Tây y 27/09/23
      Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì là câu hỏi của anh Đinh Công Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình) gửi tới…
      Làm sao để phân biệt xơ gan còn bù và mất bù? Chuyên gia giải đáp 08/09/22
      Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm ở gan. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn…
      Xem thêm