Theo quy luật tự nhiên, con người càng về già sức khỏe càng suy yếu. Vì vậy, những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể và biện pháp để hạn chế sự lão hóa của cơ thể.
1. Các khái niệm về người cao tuổi
Hiện nay, cụm từ “người cao tuổi” được sử dụng rộng rãi hơn, thay vì khái niệm “người già”. Đây là thuật ngữ mang tính tích cực, thể hiện sự tôn trọng đối với những người đang ở độ tuổi lão hóa. Dưới đây là những định nghĩa khác nhau về người cao tuổi:
- Về mặt pháp luật: Năm 2020, Luật pháp Việt Nam quy định người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên.
- Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là những người ở giai đoạn già hóa, gắn liền với sự suy giảm chức năng của cơ thể.
- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: Người cao tuổi là những người từ 70 tuổi trở lên.
Quy định và quan niệm về độ tuổi người cao tuổi ở mỗi quốc gia có sự khác biệt. Nguyên nhân do điều kiện kinh tế, sinh hoạt khác nhau nên quá trình già hóa cũng khác nhau. Ngoài ra còn có khái niệm tuổi thật và tuổi sinh học. Theo đó, có một số người cơ thể “trẻ” hơn so với tuổi thật và ngược lại.
2. Biến đổi sinh lý ở người cao tuổi – Những biểu hiện cụ thể
Bên cạnh những thay đổi dễ biết nhận về ngoại hình, sự biến đổi sinh lý ở người cao tuổi cũng biểu hiện rõ nét qua những vấn đề cụ thể sau đây:
2.1 Trí nhớ giảm
Do sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, người cao tuổi thường phải đối mặt với tình trạng đãng trí, kém tập trung, hay quên. Cụ thể, sự thay đổi trọng lượng não, số lượng nơron thần kinh, tỷ trọng giữa chất xám và chất trắng… chính là nguyên nhân gây nên những thay đổi về hành vi. Vì thế, nhiều người già bị cho là “lẩm cẩm”, kém minh mẫn, nhớ nhớ quên quên.
2.2 Chậm chạp
Không có gì lạ lẫm khi càng về già, con người càng có xu hướng chậm chạp, khả năng phản xạ kém, giao tiếp cũng trở nên khó khăn hơn so với thời còn trẻ. Khi trao đổi bất kỳ vấn đề gì, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của người già cũng không thể nhanh nhạy như người trẻ. Họ cần có khoảng thời gian nhất định để tư duy và đưa ra ý kiến.
2.3 Miễn dịch giảm sút
Hệ miễn dịch được ví như hàng rào, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. Càng về già, chức năng hệ miễn dịch càng giảm sút. Do đó, họ thường dễ bị mắc bệnh hơn. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus như cảm cúm, lao phổi, viêm phổi…
Hơn nữa, khi mắc bệnh thì khả năng bệnh nặng và kéo dài dai dẳng cũng cao hơn người trẻ. Quá trình phục hồi cũng lâu hơn, dễ để lại di chứng sau mắc bệnh.
2.4 Dễ mắc các bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những vấn đề phổ biến và thường gặp nhất ở người cao tuổi. Một số biến đổi thường gặp nhất là: kích thước tim tăng, chức năng co bóp của tim giảm, xơ cứng van tim, rối loạn điện xung tim, xơ vữa động mạch…
Các bệnh lý tim mạch nếu không có biện pháp kiểm soát, duy trì ổn định có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người cao tuổi. Thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
2.5 Những biến đổi sinh lý ở hệ hô hấp
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến hệ hô hấp gặp phải nhiều biến đổi sinh lý, điển hình là:
- Giảm dung tích sống, phổi giảm độ đàn hồi, giảm chức năng trao đổi khí.
- Giảm khả năng hấp thụ oxy vào máu.
- Giảm số lượng lông mao trên bề mặt đường dẫn khí khiến người già dễ mắc dị vật trong đường thở.
- Giảm phản xạ đường hô hấp dẫn đến tăng nguy cơ nghẹn, tăng khả năng mắc bệnh phổi, bệnh đường hô hấp.
2.6 Hệ tiêu hóa kém
Sự suy giảm chức năng hệ tiêu hóa ở người già cũng là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn do răng yếu, hơi yếu. Các bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm quanh răng, mất răng… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn nhai.
Đặc biệt, quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng giảm ở người cao tuổi do nhu động ruột kém, dịch vị dạ dày tiết không đủ. Hiện tượng táo bón cũng gia tăng ở độ tuổi này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.
2.7 Chức năng gan thận suy yếu
Cùng với sự lão hóa của các cơ quan khác trong cơ thể, gan thận người già đến một độ tuổi nhất định cũng có những biểu hiện suy giảm chức năng rõ rệt. Các biểu hiện thường gặp nhất khi gan thận yếu là:
- Chán ăn, buồn nôn, người uể oải, ớn lạnh
- Tiểu tiện bất thường: tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu có lẫn máu…
- Mẩn ngứa, phát ban
- Đau lưng, mỏi gối
- Hơi thở có mùi…
Gan thận suy yếu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: xương khớp yếu, thiếu máu, tăng kali máu…
2.8 Xương khớp yếu
Loãng xương, giòn xương, thoái hóa xương khớp… thường xảy ra ở những người khoảng 60 tuổi trở lên. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người cao tuổi. Đau xương khớp gây đau đớn, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn, chậm chạp.
Nguy hiểm hơn, xương khớp yếu còn là nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, tàn phế ở người già.
2.9 Chức năng sinh lý suy giảm
Khả năng sinh lý của nam giới phụ thuộc vào nồng độ testosterone trong cơ thể. Từ độ tuổi 30 trở đi, hormone sinh lý này đã bắt đầu có sự sụt giảm, trung bình khoảng từ 1-2% mỗi năm. Bước vào tuổi xế chiều cho đến khi về già, hàm lượng testosterone suy giảm đáng kể. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mãn dục ở nam giới.
Cùng với đó, thể chất kém, các vấn đề bệnh lý cũng khiến cho khả năng tình dục của nam giới giảm sút.
3. Biện pháp làm chậm quá trình biến đổi sinh lý ở người cao tuổi
Biến đổi sinh lý ở người cao tuổi là quá trình tự nhiên và tất yếu. Vì vậy, không ai có thể nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên, nếu có phương pháp duy trì và nâng cao sức khỏe thì vẫn có thể hạn chế và làm chậm quá trình lão hóa.
Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia để người già có được sức khỏe tốt nhất:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Người già nên bổ sung vào thực đơn nhiều hoa quả, chất xơ. Hạn chế thịt động vật, nhất là thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất đường bột.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, kiểm soát cân nặng, tăng cường lưu thông khí huyết.
- Luôn giữ trạng thái tâm lý vui vẻ, lạc quan, không lo âu.
- Bổ sung các loại thực phẩm chức năng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là tăng cường chức năng thận.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần để tầm soát bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Như vậy, những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi không chỉ diễn ra ở một bộ phận, một cơ quan mà là sự lão hóa toàn thể. Người già cần thường xuyên quan tâm đến sức khỏe, đồng thời giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
>>> XEM THÊM:
- Thận yếu – Những dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
- TOP 10 thuốc bổ thận nam, tăng cường sinh lực cho phái mạnh
- 7 sai lầm trong điều trị yếu sinh lý – Nam giới cần biết để tránh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”